Bỏ nút “Shop” để tập trung vào việc sáng tạo nội dung trên trang chủ là bước đi mới nhất của Instagram. Vậy thương hiệu thời trang và mỹ phẩm nên có những thay đổi gì cho phù hợp?
Dưới đây là 10 bài viết tiêu biểu do ban chuyên môn Brands Vietnam gạn lọc để giới thiệu đến bạn đọc. Chúng tôi cho rằng mỗi bài viết đều chứa hàm lượng kiến thức bổ ích và nhiều quan điểm đáng để suy ngẫm trong năm 2022 này.
Theo ghi nhận của Brands Vietnam, Performance Marketing, Digital Marketing, và e-Commerce là những chủ đề có sức hút lớn. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp top 10 bài viết do thành viên chia sẻ có nhiều lượt xem nhất trong năm 2022.
Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á khi đạt 23 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong năm 2022 và đang trên đà đạt 50 tỷ USD vào năm 2025. Đáng chú ý là lĩnh vực mũi nhọn thương mại điện tử đã đóng góp đến 14 tỷ USD cho tổng giá trị hàng hóa của thị trường trong năm qua.
Sự phát triển của thời đại số tạo ra nhiều thách thức cho marketer cũng như nhu cầu tiếp thị mới. Marketer gặp khó khăn khi xác định định hướng phát triển, những mục tiêu, kỹ năng cần thiết để có thể thúc đẩy sự tăng trưởng cho cả doanh nghiệp và toàn ngành Marketing.
Các nền tảng e-Commerce ngày nay đều đầu tư mạnh mẽ vào AI và Big Data, nhằm thiết kế trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Đó là do nhu cầu của người tiêu dùng đối với trải nghiệm mua sắm cá nhân hoá tăng cao.
“Theo Kantar Worldpanel, năm 2021, Việt Nam có lượt mua sắm trực tuyến nhiều hơn 65% so với năm trước, với thương mại điện tử chiếm 6% tổng thị trường FMCG (so với Thái Lan là 4%). Thị trường e-Commerce Việt Nam cũng rất cạnh tranh khi có hàng trăm “tay chơi” trong và ngoài nước không ngừng tạo ra giá trị, với nhiều chiến lược giành thị phần”.
Đã và đang gây bão với tốc độ phát triển, TikTok tiếp tục gây xôn xao dư luận với lần ra mắt tính năng TikTok Shop trong thời gian gần đây. Sự tham gia của TikTok vào thị trường thương mại điện tử có thể tạo nên những khác biệt và thay đổi như thế nào? Cùng Brands Vietnam tìm hiểu qua buổi chia sẻ cùng anh Lucas Phạm – Managing Director tại Mango Digital.
Số thứ hai của series Prediction 2022 giới thiệu 2 xu hướng tiếp theo của báo cáo Marketer’s Tool Kit từ WARC. Marketer’s Toolkit là báo cáo thường niên mà WARC thực hiện nhằm cung cấp insight, xu hướng hỗ trợ marketer lên kế hoạch đối phó với các thách thức của năm.
Những nội dung do thành viên Brands Vietnam chia sẻ là một phần không thể thiếu của chúng tôi. Năm 2021, các bài viết, chủ đề liên quan đến chiến lược, xu hướng, hiểu về người tiêu dùng và giới thiệu các giải pháp chiếm được nhiều sự quan tâm của bạn đọc Brands Vietnam.
Tác động của COVID-19 đang khiến nhiều công ty trong chuỗi cung ứng phải thay đổi, kể cả những khu vực được cho là ít bị ảnh hưởng nhất là nhà máy sản xuất.
Để mở rộng phạm vi tranh luận của một vấn đề phổ biến trong ngành, đó là: “Xây dựng thương hiệu hay tiếp thị hiệu suất?”, Brands Vietnam lược đăng một số quan điểm chuyên gia để marketer có một cái nhìn “tương hợp chứ không loại trừ” của hai trường phái marketing này.
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
Trong phần đầu tiên, Long đã chia sẻ với các bạn tổng quan về ngành bán lẻ, nghề Retail Marketing và có nhắc đến thế “kiềng ba chân” trong tư duy của marketer là Thị trường – Khách hàng – Đối thủ. Điều này cũng phù hợp với triết lý “Retail is Detail” rằng các marketer cần “đo ni đóng giày” trong mọi khía cạnh marketing ở thời đại mới.
Bán lẻ không chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra kiến thức về khái niệm doanh thu, chi phí của các nhà kinh doanh và marketer. Đó còn là một cuộc chơi thực tế đòi hỏi người chơi có sự gan góc và khả năng ứng biến linh hoạt, nhất là khi thị trường đang có những bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số và chịu tác động nặng nề của COVID-19.
Tốc độ tăng trưởng hằng năm hai chữ số của thị trường thương mại điện tử đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao nhận trong lĩnh vực này. Từ năm 2018, đã có nhiều đơn vị tham gia vào thị trường, hình thức nhượng quyền bưu cục cũng bắt đầu nở rộ. Sau 1 năm, mô hình này phát triển mạnh mẽ hơn khi có thêm các đơn vị nước ngoài như J&T Express, BEST Inc.
“Trong vòng 5 năm trở lại đây, ‘cuộc chiến’ tại điểm bán của ngành sữa trở nên khốc liệt hơn cả. Đó là do sự xuất hiện liên tiếp của nhiều nhãn hàng mới được ‘chăm chút’ kỹ lưỡng, độc đáo cả về mặt sản phẩm lẫn phương thức tiếp thị. Hơn cả, kệ ở cửa hàng còn bị ‘chiếm cứ’ bởi những ngành hàng dành cho mẹ và bé khác như tã, bột ăn dặm…”
Trong vòng 20 năm trở lại đây, thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện các kênh phân phối mới, cách thức bán hàng cũng ngày một hiện đại hơn. Kèm theo đó là sự đa dạng trong phân khúc khách hàng và hành vi mua hàng ngày càng phức tạp. Những thay đổi trên đặt ra cho Trade Marketer không ít thách thức.
Nhiều tín hiệu cho thấy thị trường truyền thông, quảng cáo đang dần trở nên sôi động hơn sau chuỗi ngày đối phó với dịch Covid. Nhiều mối quan hệ hợp tác chiến lược về dữ liệu được xác lập, các tập đoàn truyền thông chạy đua giành lấy chiếc bánh e-commerce advertising màu mỡ, Mindshare Việt Nam góp mặt tại giải thưởng quốc tế, iOS 14 vấp phải làn sóng phản đối từ cộng đồng adtech. Cùng nhiều tin tức nổi bật khác trong tháng 9 và 10 đều được tổng hợp trong Agency World #6.
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
Theo bà Nguyễn Thanh Giang, CEO của The Purpose Group (TPG), thương mại điện tử Việt Nam hiện đang trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp đầu tư sớm hưởng lợi nhờ vị thế “người tiên phong”, tuy nhiên về lâu dài, yếu tố này có thể không còn lợi thế.
Theo bà Chi, mô hình cũ AIDA đã không còn đúng trong giai đoạn hiện nay. Quá trình dẫn đến hành vi mua (path to purchase) đã phát triển và trở nên phức tạp hơn nhiều. Tuy nhiên đây cũng là mảnh đất đầy tiềm năng cho các thương hiệu để khai thác. Rất nhiều thương hiệu đã dần nhận ra rằng mặc dù truyền thông theo cách truyền thống là vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, Shopper Marketing chính là mảnh còn thiếu trong bài toán chuyển đổi.
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
Dựa vào cơ sở người dùng Internet lớn, ngày càng phát triển và gắn kết chặt chẽ, Google đo lường được nền kinh tế Internet Đông Nam Á đã đạt 72 tỉ đô la tổng giá trị giao dịch (GMV) trong năm 2018 từ 4 lĩnh vực Du lịch trực tuyến, Thương mại điện tử, Truyền thông trực tuyến và Dịch vụ gọi xe.
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào những kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của những người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
Nếu bạn không nắm được mục tiêu của một công ty sẽ rất khó để bạn biết được các chiến lược và chiến thuật của họ. Càng khó khăn hơn khi phần lớn các công ty, đặc biệt là các công ty có tham vọng lớn thường không có mục tiêu cố định mà sẽ thay đổi tùy vào tốc độ phát triển của họ.
Thương Mại Điện Tử (TMĐT) được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn và tiềm năng nhất khi liên tục có những bước phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua. Các chuyên gia kinh tế dự đoán, năm 2016 sẽ là năm “bùng nổ” của TMĐT Việt Nam với giá trị thị trường dự kiến đạt 1 Tỷ USD.