Savills: Dịch COVID-19 thúc đẩy sự bùng nổ của thương mại điện tử và giao hàng tận nhà

Savills: Dịch COVID-19 thúc đẩy sự bùng nổ của thương mại điện tử và giao hàng tận nhà

Báo cáo của Google Temasek dự đoán mức tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 43% mỗi năm từ 2018 đến mức 15 tỷ USD vào năm 2025.

Báo cáo quý 1/2020 về thị trường bán lẻ của Savills mới đây cho thấy, các tác động xã hội của đại dịch đã thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử.

Báo cáo của Google Temasek dự đoán mức tăng trưởng doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 43% mỗi năm từ 2018 đến mức 15 tỷ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ nhờ 66% dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng internet, 72% có điện thoại thông minh và đáng nói nhất là 35% dân số thuộc thế hệ Millennials.

Thế hệ này có độ tuổi từ 22 đến 37, dễ dàng tiếp cận với các ứng dụng kỹ thuật số và là nhóm có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động mua sắm trực tuyến cũng mua sắm truyền thống tại cửa hàng. Một số ảnh hưởng của COVID-19 và sự tác động của công nghệ làm thay đổi cuộc sống có thể được chứng minh trong thời gian tới.

Theo Savills, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các dịch vụ giao hàng cũng phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này, và nhất là đối với ngành ăn uống, các chủ doanh nghiệp cấp tiến đã chủ động và tăng cường các dịch vụ giao hàng. Các chuỗi siêu thị như Co.opmart và Vinmart cũng đã mở rộng dịch vụ giao hàng tận nhà.

Ảnh minh hoạ

Nói về triển vọng, đại diện đơn vị nghiên cứu này cho rằng, trong 9 tháng tới, 87% nguồn cung mới bán lẻ sẽ tập trung tại khu vực ngoài trung tâm và điều nay có thể dẫn đến giá thuê trung bình giảm. Việc người tiêu dùng phải đối mặt với việc giảm thu nhập và sự không chắc chắn tăng, các chủ đầu tư hiện đang xem xét trì hoãn thời điểm tham gia vào thị trường.

Với kì vọng dịch sớm kiểm soát, tình hình cải thiện trong việc quản trị tài chính, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các chương trình kích cầu chưa từng có làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi nhanh chóng ở Việt Nam. Theo dự báo gần đây nhất của ADB, với mức tăng trưởng 4,8% trong năm 2020, Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng GDP cao nhất châu Á và dự báo đạt 6,8% trong năm 2021.

Một điểm lưu ý tích cực, chi phí thuê giảm sẽ tạo động lực cho ngành. Các nhà bán lẻ hiện hữu sẽ phải đổi mới các chiến lược bán hàng tại cửa hàng và trực tuyến để phù hợp với yêu cầu của thị trường. Các ngành bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch bệnh như ăn uống, phòng tập thể dục và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn những ngành khác khi dịch bệnh kết thúc và người tiêu dùng địa phương sẽ nhanh chóng trở lại nhịp sinh hoạt bình thường sau nhiều tháng bị cách ly xã hội. Các ngành liên quan đến kinh doanh trực tuyến như thời trang có thể phục hồi chậm hơn khi hành vi tiêu dùng thay đổi, từ mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến.

Ảnh minh hoạ

Nói về sự tác động của dịch COVID-19 lên lĩnh vực bán lẻ, Savills Việt Nam chỉ ra, trong quý 1/2020, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 54 tỷ USD và tăng 4,7% theo năm. Không tính yếu tố lạm phát, tăng trưởng thực đạt 1,6%, đây là mức tăng trưởng quý 1 thấp nhất trong suốt 10 năm nay. Doanh thu bán lẻ quý 1 đạt 13 tỷ USD, giảm1% theo năm. Trong quý, mức tăng trưởng giảm dần trong tháng 1 đạt 12% theo năm, tháng 2 đạt 2% và đến tháng 3 thì mức tăng trưởng -11% theo năm.

Doanh thu lưu trú và ăn uống giảm -31% theo năm. Bên cạnh tác động từ Nghị định số 100/2019/ND-CP về lệnh cấm lái xe khi sử dụng các đồ uống có cồn có hiệu lực từ tháng 1/2020, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bị giáng thêm một đòn mạnh hơn từ quy định giãn cách xã hội trong mùa dịch mà gây ra giảm niềm tin của người tiêu dùng.

Phương Nga
Nguồn CafeBiz