Kantar Worldpanel: Doanh thu bán hàng trực tuyến của FMCG trên toàn cầu tăng 26% năm 2016

Tại Hàn Quốc, doanh thu bán hàng trực tuyến đạt mức đáng kinh ngạc – chiếm tới 19,7% thị phần FMCG năm 2016 và trở thành thị trường thương mại điện tử số một trên thế giới.

Chỉ số thương mại điện tử FMCG hàng quý được Kantar Worldpanel công bố cho thấy sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử FMCG trên toàn cầu và tại châu Á. Năm 2016, doanh thu bán hàng trực tuyến của FMCG trên toàn cầu tăng 26%, hiện nay thương mại điện tử đã đóng góp đến 35% cho tăng trưởng của thị trường FMCG toàn cầu.

Doanh thu tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các thị trường thương mại điện tử tiên tiến nhất châu Á, như Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan, thị phần bán hàng trực tuyến tăng lần lượt ở mỗi thị trường từ 14,6%, 4% và 4,5% lên 19,7%, 5,7% và 5,7% trong năm ngoái.

Năm 2016, tăng trưởng FMCG trên kênh thương mại điện tử đạt mức cao nhất ở các thị trường top Châu Á: Trung Quốc (+53%) và Hàn Quốc (+40%).

Bảng 1. Thị phần về giá trị của thương mại điện tử ở mỗi thị trường
(% mua hàng FMCG trên thương mại điện tử so với tổng lượng mua hàng FMCG trên tất cả các kênh)

Bảng 2. Tăng trưởng FMCG trên kênh thương mại điện tử năm 2016 (%).

Kantar Worldpanel xác định ba thị trường thương mại điện tử chính: tiên tiến, trưởng thành và mới nổi. Hàn Quốc dẫn đầu các thị trường tiên tiến với gần 70% dân số mua sắm trực tuyến nhiều hơn một lần mỗi tháng. Trung Quốc Đại Lục và Đài Loan nằm trong nhóm thị trường trưởng thành, nơi mua sắm trực tuyến đạt trên 25% dân số.

Tỷ lệ dân số mua hàng FMCG trực tuyến ít nhất mỗi năm một lần tăng đều trên toàn khu vực.

Bảng 3. Tỷ lệ hộ mua các sản phẩm FMCG trực tuyến ít nhất mỗi năm một lần trong năm 2016.​​​​​​​

Tần suất mua sắm trực tuyến cũng đang gia tăng trên quy mô toàn cầu. Ở Hàn Quốc, người dân mua sắm trực tuyến trung bình 15,2 lần một năm, tăng từ 12,7 trong năm 2015; ở Trung Quốc là 6,1 lần một năm, tăng từ 5 lần trong năm 2015.

Bảng 4. Số lần mua hàng mỗi năm trên mỗi hộ gia đình sử dụng kênh trực tuyến cho các sản phẩm FMCG.​​​​​​​

Trong khi tần suất mua sắm trực tuyến đang gia tăng, chi tiêu trung bình cho mỗi lần mua sắm trực tuyến cũng cao hơn nhiều so với mua hàng truyền thống, con số này là gấp đôi ở thị trường Hàn Quốc và Đài Loan.

Bảng 5. Chi tiêu cho mỗi giao dịch FMCG trực tuyến bằng Đô la Mỹ. Chỉ số cho thấy chi tiêu mua sắm trực tuyến nhiều hơn bao nhiêu lần so với mua sắm truyền thống.​​​​​​​

Marcy Kou, Giám đốc điều hành của Kantar Worldpanel Châu Á: “Châu Á đã và đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử trong thập kỷ qua, với Hàn Quốc là thị trường có thị phần thương mại điện tử lớn nhất thế giới và Trung Quốc là thị trường có lượng mua hàng trực tuyến tăng nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trong khi nhiều thị trường đang phát triển khác trong khu vực vẫn dựa vào thương mại truyền thống và có lượng mua hàng trực tuyến rất thấp, cơ hội nằm ở chỗ các thị trường này có thể sẽ bỏ qua giai đoạn phát triển của kênh thương mại hiện đại và đi thẳng đến phát triển mua hàng trực tuyến luôn”.

David Anjoubault - General Manager, Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn Kantar Worldpanel