Điện thoại đang khiến cả một ngành kinh doanh thay đổi ra sao?

Theo đại diện của Google, chỉ trong tương lai gần, thương mại điện tử Việt Nam sẽ được định hình bằng "mobile-only" (chỉ kinh doanh trên nền tảng di động).

Trong những năm vừa qua, chúng ta đã thấy giới kinh doanh ở Việt Nam nhắc nhiều đến mobile (di động) và các hình kinh doanh trên mobile.

Trong thế giới thương mại điện tử, mobile thực tế đang càng ngày được ưu tiên hơn những kênh bán hàng truyền thống như website bán hàng hay bán hàng trực tiếp. Điều này có thể thấy trong từ “mobile first” (kinh doanh trên nền tảng di động được ưu tiên) trong chiến lược kinh doanh của nhiều công ty.

Mới đây, tại Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam, bà Lê Tú, đại diện đến từ Google đã còn đưa ra một thông điệp mạnh mẽ hơn rằng trong tương lai gần sắp tới đây, sẽ chỉ có duy nhất nền tàng di động là cây hái ra tiền cho các doanh nghiệp thương mại điện tử (thuật ngữ bà Tú sử dụng là mobile-only: kinh doanh chỉ trên nền tảng di động).

Một loạt thống kê cho thấy thương mại điện tử Việt Nam sắp trở thành “mobile-only”

Vị đại diện Google đã dẫn ra một vài thống kê rất quý giá. Theo đó, chỉ tính riêng năm 2016, con số dự tính là đã có tới 49 triệu người dùng internet tại Việt Nam, chiếm hơn 50% tổng dân số.

Trong số 49 triệu người dùng này, có tới 35 triệu người dùng truy cập vào Internet nhờ smartphone. Ấn tượng hơn, rất nhiều người trong số này có lần đầu truy cập internet của mình là thông qua điện thoại

“Điện thoại là thiết bị đầu tiên để vào internet, điều đó có nghĩ là những người dùng này hoàn toàn bỏ qua mọi hành vi truy cập mạng thông qua máy tính mà đi thẳng lên hành vi của những người dùng di động” – bà Tú nhận định.

Số người mua hàng online là 19 triệu. Trong đó, có tới 9 triệu người là sẵn sàng có một ứng dụng mua sắm trong điện thoại của mình để tiện cho việc mua sắm hơn.

Vị đại diện Google kết luận: “Người dùng điện thoại di động hiện đang là lực lượng người mua có giá trị nhất và đông đảo nhất trong thế giới thương mại điện tử Việt Nam”.

Ngay cả với các ông lớn tại Việt Nam, doanh thu từ mobile đã bắt đầu chiếm đa số

Bà Tú đã đưa ra cho người xem chứng kiến thống kê về lượng download các ứng dụng mua sắm của các sàn thương mại điện tử và các nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Theo đó, các ứng dụng của 2 thương hiệu Thế giới di động và Lazada là có lượng download đông đảo nhất. Trong đó, số lượt download ứng dụng của Lazada đã bắt đầu tiệm cận của Thế giới di động.

Số người mua hàng online là 19 triệu. Trong đó, có tới 9 triệu người là sẵn sàng có một ứng dụng mua sắm trong điện thoại của mình để tiện cho việc mua sắm hơn.

Đến đây, bà tiết lộ: “Theo thông tin tôi được biết từ Lazada, một vài gần năm gần đây, doanh số bán được của sàn thương mại điện tử này đến từ ứng dụng điện thoại đã vượt qua cả bản website trên máy tính và website trên điện thoại”.

Mobile-only, app-only là một trào lưu đã phổ biến ở nước ngoài

Ngày nay, trên thế giới là, một số nền thương mại điện tử lân cận Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc hay thậm chí là Singapore đã dần chuyển sang xu hướng mobile-only.

Bà Tú dẫn chứng trường hợp của Alibaba – gã khổng lồ của châu Á - khi mà năm 2016 vừa qua, sàn thương mại điện tử này đã thay thế tất cả các ứng dụng hay nền tảng website trên điện thoại bằng một ứng dụng duy nhất sử dụng công nghệ của Google.

Qua đó, khách hàng của Alibaba có thể có trải nghiệm mua sắm mượt mà hơn chỉ trên một ứng dụng điện thoại. Hơn nữa, chính Alibaba khi bán hàng thông qua ứng dụng này cũng có thể theo dõi hành vi người dùng của một cách sâu sắc hơn.

Một ví dụ khác được kể ra là vào năm 2015 và với Flipkart. Thời điểm đó sàn thương mại điện tử thứ hai châu Á đã làm cả thị trường châu lục bị "shock" khi đã bất ngờ đóng cửa toàn bộ các nền tảng website và chuyển sang hình thức app-only (chỉ bán hàng qua ứng dụng điện thoại di động).

Các động thái kể trên của Alibaba và Flipkart đã cho thấy rằng các gã khổng lỗ thương mại điện tử của châu Á đang tự tin với mô hình buôn bán qua một nền tảng điện thoại di động đến mức nào.

Vượng Lê
Nguồn Trí thức trẻ