Marketer ERA Content Marketing
ERA Content Marketing

CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VÂN TAY

Sprout Social: 4 xu hướng thương mại điện tử hot nhất năm 2022

Mua sắm trực tuyến đã dần trở thành thói quen của nhiều người. Sau đợt giãn cách xã hội do đại dịch COVID-19 vừa qua, thói quen này thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử, doanh thu của ngành dự kiến sẽ đạt 5,02 tỉ USD trong năm 2022.

Công nghệ đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nhiều ngành nghề. Sự ra đời của các phần mềm tiện ích hoạt động trên các nền tảng công nghệ thông minh cũng dần trở nên quen thuộc với cộng đồng. Đối với ngành mua sắm nói riêng, sự xuất hiện của công nghệ giúp việc lựa chọn và đặt mua hàng hoá trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Các sản phẩm công nghệ hiện đại cho phép chạy các ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) một cách mượt mà. Ngày nay, bạn chỉ cần truy cập và với một chạm là đã có thể sở hữu ngay những món đồ yêu thích.

Các nhà nghiên cứu cần phải cập nhật những xu hướng thương mại điện tử mới nhất, tiện ích nhất nhằm nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Social Commerce

Social Commerce là sự kết hợp giữa mạng xã hội và thương mại điện tử. Doanh nghiệp dùng những công cụ của mạng xã hội để cá nhân hoá khách hàng tiềm năng và tạo ra không gian mua sắm tiện ích hơn cho khách hàng.

Việc mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ từ các nền tảng mạng xã hội đã phổ biến từ những năm gần đây. Không chỉ dừng lại ở Facebook, Instagram… các nhà nghiên cứu thương mại điện tử cũng đã sáng tạo và đưa vào hoạt động những nền tảng công nghệ mới. Để thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, các thương hiệu không nên lơ là trong việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội và thương mại điện tử.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Harris Poll, đại diện cho Sprout Socia, 73% doanh nghiệp đã tham gia mua bán sản phẩm thông qua mạng xã hội. Và 79% dự kiến sẽ áp dụng hình thức này trong 3 năm tới.

Vì vậy, doanh nghiệp cần bắt tay vào việc xây dựng content cho mạng xã hội ngay từ bây giờ. Theo một khảo sát gần đây, 55,5% người tiêu dùng trong độ tuổi 18-24 và 48,7% người tiêu dùng ở độ tuổi 25-34 đã có ít nhất một lần mua hàng thông qua mạng xã hội.

Theo một khảo sát gần đây, 55,5% người tiêu dùng trong độ tuổi 18-24 và 48,7% người tiêu dùng ở độ tuổi 25- 34 đã có ít nhất một lần mua hàng thông qua mạng xã hội.

Những thách thức được giải quyết nhờ mạng xã hội

Khi đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm và thương hiệu, người tiêu dùng muốn mua mặt hàng đó chỉ cần một cú nhấp thêm vào giỏ hàng và chọn hình thức thanh toán nhanh chóng.

Ví dụ về thương hiệu thương mại xã hội Eagle Creek

Nhà trang phục du lịch Eagle Creek sử dụng Instagram để mang đến cho người mua hàng trải nghiệm thanh toán trực tiếp trên Instagram.

Bạn có thể khám phá các bộ sưu tập khác nhau của họ, chọn kích cỡ và màu sắc sản phẩm và đặt câu hỏi trực tiếp trên Instagram của họ.

Làm thế nào để bắt đầu trong thương mại xã hội?

Hiện tại, thương mại xã hội đang hoạt động nhiều nhất là Facebook, Instagram, Pinterest, Wechat, YouTube, TikTok… Việc bạn cần làm là xác định đối tượng khách hàng của mình hoạt động nhiều nhất ở nền tảng mạng xã hội nào và bắt đầu triển khai các hình thức quảng cáo. Bằng những xu hướng thương mại điện tử được ưa chuộng, bạn có thể gia tăng đơn hàng một cách nhanh chóng.

Marketer cũng cần theo dõi lượt tương tác và hiệu quả bán hàng trong từng giai đoạn ngắn để đánh giá và đưa ra hướng phát triển hoặc thay đổi kịp thời. Bạn có thể sử dụng tích hợp Sprout với Facebook Shop và Shopify để gắn thẻ sản phẩm trong bài đăng, liên kết sản phẩm trong tin nhắn và theo dõi trạng thái đơn hàng. Việc làm mang tính chất cá nhân hoá tương tác với khách hàng giúp bạn quản lý mọi thứ một cách ngăn nắp và triệt để hơn

Tương tác thực tế ảo (AR)

Tương tác thực tế ảo trong thương mại điện tử cho phép và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm thực tế. Ví dụ như thử các màu son, thay đổi gọng kính hoặc thử đặt những món đồ nội thất khác nhau trong phòng để xem có phù hợp với không gian hay không?…

Xu hướng tương tác thực tế ảo

Snapchat là nền tảng truyền thông xã hội đầu tiên ứng dụng AR. Thông qua đó, người tiêu dùng dễ dàng mua sắm hơn mà không cần đến cửa hàng.

Trong năm 2022, dự kiến mỗi tháng sẽ có đến 101,6 triệu người tiêu dùng sử dụng hình thức này ít nhất một lần trong tháng.

Với sự phát triển của công nghệ AR và xu hướng mua sắm xã hội ngày càng tăng, thương mại AR sẽ tiếp tục phát triển. Vào giữa tháng 7/2021, Snap đã mua lại Vertebrae, một công ty sản xuất hình ảnh 3D của các sản phẩm cho các thương hiệu. Khoản đầu tư này cho thấy các công ty thật sự quan tâm đến sự phát triển trong không gian thương mại AR. Các nền tảng lớn như Facebook và Pinterest đều đã đầu tư vào công nghệ AR của riêng họ để người dùng có thể trải nghiệm mua sắm một chạm dễ dàng.

4 xu hướng thương mại điện tử hot nhất năm 2022

Thương mại điện tử giải quyết những thách thức nào?

“Trải nghiệm trước khi mua” là tiêu chí mà thương mại AR muốn hướng đến. AR giúp các thương hiệu tiếp cận khách hàng ngay cả khi họ không thể trực tiếp đến cửa hàng. Khi đã tận dụng tốt thương mại AR, các doanh nghiệp thậm chí có thể không cần thuê mặt bằng kinh doanh.

AR cung cấp cho người tiêu dùng khả năng làm chủ thời gian mua sắm, cho phép khách hàng xem trước và trải nghiệm sản phẩm trước khi thanh toán. Hình thức thương mại AR giúp khách hàng và nhà cung cấp sản phẩm tiết kiệm được thời gian, hạn chế việc đổi trả hàng do không hài lòng sau khi nhận hàng.

Ví dụ về thương hiệu thương mại AR của Wayfair. Từ năm 2017, Wayfair đã cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng bằng cách nâng cấp các phần mềm tiện ích trên nền ứng dụng iOS của mình. Wayfair mang đến cái nhìn đa chiều hơn trong việc sắp xếp các món đồ nội thất. Chúng có thể xếp chồng lên nhau để tiết kiệm không gian.

Việc đưa ra những gợi ý hữu ích bằng hình ảnh thực tế giúp khách hàng dễ cảm nhận và có sự chắc chắn hơn khi đưa ra lựa chọn đặt hàng.

Cách bắt đầu thương mại AR

Cả Facebook và Instagram đều có sẵn những hiệu ứng mà mọi người có thể dễ dàng sáng tạo. Ví dụ, bạn có thể tạo ra nhiều hiệu ứng bộ lọc hình ảnh đơn giản mà không cần mua hay dùng mã. Phần mềm cũng đưa ra mục hướng dẫn để bạn có thể tham khảo và dễ dàng áp dụng. Bạn hoàn toàn có thể thêm các bộ lọc thú vị vào khuôn mặt của mình khi chụp ảnh hoặc có thể thêm hoặc xoá đối tượng khác vào khung hình.

Mua sắm trực tuyến

Mua sắm trực tuyến là một trình duyệt được phát trực tiếp trên nền tảng mạng xã hội (livestream). Các thương hiệu thường sử dụng mạng xã hội kết hợp với sự xuất hiện của một hoặc nhiều người nổi tiếng. Người có sức ảnh hưởng đến công chúng sẽ phát trực tiếp để nói về sản phẩm, khi người xem tham gia có thể nghe và trao đổi trực tiếp bằng cách bình luận. Người quảng cáo sẽ đọc được và trả lời ngay trong lúc livestream. Hình thức này giúp khách hàng trải nghiệm mua sắm thoải mái hơn.

Xu hướng mua sắm trực tuyến

Mua sắm thương mại điện tử trực tuyến rất phổ biến ở Trung Quốc và đang bắt đầu phát triển ở Mỹ. Vào năm 2020, báo cáo Ngày hội mua sắm toàn cầu 11.11 cho thấy doanh số bán hàng trực tiếp đạt 6 tỉ USD, gấp đôi doanh số bán hàng sự kiện năm trước. Nghiên cứu dự đoán rằng vào năm 2022, thương mại trực tuyến ở Trung Quốc sẽ đạt 446 tỉ USD, chiếm 15% tổng doanh số bán hàng trực tuyến.

Mua sắm trực tuyến giải quyết được những vấn đề gì?

Khi người tiêu dùng không thể đến cửa hàng hoặc không có cửa hàng nào gần nơi họ sinh sống. Livestream mua sắm sẽ là giải pháp hiệu quả. Một buổi livestream cho phép người mua đặt những câu hỏi về sản phẩm trước khi đặt hàng. Chính vì vậy, sự tương tác giữa người mua và người chịu trách nhiệm quảng bá rất quan trọng. Thay vì đối thoại trực tiếp với nhân viên tại cửa hàng, thông qua livestream, người phát trực tuyến thực hiện việc giải đáp mọi thắc mắc ở vị trí như một nhân viên tư vấn bán hàng.

Việc tư vấn bán hàng đôi khi gặp phải những sự cố về đường truyền hoặc bỏ sót phản hồi của khách hàng. Vì vậy, trước buổi livestream, thương hiệu cần đảm bảo nền tảng mạng xã hội diễn biến mượt mà nhất. Người quảng cáo sản phẩm cần nhanh nhẹn, có sự chuẩn bị content quảng cáo và có thái độ thân thiện mang đến cảm giác thân mật, vui vẻ cho khách hàng.

Cách bắt đầu thương mại điện tử phát trực tiếp

Không chỉ có thể phát trực tiếp trên Facebook, việc mua sắm trực tuyến thông qua livestream đã được các nền tảng khác như Instagram, TikTok, Pinterest… đưa vào sử dụng nhằm tạo cho khách hàng nhiều kênh mua sắm hơn.

Chỉ cần một chiếc smartphone trong tay, bạn đã có thể mua sắm thoả thích mà không cần di chuyển.

Các nền tảng thương mại điện tử khác như Amazon cũng đang tham gia vào hành động này. Dự kiến, các nền tảng bổ sung sẽ cung cấp dịch vụ mua sắm trực tiếp trong tương lai gần.

Conversational Commerce

Conversational Commerce là việc bán hàng thông qua nền tảng trò chuyện hoặc nhắn tin. Việc này diễn ra giống như bạn đang trò chuyện với nhân viên tư vấn bán hàng thông qua mạng xã hội. Bạn đưa ra câu hỏi về sản phẩm cần mua, thương hiệu sẽ trả lời và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình mua hàng của bạn được diễn ra nhanh chóng và tối ưu nhất. Thương mại đối thoại cho phép thương hiệu trò chuyện và tương tác với nhiều khách hàng cùng lúc.

Tiên tiến hơn một cuộc trò chuyện thông qua tin nhắn. Nhiều thương hiệu cũng đã cập nhật và sử dụng giọng nói trong quá trình mua sắm.

Ví dụ về thương hiệu Conversational Commerce của Gymshark

Xu hướng Conversational Commerce

Theo một nghiên cứu về trò chuyện trực tiếp, có 41% người tiêu dùng thích sử dụng trò chuyện trực tiếp như một kênh hỗ trợ. Và có 52% người dùng có khả năng sẽ trung thành với dịch vụ này. 40% khách hàng không quan trọng việc câu trả lời mình nhận được là do con người hay bot phản hồi. Điều khách hàng quan tâm là tính xác thực của câu trả lời mà mình nhận được.

Conversational Commerce giải quyết được những thách thức nào?

Conversational Commerce giúp thương hiệu luôn ở trạng thái hoạt động. Với sự trợ giúp của một chatbot, thương hiệu có thể định tuyến câu hỏi đến khách hàng và luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng của mình bằng các câu trả lời chuẩn xác về sản phẩm.

Công ty quần áo thể thao Gymshark sử dụng bot Messenger giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra trạng thái đơn hàng của họ, báo cáo sự cố và tiến hành trả hàng. Việc thiết lập các tình huống phổ biến này trong bot giúp giải phóng thời gian cho nhóm hỗ trợ đối với các vấn đề chi tiết hơn của khách hàng.

Làm thế nào để bắt đầu Conversational Commerce?

Conversational Commerce đi cùng chiến lược quản lý phương tiện truyền thông. Hãy đưa nền tảng mạng xã hội của bạn đến gần hơn với khách hàng, từ đó thực hiện sự tương tác thân thiện nhằm để lại ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng. Tổng hợp và tích luỹ các câu hỏi cũng như nhu cầu của khách hàng để dần cá nhân hoá các cuộc trò chuyện trong tương lai.

Bắt nhịp xu hướng thương mại điện tử năm 2022 giúp bạn mang đến sự phát triển cho thương hiệu, cũng như đảm bảo quá trình mua sắm của khách hàng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi trong điều kiện di chuyển bị hạn chế. Social Commerce, mua sắm trực tiếp, tương tác thực tế ảo AR và Conversational Commerce đều là những xu hướng thương mại điện tử mang lại lợi ích song phương cho cả công ty và khách hàng.

* Nguồn: Sprout Social