TikTok: Shoppertainment 2024

Tài liệu thuộc bản quyền của TikTok. Bạn sẽ được chuyển đến trang gốc của TikTok để tải về.

“Shoppertainment 2024: Tương lai của tiêu dùng và thương mại” là báo cáo do Accenture và TikTok phối hợp thực hiện. Nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung là nhân tố nòng cốt của hoạt động Shoppertainment, từ bước khám phá cho đến mua hàng. Việc mở một cửa hàng trên nền tảng hướng đến nội dung và đưa ra mức giá cạnh tranh là chưa đủ, thương hiệu cần khai thác nội dung để phát triển bền vững.

Phương pháp nghiên cứu

Nội dung của báo cáo là kết quả của quá trình phỏng vấn nhóm (focus group, n=23) và khảo sát trực tuyến với sự tham gia của 765 người tiêu dùng tại 5 thị trường thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gồm Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Một số thông tin nổi bật rút ra từ báo cáo

Các xu hướng chuyển dịch chính về mong muốn của người tiêu dùng

  • 79% người tiêu dùng lấy cảm hứng mua hàng từ nội dung thể hiện giá trị sản phẩm, thay vì từ chính sách giảm giá.
  • 81% người tiêu dùng kỳ vọng các nền tảng nội dung cung cấp thông tin toàn diện về thương hiệu và sản phẩm để hỗ trợ họ mua sắm dễ dàng hơn.
  • 73% người tiêu dùng kết nối thông qua các phương thức “linh hoạt” như hashtag, bình luận, story, nội dung phiên live…

Cơ hội của thương hiệu

  • Tạo nội dung chú trọng vào giá trị, với số lượng lớn và sự đa dạng, nhằm thúc đẩy người tiêu dùng tự tin quyết định mua sắm, tăng số lượng mua hàng và quy mô giỏ hàng.
  • Hỗ trợ hoạt động mua hàng theo mục đích bằng cách xây dựng nội dung khả thi và giúp người tiêu dùng thuận tiện hơn khi tìm kiếm và mua hàng trên các kênh ứng dụng, thị trường hoặc D2C.
  • Giảm bớt rào cản đồng sáng tạo thông qua cộng đồng sáng tạo nội dung để tăng cường mức độ yêu thích thương hiệu và thúc đẩy khả năng xây dựng thương hiệu tự nhiên.

Kiểu hình thái thị trường

Trong hoạt động Shoppertainment, các thương hiệu thường phân loại thị trường dựa trên những yếu tố như mức độ trưởng thành của thị trường hoặc sự khác biệt trong khu vực.

Thông thường, thị trường Đông Nam Á được nhận định khác với Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố bất ngờ. Mặc dù khách hàng vẫn giữ nguyên sở thích khám phá, tìm kiếm và mua hàng, đồng thời, sức ảnh hưởng của cộng đồng vẫn không đổi, nhưng nội dung thúc đẩy ý định mua hàng lại đổi khác.

Ví dụ, ở Indonesia và Nhật Bản, chương trình giảm giá và thông tin sản phẩm có tác động lớn. Ngược lại, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam lại khá giống nhau khi đề xuất của nhà sáng tạo và những người dùng khác trên nền tảng lại đóng vai trò quan trọng hơn.