Marketer Bạch Hạnh
Bạch Hạnh

Content Executive @ Brands Vietnam

Verizon Media APAC: 2021 là năm của adtech, omnichannel, TMĐT, quyền riêng tư và 5G

Đại dịch đã góp phần chuyển hoá nhiều doanh nghiệp đi theo hướng kỹ thuật số và yêu cầu thương mại điện tử phải triển khai nhiều hoạt động omnichannel hơn để tiếp cận người dùng mục tiêu. Trong khi đó, 5G sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn để tạo ra trải nghiệm cá nhân hoá hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Bài viết dựa trên quan điểm của ông Rico Chan, Co-Head, Verizon Media APAC.

Ngay cả khi những thách thức của đại dịch vẫn đang tồn tại, năm 2021 vẫn mang đến những cơ hội mới cho nhiều thương hiệu, từ việc chuyển đổi số để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mới, cho đến áp dụng nhiều loại công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh. Nhưng giai đoạn “bình thường mới” này lại đòi hỏi sự linh hoạt và đổi mới từ phía marketer và doanh nghiệp để tạo ra những thay đổi đáng kể cho năm 2021.

Adtech lên ngôi

Kể từ khi đại dịch diễn ra, công nghệ quảng cáo (adtech) trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Các nhà quảng cáo (advertisers) và nhà xuất bản (publishers) đang tìm mọi cách tương tác với người tiêu dùng của họ nhiều hơn thông qua các điểm chạm kỹ thuật số.

Khi các nền kinh tế Đông Nam Á mở cửa trở lại, doanh nghiệp sẽ thấy cơ hội phát triển của digital ngày càng lớn. Với sự phát triển đó, mua hàng đa kênh hay quảng cáo số ngoài trời sẽ dần trở nên phổ biến hơn trong đời sống người dân... Đặc biệt, thương mại điện tử sẽ là ngôi sao sáng trong bối cảnh thương mại khu vực đang bị hạn chế bởi giãn cách xã hội.

Lĩnh vực omnichannel sẽ trở thành một lĩnh vực mà doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư

Với số lượng người tiêu dùng số trong khu vực ngày càng tăng cao, omnichannel sẽ là lĩnh vực mà doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư. Các nhà quảng cáo và marketer cần phải đào sâu hơn nữa vào tương tác của người dùng trên nhiều kênh, triển khai nhiều loại định dạng quảng cáo mới như: VR, AR, audio... để phù hợp với xu thế này. Và các nền tảng công nghệ quảng cáo (adtech platform) sẽ giúp marketer dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch, tiến hành đặt mua và quản lý mạng lưới inventory quảng cáo một cách liền mạch.

Chiến lược mới về quyền riêng tư

Với yêu cầu ngày càng khắt khe về việc đảm bảo quyền riêng tư của người dùng cùng với mối quan tâm về dữ liệu và an ninh mạng toàn cầu ngày càng tăng, nhiều thương hiệu đang vật lộn với việc tìm ra cách thu hút khán giả mục tiêu hiệu quả và ý nghĩa hơn trong thế giới hậu cookie.

Trong bối cảnh đó, các marketer và publisher cần phải tìm ra nhiều cách mới để vượt qua vấn đề định danh người dùng, trong khi vẫn tôn trọng quyền riêng tư và duy trì trải nghiệm tích cực của họ. Câu hỏi đặt ra trong năm 2021 là, 'Liệu loại cookie nào sẽ giành được thành công trong năm 2021?''. Có lẽ là: email người dùng – một nguồn dữ liệu truyền thống.

Các marketer và publisher cần phải tìm ra nhiều cách để vượt qua vấn đề định danh người dùng, trong khi vẫn tôn trọng quyền riêng tư và duy trì trải nghiệm tích cực của họ

Chìa khoá của vấn đề về quyền riêng tư vẫn là dữ liệu bên thứ nhất (first-party data). Nhiều tay chơi trong ngành đang tìm cách định danh người dùng từ nhiều nguồn dữ liệu như owned, consent-based, cross-channel, first-party data để nhắm mục tiêu chính xác hơn. Các doanh nghiệp và thương hiệu cũng sẽ thấy nhiều mối quan hệ đối tác mới được thiết lập trong toàn ngành nhằm đảm bảo việc định danh dữ liệu không cookie trong khi vẫn bảo vệ sự riêng tư của người dùng. Năm 2021, các giải pháp định danh mới sẽ được đưa vào thử nghiệm.

Củng cố trải nghiệm người dùng trên kênh thương mại điện tử

2020 là năm ngành thương mại điện tử Đông Nam Á lập được nhiều kỉ lục về doanh số bán hàng. Theo số liệu của Statista, giá trị thị trường thương mại điện tử năm 2021 khu vực ĐNA được dự đoán sẽ chạm mốc 67 tỷ USD với khoảng 330 triệu shopper – và đây mới chỉ là một nửa dân số trong khu vực. Đại dịch cũng mở ra nhiều cơ hội chuyển đổi qua môi trường trực tuyến cho các kênh truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hoá, đại lý bán lẻ, làm tăng thêm sự đa dạng của trải nghiệm thương mại điện tử.

Thương hiệu phải gia tăng chất lượng của trải nghiệm người dùng trên cả môi trường vật lý lẫn kỹ thuật số.

Điều này đòi hỏi thương hiệu phải gia tăng chất lượng của trải nghiệm người dùng trên cả môi trường vật lý lẫn kỹ thuật số. Ông Rico Chan dự đoán rằng khi thương mại kết hợp với công nghệ AR, cũng như các hình thức video tăng trải nghiệm và tương tác sẽ có được hiệu quả nhất định, chẳng hạn như nên mở rộng hơn nữa hình thức livestream trên mạng xã hội. Ngoài ra, những cửa hàng trực tuyến sẽ đổi mới hình ảnh của mình bằng việc tạo ra nhiều trải nghiệm cá nhân hoá, nhưng vẫn đảm bảo mức giá tốt nhất trong thời gian thực cho người mua hàng. Sự chuyển đổi mô hình hoạt động từ cloud sang CDN sẽ làm cho những sáng kiến trên trở thành hiện thực, đặc biệt là với hình thức video trải nghiệm.

Sự phát triển mạnh mẽ của 5G

Năm 2021 sẽ là năm mà 5G thực sự đạt tốc độ phát triển tối đa – không chỉ ở Singapore, mà còn là những quốc gia như Philippines, Việt Nam, Lào, Cambodia.

Sự xuất hiện của 5G và các thiết bị hỗ trợ 5G đã tạo tiền đề cho hàng loạt trải nghiệm thực tế ảo, cá nhân hoá ra đời. Khi những công nghệ như AR ngày càng trở nên phổ biến, ông Rico Chan kỳ vọng ĐNA sẽ chứng kiến một sự đột phá lớn trong mọi khía cạnh – từ giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, giải trí và thương mại điện tử...

2021 được dự đoán sẽ là năm của những trải nghiệm sống động hơn: Trực quan hoá các sự kiện trực tiếp như thể thao, âm nhạc... trên mọi kênh số.

Nếu nhiều markter đang tự hỏi những điều trên sẽ hoạt động ra sao, thì hãy xem Covid-19 là phiên bản thử nghiệm đầu tiên. Chẳng hạn, công nghệ AR và VR đang được ứng dụng để thu hẹp khoảng cách vật lý và kỹ thuật số trong các buổi hoà nhạc, hay mua sắm trực tuyến trên kênh bán lẻ... Nhiều hoạt động khác của con người sẽ được trực quan hoá trên môi trường số như sự kiện thể thao, âm nhạc... bởi rào cản đại dịch.

Trong khi đó, với bán lẻ, công nghệ AR sẽ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn để nâng cao trải nghiệm mua sắm không tiếp xúc, cho phép người tiêu dùng thử nghiệm sản phẩm tại cửa hàng vật lý trước khi mua trực tuyến. Các hoạt động trải nghiệm in-store cũng có thể được nâng cao với công nghệ 5G. Theo đó, nhiều bức gương “kỹ thuật số” được lắp đặt tại các cửa hàng bán lẻ để người dùng có thể trực tiếp trải nghiệm, tìm kiếm sản phẩm mà không cần đến sự hỗ trợ của quá nhiều nhân viên như trước đây. Có thể bắt gặp những sáng kiến này tại các cửa hàng thời trang trên đường Orchard Road, tỉnh Bali, Indonesia.

5G cũng sẽ cung sẽ cung cấp cho marketer nhiều hoạt động trải nghiệm cá nhân hoá trên nền tảng dữ liệu đám mây. Các cửa hàng pop-up sẽ mang đến nhiều tiện ích cho người dùng hơn từ việc thanh toán trực tuyến cho đến trải nghiệm thực tế ảo tại cửa hàng. Quy trình xử lý dữ liệu trong thời gian thực cũng cho phép thương hiệu trích xuất các insight người dùng trong thời gian nhanh chóng để tăng cường hiệu quả của hoạt động marketing, dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao trải nghiệm mua sắm...

Có thể nói, năm 2020 cho thấy tầm quan trọng của từ khoá: Thích ứng. Nhiều doanh nghiệp đã phản ứng nhanh chóng với sự chao đảo của thị trường và sự thay đổi của người tiêu dùng. Trong năm 2021, thương hiệu cần phải đầu tư mạnh hơn nữa vào kỹ thuật số, công nghệ để định hình tương lai cho chính mình.

Theo Hạnh Bạch / Brands Vietnam
* Nguồn: Campaign Asia