16 xu hướng E-commerce năm 2024

Ngành E-commerce đang thay đổi một cách nhanh chóng. Doanh số bán lẻ trực tuyến đã tăng 32% trong quý I/2021 do hệ quả của đại dịch. Các chuyên gia dự đoán rằng ngành E-commerce trong 18 tháng qua đã tăng trưởng nhiều hơn so với 10 năm qua.

Các thị trường, các kênh marketing và những native app sắp ra mắt đang dần đổi mới hành trình của người mua. Và nếu các thương hiệu không dẫn đầu xu hướng, họ sẽ bỏ lỡ rất nhiều tiền hoặc tệ hơn là trở nên lỗi thời. Trong bài viết này, hãy cùng tham khảo các xu hướng E-commerce quan trọng nhất cần thực hiện cho cửa hàng kinh doanh trực tuyến trong năm 2024 nhé!

Tại sao xu hướng E-commerce lại quan trọng đến vậy?

Mỗi kênh marketing mới ra mắt nhanh chóng đều sẽ trở thành phương án tiết kiệm nhất để các thương hiệu tiếp cận người dùng một cách tự nhiên và thông qua quảng cáo. Dần dần, khi nhiều thương hiệu và nhà quảng cáo bắt kịp xu hướng mới, chi phí trên các kênh này sẽ trở nên đắt đỏ hơn và các kênh marketing khác tiếp tục được mở ra.

Mỗi cửa hàng E-commerce cần học hỏi từ các xu hướng trong lịch sử E-commerce và tìm sự cân bằng giữa việc tối ưu hóa các kênh hiện có và thử nghiệm các kênh mới. Ví dụ, quảng cáo trên Facebook có chi phí khá dễ chịu trong khoảng thời gian trước, và trong 2-3 năm qua, mức phí đã trở nên đắt hơn nhiều, đặc biệt đối với các thương hiệu có giá trị đơn hàng trung bình nhỏ (AOV). Mặt khác, quảng cáo TikTok vẫn có giá khoảng 20 nghìn USD cho mỗi chiến dịch và theo thời gian, mức giá sẽ giảm dần và nhiều thương hiệu sẽ tận dụng lợi thế này.

Theo thời gian, các nền tảng mới có thể tạo ra cách tiếp cận mới để cải thiện hành trình của khách hàng hoặc tạo ra các điểm tiếp xúc mới trong hành trình đó. Điều đó mở ra cơ hội mới cho các thương hiệu tạo nội dung, quảng cáo và thu hút người dùng mới. Khi các phương tiện truyền thông mới xuất hiện và thói quen mua sắm của người tiêu dùng thay đổi, thương hiệu nào đổi mới sẽ giành chiến thắng, và những “người chơi” khác sẽ trở nên lỗi thời nếu không bắt kịp xu hướng.

Ngành E-commerce đang thay đổi một cách nhanh chóng.

Xu hướng E-commerce nổi trội trong năm 2024

1. Tìm kiếm bằng giọng nói giúp mua sắm trực tuyến thuận tiện hơn

Google đã thống trị digital marketing vào đầu những năm 2000 vì đây là phương pháp phổ biến nhất để tìm kiếm sản phẩm. Giờ đây, chúng ta có hàng trăm ứng dụng và thị trường E-commerce, và cách người dùng tìm kiếm sản phẩm cũng thay đổi.

Hơn 50% lưu lượng truy cập E-commerce đến từ thiết bị di động và cách thuận tiện nhất để mua sắm trên thiết bị di động là thông qua tìm kiếm bằng giọng nói. Xu hướng này đang lan rộng tựa như cháy rừng. 51% người mua hàng trực tuyến ở Hoa Kỳ sử dụng hỗ trợ giọng nói để tìm sản phẩm phù hợp. Giống như tất cả các hình thức truyền thông khác, quảng cáo là một phần quan trọng của tìm kiếm bằng giọng nói, với 38% người tiêu dùng thấy quảng cáo bằng giọng nói ít xâm phạm và hấp dẫn hơn quảng cáo video.

2. AI giúp cửa hàng thu thập dữ liệu và tự động hóa hoạt động marketing

Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning giúp các cửa hàng E-commerce có thể cá nhân hóa và tự động hóa rất nhiều trải nghiệm của khách hàng. AI liên tục thu thập thông tin về thói quen sử dụng, cách người dùng mua sắm, những mặt hàng họ lựa chọn, những trang họ thường xuyên truy cập, những email họ thường xuyên mở...

Các thương hiệu E-commerce có thể sử dụng nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) để lưu trữ tất cả thông tin đó và sử dụng nó trong các chiến dịch marketing qua email của họ. Có những công cụ CRO sử dụng AI để lưu trữ dữ liệu về từng người dùng và hiển thị nội dung động nhằm nỗ lực tối đa hóa chuyển đổi.

3. Đổi mới thị trường và tiếp cận đa kênh

Thị trường đã thay đổi hoàn toàn ngành E-commerce. Ban đầu, những nền tảng như Amazon và eBay ra mắt và cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số thuần túy cho người mua hàng. Giờ đây, các thị trường đang thu hẹp khoảng cách giữa vật lý và kỹ thuật số.

Ví dụ như shop app của Shopify, một ứng dụng nền tảng gốc giúp khách hàng trực tuyến tìm thấy các cửa hàng địa phương chạy trên Shopify. Người bán có thể bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua việc nhận hàng tại cửa hàng hoặc lề đường. Shopify hiện đã là nền tảng E-commerce lớn nhất đã và đang thu hẹp khoảng cách giữa doanh số bán lẻ thực tế và E-commerce một cách tuyệt vời. Một ưu điểm khác của thị trường là họ cung cấp dịch vụ marketing.

Ví dụ, Etsy và Bonanza chạy chiến dịch quảng cáo cho chủ cửa hàng. Shopify có hàng trăm plugin gốc tích hợp với nhiều thị trường để giúp toàn bộ quá trình bán hàng trên đó gần như liền mạch. Họ cũng có sẵn một mạng lưới các nhà marketing Shopify để giúp người bán phát triển cửa hàng của mình.

4. Mua sắm ảo (AR/VR)

Một trong những thách thức lớn khi mua sản phẩm trực tuyến là người mua không thể thử chúng. Chính vì thế, thực tế tăng cường (AR) sẽ giúp người tiêu dùng có trải nghiệm sản phẩm ảo. AR đặc biệt phổ biến đối với các thương hiệu thời trang, làm đẹp và trang trí nhà cửa. Người tiêu dùng muốn xem đồ nội thất trông như thế nào trong không gian của họ trước khi họ mua hàng.

Vào năm 2020, 600 triệu người tiêu dùng đã sử dụng AR trên thiết bị di động của họ và tổng chi tiêu quảng cáo cho AR đạt khoảng 2,4 tỷ USD vào năm 2022.

5. Cá nhân hóa tại chỗ tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa

Các trang web E-commerce cung cấp trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa sẽ tăng doanh thu 25%. Một trong những yếu tố lớn nhất giúp người mua hàng chuyển đổi là sự tin tưởng. Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể cá nhân hóa xây dựng niềm tin đó bằng cách hiển thị các sản phẩm mà người dùng đã xem, nhấp vào và tương tác trước đó, cũng như lưu trữ đầy đủ lịch sử mua hàng và những thay đổi dựa trên dữ liệu của người dùng.

Ví dụ, ConvertCart thu thập tất cả dữ liệu đa kênh có thể có về người dùng, sau đó hiển thị các yếu tố và sản phẩm mà người dùng có nhiều khả năng tương tác nhất dựa trên dữ liệu. Các cửa hàng E-commerce cũng có thể hiển thị đồng hồ đếm ngược, cửa sổ bật lên dựa trên vị trí hoặc nguồn của khách truy cập...

6. Big Data mở ra những khả năng mới

Big Data mở ra nhiều khả năng mới cho các cửa hàng E-commerce. Công nghệ này kết hợp dữ liệu lấy từ các nền tảng E-commerce, social media và doanh số bán hàng truyền thống để tạo ra trải nghiệm đa kênh được tối ưu hóa cho người mua hàng.

Các thương hiệu đang sử dụng Big Data để tối ưu hóa giá cả trên tất cả các kênh marketing, bao gồm các thị trường như Amazon, dự báo nhu cầu và nghiên cứu sản phẩm. Big Data được sử dụng để ghi lại chính xác toàn bộ hành trình của khách hàng, xây dựng hồ sơ khách hàng, cá nhân hóa hoạt động giao tiếp và marketing của khách hàng trên trang web cũng như các thị trường của bên thứ ba.

7. Social Commerce đang gia tăng

Social media đang dần chuyển đổi thành social commerce, nơi đa dạng các nhóm Influencer quảng bá sản phẩm tới người dùng của họ. 60% người dùng Instagram cho biết họ sử dụng nền tảng này để tìm sản phẩm mới. Trong khi đó, 84% người mua hàng xem xét ít nhất một trang mạng xã hội trước khi mua hàng.

8. Mua trước, trả sau

Mua hàng bằng tín dụng và chia việc mua hàng thành các khoản thanh toán đã trở thành tiêu chuẩn trong thế giới E-commerce. Các công ty như Klarna và Afterpay cung cấp cho người tiêu dùng mô hình “Buy now, pay later” giúp giảm đáng kể các trở ngại về chi phí và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Họ cũng kết nối thương hiệu với người mua hàng thông qua các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt.

9. Livestream đang dần trở nên phổ biến

Video marketing đã có những hình thức mới. Các nền tảng như Vine và TikTok đã mở đường cho sự bùng nổ của video ngắn. Hầu hết các thị trường đều đưa video vào hoạt động marketing của họ. Sau đó, các video có thể chuyển tải xuất hiện trên Instagram, cùng với Reels và IGTV.

Xu hướng mới nhất trong tiếp thị video là livestream. Các nền tảng như ShopShops, Whatnot và TalkShopLive đang kết nối thương hiệu với những người có ảnh hưởng thông qua các livestreaming. Xu hướng này cung cấp trải nghiệm tương tác nhiều hơn cho người dùng và mang lại tiềm năng lớn cho hoạt động Influencer Marketing.

10. Influencer và UGC tăng cường quảng cáo

Các doanh nghiệp E-commerce từng phải thuê người mẫu và thực hiện những buổi chụp ảnh đắt tiền để có được nội dung sáng tạo cho quảng cáo của mình. Giờ đây, họ đã có một cách dễ dàng hơn nhiều – sử dụng những Influencer và người dùng thực tế để tạo nội dung.

Những Influencer có mạng lưới quan trọng trên mạng xã hội và có tác động lớn hơn nhiều so với branded content thông thường. Ngoài ra, UGC, nội dung do người dùng tạo dưới dạng hình ảnh hoặc video, cũng là một cách tiếp thị hấp dẫn. Bằng chứng là thế hệ Millennials tin tưởng UGC hơn 50% so với nội dung gốc do thương hiệu tạo ra. Quảng cáo UGC có tỷ lệ nhấp cao hơn gấp 4 lần với CPC giảm 50% so với quảng cáo thông thường. Các chiến dịch xã hội cũng có mức độ tương tác cao hơn 50% khi sử dụng UGC.

11. Chương trình khách hàng thân thiết, giới thiệu và ưu đãi tại cửa hàng

Với những thay đổi gần đây của luật bảo mật mới, các thương hiệu sẽ khó nhắm mục tiêu lại khách truy cập trực tuyến. Và nếu không nhắm mục tiêu lại, các thương hiệu sẽ phải tìm nơi khác để xây dựng những mối quan hệ khách hàng đó. Đó là lý do tại sao các công ty E-commerce đang đầu tư nhiều hơn vào việc làm hài lòng khách hàng hiện tại của họ thông qua các chương trình giới thiệu và khách hàng thân thiết. Điều này giúp tăng số lần mua hàng lặp lại, tăng giá trị vòng đời của khách hàng (CLV) và tăng doanh số bán hàng mà không cần phải dựa vào dữ liệu của bên thứ ba.

12. Marketing đa kênh sẽ là chìa khóa thành công của thương hiệu

Dữ liệu của bên thứ nhất cho phép các thương hiệu E-commerce nhắm mục tiêu lại người dùng của họ trên nhiều kênh một cách hiệu quả. Ví dụ, các thương hiệu có cửa hàng truyền thống có thể đưa ra các ưu đãi tại cửa hàng để thu hút khách hàng trực tuyến mua hàng tại địa điểm địa phương. Hoặc họ có thể gửi khuyến mãi trực tuyến tới khách hàng dựa trên hành vi mua sắm của họ bên trong cửa hàng thực tế.

Chìa khóa cho một chiến dịch đa kênh thành công là phân bổ chính xác. Điều quan trọng là phải xem toàn bộ bức tranh và tất cả các điểm chạm khác nhau trong hành trình của khách hàng chứ không chỉ nhìn vào phân bổ lượt nhấp cuối cùng. Trọng tâm là tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người mua hàng bằng cách sử dụng đa kênh.

13. Các chương trình thành viên và định giá dựa trên đăng ký

Sản phẩm đăng ký trở thành điểm đặc biệt quan trọng của mọi doanh nghiệp. Chúng không chỉ mang lại nguồn doanh thu ổn định và dễ dự đoán, mà còn thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng. Đối với người tiêu dùng, điều này có thể mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm lớn.

Tuy nhiên, rất khó để một doanh nghiệp E-commerce dựa trên đăng ký để đạt được lợi nhuận như BirchBox. Đó là lý do tại sao các thương hiệu đang tung ra các sản phẩm đăng ký độc lập, như gói đăng ký cho người mới của Gillette, giúp cải thiện tỷ lệ giữ chân và CLV. Hay Native, một thương hiệu chăm sóc da, cung cấp mọi sản phẩm dưới dạng mua một lần và đăng ký.

Hình thức định giá dựa trên đăng ký khác là chương trình thành viên, cung cấp cho người tiêu dùng quyền truy cập độc quyền vào các đợt ra mắt sản phẩm mới hoặc giảm giá cho các sản phẩm hiện có. Các mô hình đăng ký kết hợp này là cách để các thương hiệu E-commerce tận dụng lợi ích, đồng thời giảm thiểu rủi ro liên quan.

14. Tính bền vững của thương hiệu

Tính bền vững và chủ nghĩa tiêu dùng xanh đang gia tăng. Các nghiên cứu cho thấy 66% người tiêu dùng toàn cầu sẽ trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm bền vững. Tái sử dụng xe đạp hoặc bán quần áo đã qua sử dụng đang mở ra những cơ hội mới.

Các thương hiệu như Timberland, Patagonia, Nike và Lululemon đều mở các chương trình tân trang sản phẩm và bán lại của riêng mình. ThredUp ước tính thị trường quần áo đã qua sử dụng sẽ đạt 77 tỷ USD trong 5 năm tới.

15. Khách hàng có thể tự thiết kế sản phẩm của mình

Một xu hướng khác trong tương lai cần theo đuổi là các thương hiệu cung cấp các sản phẩm tùy chỉnh cho khách hàng của họ. Một ví dụ điển hình về điều này là Nike by You, nơi Nike cho phép khách hàng chọn màu sắc và tạo ra một thiết kế tùy chỉnh cho riêng mình.

16. Tìm kiếm trực quan

Một tính năng hữu ích khác đang nhanh chóng chiếm lĩnh thế giới E-commerce là khả năng người dùng trang web tìm kiếm sản phẩm bằng cách tải lên hình ảnh của một sản phẩm tương tự (như tìm kiếm hình ảnh trên Google). Tìm kiếm trực quan đồng nghĩa với hàng trăm tags và đặc điểm hình ảnh mà người dùng có thể tìm kiếm, điều này giúp toàn bộ trải nghiệm của khách hàng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Cách quyết định kênh phù hợp cho thương hiệu

Không phải xu hướng nào cũng phù hợp với cửa hàng của bạn. Tất cả chúng đều trông có vẻ rất thú vị, nhưng nếu thử quá nhiều kênh cùng một lúc, doanh nghiệp có thể sẽ bị dàn trải quá mức và lãng phí rất nhiều thời gian. Đây là một quy trình dễ dàng cần tuân theo để chọn đúng xu hướng và tối đa hóa doanh số bán hàng E-commerce.

1. Hiểu rõ KPI

Trước khi ra mắt một kênh mới, hãy đảm bảo rằng bạn biết KPI của mình là gì.

  • ROAS của chiến dịch quảng cáo là bao nhiêu?
  • Giá trị đơn hàng trung bình (AOV) là bao nhiêu?
  • Bao nhiêu phần trăm giao dịch mua hàng đến từ khách hàng cũ?
  • Tỷ lệ chuyển đổi cho mỗi kênh là bao nhiêu?

2. Nghiên cứu xu hướng ngành và đối thủ cạnh tranh

Khi đã xác định KPI, bạn có thể bắt đầu nghiên cứu từng xu hướng. Nhìn vào các blog trong ngành và những Influencer… Bạn cũng nên xem xét các hoạt động mà đối thủ cạnh tranh đang triển khai và những gì đang hoạt động trong ngành. Khảo sát khách hàng để có được dữ liệu và ý tưởng của bên thứ nhất về xu hướng nào sẽ tác động tích cực đến trải nghiệm của khách hàng.

3. Xác định ngân sách và phạm vi công việc

Nhìn vào từng xu hướng và xem bạn đã có cơ sở hạ tầng gì để biến nó thành hiện thực. Đảm bảo rằng bạn có những Influencer, quan hệ đối tác và nhóm công nghệ để thực hiện xu hướng. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn có đội ngũ và cam kết lâu dài để thực hiện điều đó.

Tương lai của E-commerce rất tươi sáng. Bạn phải luôn tập trung nỗ lực marketing của mình để đáp ứng mong đợi của khách hàng. Tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm trực tuyến của khách truy cập về thương hiệu và tăng lòng trung thành của khách hàng.

* Nguồn: Mayple

Về Upsell

Upsell D2C Enabler là một giải pháp giúp các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến hiệu quả. Chúng tôi cung cấp dịch vụ E-commerce, TikTok Shop và KOCs Network để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của các chiến dịch bán hàng trực tuyến. Với kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực E-commerce, Upsell D2C Enabler là đối tác hàng đầu của các doanh nghiệp mong muốn phát triển kinh doanh trực tuyến và tối ưu hóa hoạt động bán hàng của mình trên nền tảng thương mại điện tử.