Chủ tịch Mastercard ĐNA: Kỳ vọng của người tiêu dùng trong năm 2020 sẽ thúc đẩy chuyển đổi thương mại

Từ đầu năm nay, các hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á đã trải qua nhiều thay đổi lớn khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp mới tham gia vào thương mại kỹ thuật số để bắt kịp dòng chảy của cuộc sống. Tuy nhiên, sự liền mạch mà thương mại điện tử đem đến cho cuộc sống sẽ thay đổi hoàn toàn những kỳ vọng xung quanh cách thương mại vận hành.

Dưới đây là chia sẻ của ông Safdar Khan, Chủ tịch phụ trách các thị trường mới nổi khu vực Đông Nam Á, Mastercard.

Đối với hầu hết chúng ta, dịch COVID-19 đã gây ra những hệ luỵ chưa từng có, ít nhất khi xét đến những ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch này trên diện rộng. Có thể cảm nhận rõ một loạt các tác động lên mọi thành phần trong cộng đồng toàn cầu và trong cả nền kinh tế toàn cầu. Dù ở góc độ nào, dường như đã có một sự thay đổi rõ rệt trong cách chúng ta vận hành thương mại để ứng phó với dịch bệnh, và trên thực tế, những con số đã chứng minh sự thay đổi này.

Nghiên cứu mới nhất của Mastercard Impact Studies™ đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của các sự kiện đặc biệt đến người tiêu dùng và các chuyên gia kinh tế tại các thị trường lớn ở Đông Nam Á, nơi chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ vào thương mại kỹ thuật số. Theo bản nghiên cứu được cập nhật vào tháng 6, gần một nửa người tiêu dùng được hỏi ở Malaysia, Singapore và Thái Lan đã tăng cường sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến trong một tháng qua. Cũng trong thời gian này, khoảng hơn 40% người tiêu dùng được hỏi ở Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan cho biết họ đã sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà nhiều hơn trước đây. Nghiên cứu cũng cho thấy khoảng 60-70% số người được hỏi đã giảm sử dụng tiền mặt, nhiều người đã thực hiện thanh toán không tiếp xúc thông qua thẻ và điện thoại thông minh nhiều hơn để hạn chế tiếp xúc với người khác. Có thể thấy, cách chúng ta tham gia vào hoạt động thương mại đã thay đổi, và sự thay đổi này sẽ còn tiếp tục diễn ra qua thời kỳ thực hiện phong toả và cách ly xã hội.

Người tiêu dùng sử dụng dịch vụ mua hàng trực tuyến nhiều hơn trong mùa dịch

Trong giai đoạn khó lường như hiện nay, việc nắm bắt công nghệ chính là chiếc chìa khoá giúp duy trì sự ổn định và cân bằng. Dịch bệnh đã khiến chúng ta phải làm việc tại nhà thay vì đến cơ quan, phải tránh gặp gỡ nơi đông người hay phải thực hiện các hoạt động “không tiếp xúc” khác. Tuy vậy, điều này cũng đã đem lại một sự kết nối mạnh mẽ hơn bao giờ hết với ứng dụng công nghệ và đã khiến nhiều người phải nhanh chóng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ. Việc thay đổi thói quen mua sắm và thanh toán hiện nay đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: Liệu thế giới có thích nghi với trạng thái bình thường mới không, hay thế giới sẽ còn tiếp tục chứng kiến nhiều thay đổi hơn nữa? Và tôi tin rằng mọi việc đang nghiêng về vế sau nhiều hơn.

Đối với nhiều người tiêu dùng ở Đông Nam Á, đại dịch COVID-19 đã khiến họ phải có những trải nghiệm lần đầu tiên với thương mại điện tử và đây lại là một bước ngoặt lớn. Trước đây, chúng ta đã quen với việc mua sắm truyền thống, chúng ta thường đi ra ngoài để mua sắm, tự đến siêu thị hay trung tâm mua sắm, dùng tiền mặt để thanh toán và sau đó đem hàng về nhà. Giờ đây, người tiêu dùng có trải nghiệm mua sắm hoàn toàn mới, có thể dễ dàng đặt và nhận hàng tận nhà ngay trong ngày, chỉ với vài bước chạm và quét dấu vân tay trên điện thoại thông minh. Và chi tiêu thương mại điện tử đang trong đà tăng trưởng nhanh, thậm chí ngay cả với những người lớn tuổi, vốn ưa thích mua sắm tại các cửa hàng và chợ truyền thống.

Những thay đổi này đang dẫn đến một nền kinh tế không “ma sát” (hay nền kinh tế không có phí giao dịch), và sự liền mạch đem lại chính là nền tảng cho nhiều doanh nghiệp cạnh tranh và tồn tại để tiếp tục phát triển. “Ma sát” xảy ra khi bạn phải đếm tiền mặt, đưa cho nhân viên thu ngân và nhận tiền trả lại. Trong khi đó, đối với thanh toán không tiếp xúc, chúng ta chỉ cần dễ dàng rút thẻ hoặc thiết bị thông minh và giữ trên máy POS, và đây cũng là một ví dụ về giao dịch ít “ma sát” hơn. Khi người tiêu dùng mong muốn có nhiều sự liền mạch hơn trong cuộc sống hàng ngày, giảm bớt “ma sát” sẽ là một trong những việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú trọng để cạnh tranh.

Giao dịch không “ma sát” đang là xu hướng thanh toán tại các nước phát triển

Tại Mastercard, chúng tôi đang tích cực phát triển và triển khai cơ sở hạ tầng đa chiều với các doanh nghiệp và chính phủ để đảm bảo việc thanh toán diễn ra trong thời gian thực trên bất kỳ số lượng nền tảng nào mà không giới hạn về số lượng thiết bị. Hiện tại, các phương thức thanh toán thường yêu cầu các thiết bị như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ vật lý, điện thoại thông minh và đồng hồ thông minh. Song, Internet vạn vật (IoT) đang nhanh chóng mở rộng thêm các phương thức khả thi, hứa hẹn sẽ giảm lượng “ma sát” trong nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của chúng ta, bất kể khi chúng ta ở nhà hay ở nơi làm việc.

Hiện nay, một ví dụ về chiếc tủ lạnh có hỗ trợ IoT có thể tự động làm đầy nghe có thể thật xa vời, nhưng nó lại là ví dụ điển hình cho đích đến của chúng ta, mặc dù không có nghĩa đây sẽ là đích đến cuối cùng. Cơ sở hạ tầng thanh toán đa chiều không chỉ mang lại trải nghiệm hoàn toàn không “ma sát”, đồng thời còn cho phép khả năng trao đổi kỹ thuật số giữa người bán và người tiêu dùng liền mạch hơn. Chẳng hạn, một chiếc đồng hồ thông minh có thể lưu trữ những hành vi nhất định của người dùng, để rồi dựa trên những hành vi đã ghi nhận trước đó sẽ hiển thị các chương trình giảm giá hay phần thưởng phù hợp. Và chúng ta sẽ không phải quá quan tâm tới quy trình thanh toán khi đi mua sắm, vui chơi, du lịch và ăn uống.

Cũng giống như cách chúng ta không phải tốn công sức nghĩ đến việc làm thế nào để mở vòi nước, lấy nước, bật và tắt bóng đèn, tương lai của thương mại sẽ là nơi cho phép cơ sở hạ tầng thanh toán đáp ứng nhu cầu của bạn bất cứ lúc nào mà không phải nỗ lực quá nhiều. Tại Mastercard, chúng tôi không chỉ trăn trở về những gì có thể được thực hiện tại thời điểm này để cải thiện việc thanh toán, mà chúng tôi còn đang trong quá trình khám phá tương lai của thương mại khi thương mại là một phần cuộc sống hàng ngày, cũng như các cách tiếp cận công nghệ tiên tiến, giúp mọi người phát triển bất kể trong thời điểm thuận lợi hay khó khăn.