Tưởng chừng bị “trói chân” do ảnh hưởng của COVID-19, làn sóng số tại khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động hơn bao giờ hết. Hành vi người tiêu dùng thay đổi thúc đẩy nền kinh tế số, đồng thời cũng mang lại không ít thử thách cho các doanh nghiệp nếu muốn thích ứng kịp thời.
Bản tin Agency World là chuỗi nội dung được cập nhật hàng tháng về những hoạt động, dự án, thay đổi nhân sự, đấu thầu (pitching) của các agency trên thế giới và cả Việt Nam. Thông tin do Brands Vietnam tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm Agency Mania (thế giới), Campaign Asia (Châu Á) và thông tin do thành viên cung cấp (Việt Nam).
Bảng xếp hạng BrandZ Top 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu 2018 vừa được WPP và Kantar Millward Brown công bố. Theo bảng xếp hạng năm nay, các tính năng như xem phim theo series trên Netflix, chia sẻ story trên Facebook và download nội dung trên iTunes của Apple đã giúp các thương hiệu gia tăng giá trị kỷ lục so với các năm trước.
5 gã khổng lồ của làng công nghệ là Google, Apple, Microsoft, Amazon và Facebook đã dẫn đầu danh sách BrandZ Top 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu năm 2017 được WPP và Kantar Millward Brown công bố.
Năm nay, Facebook giới thiệu danh mục giải thưởng mới của Facebook Awards để ghi dấu những kết nối cảm xúc được tạo ra thông qua những chiến dịch tuyệt vời. Những danh mục này đã xếp hạng những tác phẩm dự thi sáng tạo dựa trên phản hồi của người xem – cười (laugh), cảm động (cry), trầm trồ (wow), yêu thích (love) và hành động (act).
Mức độ hiển thị nội dung tự nhiên của fanpage (organic reach) trên Facebook gần đây đã tiệm cận 0% và nhiều người cho rằng việc công cụ này bị đào thải chỉ còn là vấn đề thời gian. Nghĩ sao cho phải, và làm sao cho đúng?
Một trong những sự kiện công nghệ nổi bật tuần này là chuyện Facebook mua Whatsapp với giá tổng cộng 19 tỉ đô-la Mỹ. Thương vụ này được báo chí khai thác ở nhiều góc độ khác nhau. Chuyên mục tuần này xin tóm tắt bài viết hay và dễ hiểu của Aswath Damodaran, giáo sư tài chính ở Trường Kinh doanh Stern School thuộc Đại học New York và là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng về phân tích và định giá tài sản tài chính, nhất là với những ai học MBA hoặc CFA. Bài phân tích này (từ blog Musings on Markets của ông) nhìn nhận vấn đề qua các góc độ giá trị và giá (value and pricing perspectives).
Tại sao Facebook lại có màu xanh dương? Theo tờ The New Yorker, lý do rất đơn giản. Bởi vì Mark Zuckerberg bị “mù màu” đỏ - xanh lá, vì vậy xanh dương là màu có Mark thể nhìn thấy và phân biệt tốt nhất. Lý do chọn màu nghe có vẻ không khoa học lắm, phải không?
Việc công ty lên sàn giao dịch chứng khoán hoặc thu hút đầu tư qua cơ cấu cổ phần hóa đang là mốt thịnh hành trong nước. Song song với việc chuẩn bị IPO, nhiều công ty cũng nghĩ đến chuyện đầu tư thương hiệu làm nền tảng tăng giá cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng có nhiều hiểu biết sai lệch đang tồn tại trên thị trường về việc sử dụng quảng cáo như một công cụ xây dựng thương hiệu mì ăn liền, đánh trống la làng chỉ nhằm làm tăng giá cổ phiếu.