Tuesday Social #48: Chiến lược phát triển của Facebook 2015

Trải qua một tuần lễ đầy hào hứng trước Lễ Giáng sinh, các cập nhập trên digital đặc biệt là social cũng rầm rộ không kém. Năm mới đang đến gần, các marketer hãy cập nhập ngay Chiến lược của Facebook trong năm 2015 cùng nhiều tin tức khác: Facebook thử nghiệm nút bán “Sell something” trong các group, ra mắt ứng dụng thêm sticker vào hình ảnh…

Mức quan trọng của TV suy giảm trong tâm trí thế hệ trẻ

Giới trẻ ngày càng dành ít thời gian xem TV hơn, nhưng không phải vì phụ huynh ngăn cản do sợ con mình bị cận thị. Kết quả khảo sát của Ofcom chỉ ra năm 2013 trung bình mỗi ngày những người trẻ coi TV 148 phút hay vì 169 như năm 2010. Có ít hơn 1 nửa những người tham gia khảo sát online (từ 16-30 tuổi) cho rằng TV là nơi quan trọng để thư giãn và giải trí.

Facebook thử nghiệm nút bán “Sell something” trong các group

SellSomething650

Facebook đang tiến hàng một thử nghiệm khá thú vị, cho phép nhiều người cùng tham gia vào 1 group để bán hàng tại địa phương mà người dùng ở. Một số người dùng facebook đã nhìn thấy lựa chọn này trên dòng cập nhập trạng thái tại các group, thúc đẩy người dùng bán thứ gì đó trên các group của họ.

Facebook đã thông báo trên The Next Web đây mới đang là 1 thử nghiệm:

“Chúng tôi đang thử nghiệm một tính năng mới trên Facebook Groups để giúp người dùng quản lý các bài post bán hàng của mình tốt hơn. Đây chỉ là 1 thử nghiệm nhỏ với 1 số ít các nhóm trên Facebook được lựa chọn mới có tính năng mới này.”

Chiến lược của Facebook năm 2015

Dưới đây là một số sự đoán về Chiến lược của mạng xã hội lớn nhất hành tinh trong năm 2015 đang gần kề.

Video sẽ đóng vai trò chính thay vì hình ảnh

Nếu một bức ảnh đáng giá hàng ngàn lời từ ngữ thì hãy tưởng tượng, một video có thể đáng giá đến mức nào. Năm nay, mô thức cũ sẽ thay đổi, lần đầu tiên dữ liệu thống kê từ các Page cho thấy các post video có nguồn từ Facebook nhiều hơn cả trên Youtube. Facebook đang “làm ăn phát đạt” nhờ lượng khán giả của Youtube – xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển trong năm 2015.

Cứ nhìn vào chiến dịch “ALS Ice Bucket Challenge” sẽ thấy các video quyên góp phát triển rộng rãi như thế nào. Theo như thống kê của Facebook, có hơn 2 triệu video cá nhân duy nhất và độc đáo liên quan đến Ice Bucket Challenge đã được tải lên trang mạng xã hội này – cúng với đó là hàng triệu lượt đề cập và cuộc trò chuyện nói về chủ đề này.

Với số lượng đó, các nhà marketer có lẽ đang ngồi họp và tự hỏi câu hỏi của năm “Ice Bucket Challenge của của chúng ta đang ở đâu?”

shutterstock_229686829

Các nội dung có thể chia sẻ sẽ trở thành 1 moại virus mới

Công việc của các nhà tạo content là làm cho tác phẩm của mình lan truyền như virus trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong năm 2015 những nội dung có thể chia sẻ sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Các nội dung không chỉ có thể chia sẻ mà còn mang ý nghĩa. Các thương hiệu thay vì quan tâm đến lượng click, sẽ nhận được nhiều lượng gắn kết hơn nếu tập trung vào yếu tố kể chuyện.

Ngoài ra, chính sách mới của Facebook đã được thông báo trong năm tới, các marketer sẽ phải chú ý và đánh giá kỹ lưỡng hơn nội dung của các bài post trên Facebook. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2015, người dùng Facebook sẽ bắt đầu thấy ít những bài post quảng cáo hơn trên News Feed. Kết quả là, các marketer sẽ phụ thuộc và dành nhiều tiên hơn cho các quảng cáođể promote bài đăng của mình. Sự thay đổi thuật toán này mang lại lợi ích là các thương hiệu sẽ có nhiều cơ hội hơn để chia sẻ câu chuyện chiến lược của họ. Điều này sẽ khuyến khích các marketer phát triển chiến lược content chất lượng cao hơn và tạo ra lượng chia sẻ nhiều hơn.

Các thương hiệu sẽ áp dụng đặc điểm của 1 công ty truyền thông

Các thương hiệu với một chiến lược content mạnh mẽ ngày càng gia tăng trong bối cạnh cạnh tranh gay gắt, điều này sẽ trở nên phổ biến hơn vào năm 2015. Các thương hiệu cần áp dụng đặc điểm của một công ty truyền thông để truyền thông xã hội được thực hiện tốt. Red Bull là minh chứng rất tốt về việc một nội dung tốt và mang thông điệp không chỉ làm tăng sự gắn kết với người dùng mà còn khiến họ quay trở lại nhiều hơn.

Red Bull đã trở thành a thương hiệu phổ biến đại quốc tế với chiến lược socail đi ngược lại những mô thức truyền thống giúp họ đạt được hơn 45 triệu khán giả. Năm 2015, các thương hiệu không chỉ đi theo xu hướng này mà còn đẩy mạnh nó trên di động.

Im lặng không phải là "giữ phẩm hạnh"

Hàng năm, các công ty dành trung bình 33 giờ để trả lời câu hỏi của người dùng trên Facebook. Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay thì việc trả lời chậm hay không trả lời vẫn không thể làm giảm thời gian mà dành nghiệp dành cho việc trả lời khách hàng.

Trước đây, các khách hàng trên social có thể chỉ nghĩ nó là dịch vụ thêm vào nhưng ngày nay nó đã trở thành một yêu cầu cần phải có, và các công ty đã nhận ra điều này. Năm 2015, các thương hiệu sẽ đặc biệt quan tâm đến khách hàng và cải thiện cách thức trả lời những yêu cầu và than phiền của khách hàng trên Facebook.

Chuẩn bị cho những xu hướng này chỉ là bước 1. Điều quan trọng là các nhà làm thương hiệu phải nhanh nhạy trong lĩnh vực truyền thông xã hội. Năm 2015 sẽ là năm của việc đón đầu các xu hướng social và sau đó là cạnh tranh.

Facebook đưa stickers vào hình ảnh bằng ứng dụng Stickered

stickered_press_011

Nếu bạn yêu thích các sticker trên Facebook và muốn thêm chúng vào nhiều nơi hơn thì tin mừng là Facebook đã thực hiện ước mong này của bạn. Công ty vừa thông báo một số cập nhập mới trên Messenger, cũng như ứng dụng mới giúp mọi người thêm sticker vào hình ảnh.

Facebook: Hơn 200 triệu lượt tạo video nói Cảm ơn

SayThanksVid650

Từ khi Facebook ra mắt tính năng tạo video cảm ơn trên Facebook (lấy nguồn từ hình ảnh của người dùng trên Facebook), đã có hơn 100 triệu video Say Thanks. Điều đó có nghĩa là, có 3.3 triệu video được tạo ra mỗi giờ. Brazil là quốc gia có số lượt sử dụng tính năng cao nhất thế giới, sau đó là Mỹ.

Say Thanks hoạt động trên toàn cầu, trên cả desktop và di động bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng ĐỨc, tiếng Indo, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

(Tổng hợp và dịch bởi IMAS Communication, nguồn wearesocial.com, insidefacebook.com)