Tenmax: Cập nhật mô hình phân bổ mới trên Google Ads; Facebook đầu tư 50 triệu USD vào Metaverse

Tiêu điểm nổi bật: (1) Google Privacy Sandbox vấp phải sự phản đối; Data-Driven Attribution sẽ được mặc định vào đầu năm sau; (2) Facebook quyết định đầu tư 50 triệu USD vào Metaverse; (3) TikTok chạm mốc 1 tỷ MAU; Facebook, YouTube chi hàng trăm triệu thúc đẩy video ngắn; (4) Netflix hoàn thành thương vụ M&A lớn nhất của mình.

Google Privacy Sandbox vấp phải sự phản đối; Data-Driven Attribution sẽ được mặc định vào đầu năm sau

Vào tháng 6 năm nay, Google đã tuyên bố sẽ kéo dài thời gian loại bỏ hoàn toàn 3rd-party cookie vào cuối năm 2023, thay cho thời gian dự kiến ban đầu là năm 2022. Bên cạnh đó, Google vẫn đang nỗ lực hoàn thiện công nghệ Privacy Sandbox nhằm hỗ trợ các nhà quảng cáo.

Sự phản đối từ MOW

Tuy nhiên, vào ngày 29/9, Reuters đưa tin rằng MOW (The Movement for an Open Web) – tổ chức bao gồm các nhà quảng cáo, publishers và các công ty công nghệ, gần đây đã đệ đơn khiếu nại lên cơ quan quản lý chống độc quyền của EU, cáo buộc việc Google từ bỏ cookies, ra mắt Privacy Sandbox sẽ mang lại cho Google sức mạnh lớn hơn nhằm xác định dữ liệu nào sẵn để chia sẻ và chia sẻ với ai. Điều này vi phạm các nguyên tắc cạnh tranh, dẫn đến hành vi độc quyền.

Vào cuối năm ngoái, MOW cũng đã đưa ra yêu cầu với cơ quan cạnh tranh của Anh, hy vọng chính phủ nước này sẽ ngăn Google tiếp tục quảng bá kế hoạch Privacy Sandbox và độc quyền dữ liệu người dùng; một nguồn tin khác cho hay rằng Bộ Tư pháp của Mỹ cũng đang tiến hành điều tra việc này.

FLoC dựa trên cohort-based (gắn thẻ ID người dùng dựa trên sở thích của nhóm tổ hợp)

Con đường Privacy Sandbox đầy gian nan, thách thức

Nhà quảng cáo công nghệ toàn cầu Criteo gần đây đã đặt ra các câu hỏi về kết quả thử nghiệm ban đầu của FLoC – công nghệ cốt lõi của Privacy Sandbox, tin rằng số lượng publisher tham gia thử nghiệm ban đầu chưa đủ quy mô để đưa ra những kết luận quan trọng.

Vào tháng 8, kỹ sư của Google đã từng chia sẻ rằng FLoC dựa trên cohort-based (gắn thẻ ID người dùng dựa trên sở thích của nhóm tổ hợp) đã gây ra một số tranh cãi, nên Google sẽ có thể xem xét hướng đi mới của FLoC là topic-based (người dùng sẽ được gắn tag chủ đề dựa vào quá trình duyệt web).

Data-Drive Attribution sẽ trở thành tính năng mặc định

Google gần đây đã phát hành bản cập nhật liên quan đến việc đo lường hiệu quả quảng cáo, thông báo rằng họ sẽ không còn sử dụng “Last-Click Attribution” làm mô hình phân bổ quảng cáo mặc định, mà thay thế bằng mô hình “Data-Driven Attribution” vào tháng 10 này và sẽ có hiệu lực trên tất cả tài khoản Google Ads vào đầu năm sau.

Nguồn: Google Blog

Mô hình phân bổ mới này sử dụng công nghệ máy học để hiểu chính xác hơn từng điểm tiếp thị trên hành trình của người tiêu dùng đã đóng góp vào chuyển đổi như thế nào, ghi nhận lại định dạng quảng cáo và thời gian từ khi tương tác với quảng cáo đến lúc chuyển đổi; nhằm đưa ra kết quả chính xác hơn qua cách phân tích tất cả dữ liệu có liên quan về các thời điểm tiếp thị dẫn đến chuyển đổi, nâng cao hiệu quả chi phí quảng cáo.

Facebook quyết định chơi lớn đầu tư 50 triệu USD vào Metaverse

Những động thái gần đây của Facebook cho thấy sự nghiêm túc của “gã khổng lồ” hướng đến mục tiêu dài hạn Metaverse:

  • Cuối tháng 7 tuyên bố kế hoạch chuyển đổi từ công ty social media thành một doanh nghiệp Metaverse trong vòng 5 năm
  • Giữa tháng 8 ra mắt văn phòng thực tế ảo Horizon Workroom, thông qua kết nối thiết bị VR của Oculus Quest
  • Đầu tháng 9 công bố hợp tác với Ray-Ban cho ra sản phẩm mắt kính thông minh Ray-Ban Stories
  • Ngày 28/9 thông báo đầu tư 50 triệu USD để tài trợ cho các nghiên cứu và đối tác liên quan đến Metaverse, đồng thời chính thức khởi động kế hoạch chuyển đổi từ 8 đến 10 năm

Trước thông báo này, Facebook đã tổ chức lại ban lãnh đạo để đáp ứng định hướng phát triển của Metaverse: Mike Schroepfer, người từng là CTO (Giám đốc Công nghệ) của tập đoàn, sẽ nghỉ hưu vào năm tới và vị trí này sẽ được thay thế bởi Andrew Bosworth, Giám đốc Kỹ thuật của bộ phận VR/ AR. Andrew Bosworth đã lãnh đạo Reality Lab vào năm 2017 và ra mắt sản phẩm VR của Facebook trong giai đoạn này.

Andrew Bosworth – CTO mới sắp tới đây của Facebook, đang đeo cặp kính thông minh của Facebook hợp tác với Ray-Ban
Nguồn: The Verge

Andrew Bosworth nhấn mạnh rằng thiết bị VR sẽ trở thành xu hướng trong tương lai, nhanh chóng mở rộng tỷ lệ thâm nhập và cuối cùng sẽ được sử dụng rộng rãi như điện thoại di động. Nói một cách khác, các chức năng của điện thoại di động đã đạt đến giới hạn của sự phát triển và không thể đáp ứng nhu cầu “kết nối chặt chẽ” của con người thông qua công nghệ.

Báo điện tử “The Telegram” cũng tin rằng sự tiến bộ của Facebook trong lĩnh vực VR sẽ đe doạ thị trường iPhone ở một mức độ nhất định; bản nâng cấp nhỏ của iPhone 13 năm nay dường như xác minh thêm quan điểm của Andrew Bosworth rằng “sự phát triển di động đã đạt đến giới hạn”.

TikTok chạm mốc 1 tỷ MAU; Facebook, YouTube chi hàng trăm triệu thúc đẩy dịch vụ video ngắn

Vào cuối tháng 7, lượt tải xuống của TikTok đã vượt quá 3 tỷ lượt, trở thành ứng dụng đầu tiên (không thuộc hệ sinh thái của Facebook) đạt được kết quả này; tiếp tục vào ngày 27/9, người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok cán mốc 1 tỷ lượt, với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Vì sao TikTok chạm đến được cột mốc 1 tỷ MAU?

TikTok có được thành tựu này nhờ vào tính sáng tạo và tính chân thực của creators. Giám đốc Tiếp thị Kinh doanh TikTok ở khu vực Bắc Mỹ chia sẻ rằng người dùng sử dụng TikTok trung bình khoảng 1 tiếng/ngày, tương đương với việc xem một bộ phim, giải thích thêm rằng mặc dù ứng dụng này cũng cung cấp các dịch vụ khác, nhưng người dùng TikTok chủ yếu xem các nội dung video đầy tính sáng tạo.

Tương tự như quá trình Facebook thay thế MySpace trong quá khứ, và nay đến lượt TikTok đã trở nên phổ biến với người dùng, đặc biệt đối với giới trẻ, nhanh chóng trở thành đối tượng “cống hiến” cho mạng xã hội. Hầu như tất cả các nền tảng xã hội hiện đang cố gắng tái tạo các yếu tố chính của TikTok, bao gồm Facebook, Instagram, YouTube, Snapchat và thậm chí cả Pinterest đều đang thử sức với tính năng video ngắn.

Nguồn: TikTok

YouTube và Facebook đã có động thái gì để cạnh tranh với TikTok?

YouTube đã thông báo về việc mở rộng “Shorts Fund” đến hơn 30 quốc gia và khu vực mới được liệt kê trong danh sách và creators đủ điều kiện sẽ có thể hưởng lợi từ nguồn quỹ này. YouTube sẽ trả cho creator từ 100 đến 10.000 USD mỗi tháng để tạo ra các video ngắn hấp dẫn người xem.

Nguồn: Social Media Today

Thật bất ngờ, Facebook cũng đã mở rộng dịch vụ video ngắn "Reels" từ Instagram sang ứng dụng Facebook chính và đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào phần thưởng Reel Play, nhằm chiêu mộ ngày càng nhiều creators đầu tư vào dịch vụ video ngắn của mình. Trước mắt, phần thưởng này chỉ có mặt tại thị trường Mỹ và sẽ dần được mở rộng sang các thị trường khác.

Nhiều bên đưa ra ý kiến rằng dựa trên bài học kinh nghiệm của Snapchat, một khi số tiền thưởng bị giảm đi sẽ nhanh chóng khiến creators (chủ yếu dựa vào nguồn quỹ trợ cấp) cảm thấy lo lắng về nguồn thu, thậm chí còn khiến họ nghĩ rằng nền tảng đó không cần đến họ nữa. Trong khi đó, TikTok tập trung tối ưu hoá mô hình lợi nhuận, tung ra nhiều công cụ, hiệu ứng sáng tạo mới nhằm mang lại cơ hội hợp tác cho creators và thương hiệu.

Netflix hoàn thành thương vụ M&A lớn nhất của mình

Những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Anh Roald Dahl đã được dịch ra 63 thứ tiếng và bán được hơn 300 triệu bản trên toàn thế giới, với các nhân vật như Matilda, The BFG, Fantastic Mr. Fox, Willy Wonka và The Twits, đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình và sân khấu trong nhiều thập kỷ qua.

Vào ngày 22/9, Netflix thông báo rằng họ đã mua lại công ty The Roald Dahl Story Company (RDSC). Mặc dù chưa có thông tin nào xác thực về số tiền mà Netflix đã chi ra mua lại RDSC, nhưng vào năm 2018 Netlfix đã tiêu tốn hơn 100 triệu USD để sở hữu 16 tác phẩm của Roald Dahl như Willy Wonka, The BFG, Matilda, được đánh giá là thương vụ lớn nhất của Netflix thời đó.

Nguồn: The Verge

Netflix đang lên kế hoạch biến hoá những tác phẩm kinh điển này theo một hình thức hoàn toàn mới. Thương vụ này không chỉ được ví như là tấm vé vàng để Netflix có thể cạnh tranh với Disney+, mà thông qua quyền sở hữu các tác phẩm nổi tiếng cũng mở ra nhiều mô hình kinh doanh mới cho Netflix.

* Nguồn: TenMax (tổng hợp)