Gamification hay còn gọi là “game hoá” là mô hình được áp dụng trong các công ty sản xuất để nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, giờ đây đang được WOAY áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam để tăng thêm kết nối với khách hàng.
Việc thấu hiểu người tiêu dùng là vai trò nền tảng quan trọng của mỗi marketer. Nhưng làm thế nào để marketer nắm bắt được giá trị cốt lõi của hàng tỷ lượt tìm kiếm diễn ra hằng năm?
Mobile Marketing được xem là “trợ thủ đắc lực” trong bất kỳ chiến dịch nào ngày nay. Bởi nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của lượng người dùng smartphone cũng như tần suất dùng, Mobile Marketing có khả năng làm thay đổi hiệu quả hoạt động kinh doanh của thương hiệu.
“Lựa chọn sản phẩm số gắn liền với nhu cầu kinh doanh. Nếu đó là nhu cầu phổ biến thì doanh nghiệp nên mua sản phẩm số sẵn có trên thị trường. Còn với những nhu cầu thiên về trải nghiệm, sáng tạo, doanh nghiệp nên cân nhắc tự xây sản phẩm số đặc thù”.
“Doanh nghiệp nên cân nhắc bối cảnh và độ tập trung trước khi tiến hành số hoá. Bối cảnh ở đây là xác định rõ độ trưởng thành về năng lực sử dụng công nghệ của doanh nghiệp (Digital Maturity). Còn độ tập trung nhằm chỉ lĩnh vực chức năng nào (Business Area) doanh nghiệp muốn chú trọng chuyển đổi”.
Tác động của COVID-19 đang khiến nhiều công ty trong chuỗi cung ứng phải thay đổi, kể cả những khu vực được cho là ít bị ảnh hưởng nhất là nhà máy sản xuất.
Việc các ông lớn công nghệ siết chặt quy định nhằm bảo mật thông tin và riêng tư cho người dùng là một tin vui với người dùng mạng nhưng lại là “tin sét đánh” cho ngành Marketing. Thiếu đi cookies, quá trình triển khai các hoạt động marketing sẽ gặp nhiều thử thách bởi nguồn dữ liệu bị thu hẹp đáng kể. Sự thay đổi lớn này đòi hỏi các bên từ publisher, công ty ad-tech, agency và các thương hiệu cần có sự đầu tư để phát triển những giải pháp thay thế, đảm bảo ngân sách bỏ ra đem lại hiệu quả tương xứng.
Theo dữ liệu của SocialPeta, có đến 90% quảng cáo game bằng video được đưa ra thị trường trong thời gian qua, do tác động của xu hướng thích tạo các clip ngắn và chia sẻ trên mạng xã hội, mà dẫn đầu trào lưu này là TikTok.
Ít được chú ý đến nhưng ngành thẩm mỹ làm đẹp là ngành có tốc độ chuyển đổi số không thua kém gì nhóm bán lẻ trong thời gian qua. Việc chuyển đổi số thậm chí đã không còn là bước thử nghiệm khi một số doanh nghiệp sử dụng nó làm đòn bẩy với mục đích mở rộng quy mô kinh doanh cấp số nhân.
Dưới con mắt của chuyên gia, một dự án chuyển đổi số như thế nào được xem là thành công, như thế nào được xem là thất bại? Những phương án nào có thể giúp doanh nghiệp có thể tối thiểu hoá rủi ro và tăng khả năng thành công?
“Càng đầu tư vào chuyển đổi số, cơ hội càng đến nhiều hơn cho thương hiếu. Kỹ thuật số không còn là một lựa chọn, mà là điều tất yếu phải diễn ra. Chúng ta cần số hoá để tồn tại trong thời đại này” chia sẻ của ông Phillip Tetteroo, đại diện adidas. Ngành thời trang cũng không nằm ngoài vòng xoáy thời đại này. Đặc biệt trong bối cảnh biến động mỗi ngày như hiện nay, môi trường số có thể linh hoạt thay đổi để phục vụ doanh nghiệp và người dùng.
Tưởng chừng bị “trói chân” do ảnh hưởng của COVID-19, làn sóng số tại khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động hơn bao giờ hết. Hành vi người tiêu dùng thay đổi thúc đẩy nền kinh tế số, đồng thời cũng mang lại không ít thử thách cho các doanh nghiệp nếu muốn thích ứng kịp thời.
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
“Vào năm 2030, con người sẽ thấy sự trở lại của quảng cáo ngoài trời – thậm chí sẽ còn cá nhân hoá hơn nhờ áp dụng dữ liệu, và người dùng không thể nào tránh được chúng. Còn đối với môi trường trực tuyến, quảng cáo chắc hẳn sẽ tiến hoá lên một hình thức mới để len lỏi vào cuộc sống của những người-luôn-tìm-cách-tránh-quảng-cáo”.
Khi khái niệm Omnichannel trong ngành Bán lẻ vẫn chưa kịp hết nóng thì hàng loạt các khái niệm khác đã nối tiếp ra đời như New Retail, Customer Centric. Khái niệm có rất nhiều nhưng thông tin cụ thể về việc áp dụng, những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi vẫn còn thiếu sót.
Bản tin Agency World là chuỗi nội dung được cập nhật hàng tháng về những hoạt động, dự án, thay đổi nhân sự, đấu thầu (pitching) của các agency trên thế giới và cả Việt Nam. Thông tin do Brands Vietnam tổng hợp từ nhiều nguồn, bao gồm Agency Mania (thế giới), Campaign Asia (Châu Á) và thông tin do thành viên cung cấp (Việt Nam).
"Chuyển đổi số" là từ khóa nóng nhất trên các phương tiện truyền thông trong thời gian qua. Nhưng việc triển khai ở Việt Nam, dựa trên các báo cáo do bên thứ ba cung cấp, vẫn nguội. Brands Vietnam đã có dịp trao đổi với ông Nguyễn Hải Triều, Đồng sáng lập và Chủ tịch phụ trách mảng Chuyển đổi số của YouNet Group, kiêm CEO của YouNet Media về nhu cầu thị trường cũng như cách công ty tham gia vào lĩnh vực này.
Brands Vietnam sẽ giúp độc giả khám phá 1 phần những bí mật đằng sau chatbot, bằng việc phỏng vấn anh Từ Hoàng Thái, trưởng dự án chatbot Pika của FPT Shop. Độc giả có thể trải nghiệm trước năng lực của Pika tại fanpage: https://www.facebook.com/FPTShopOnline.
Với mong muốn truyền tải được tinh thần, kiến thức, động lực và giải pháp đổi mới, Brands Vietnam ra mắt chuyên mục Digital Transformation, là diễn đàn để các Nhà Lãnh đạo, Quản trị, Marketers, Chuyên gia, Kĩ sư cùng nhau kết nối, chia sẻ và thúc đẩy Digital Transformation vào trong hoạt động Kinh doanh.
Dựa vào cơ sở người dùng Internet lớn, ngày càng phát triển và gắn kết chặt chẽ, Google đo lường được nền kinh tế Internet Đông Nam Á đã đạt 72 tỉ đô la tổng giá trị giao dịch (GMV) trong năm 2018 từ 4 lĩnh vực Du lịch trực tuyến, Thương mại điện tử, Truyền thông trực tuyến và Dịch vụ gọi xe.