Sự bùng nổ kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Sự bùng nổ kỹ thuật số trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Đại dịch sẽ thay đổi việc chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Theo The Economist, bảo thủ, vô định hình, vốn là những thuộc tính luôn khiến lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ từ lâu đã thận trọng trước sự thay đổi. Tuy nhiên, tình huống khẩn cấp lớn nhất trong nhiều thập niên đã gây ra một cuộc cách mạng.

Từ các phòng thí nghiệm cho đến các rạp chiếu phim, sự thay đổi trong ngành công nghiệp đã tăng vọt, khi các nhân viên y tế thay phiên nhau để giúp đỡ người bệnh. Họ đã ứng biến nhanh chóng và thành công với các công nghệ mới. Sự sáng tạo của họ hứa hẹn về một kỷ nguyên đổi mới sẽ giảm chi phí, tăng cường khả năng tiếp cận cho người nghèo và cải thiện điều trị.

COVID-19 đã dẫn đến sự phát triển ngoạn mục của vaccine sử dụng công nghệ mRNA mới. Có vô số phép lạ nhỏ hơn khi các nhân viên y tế đã thử nghiệm để cứu sống nhiều bệnh nhân. Các quy tắc mua sắm công nghệ thông tin lỗi thời đã được huỷ bỏ, thay vào đó người ta áp dụng các cuộc gọi video và phần mềm phiên âm. Máy tính đang được bảo trì từ xa bởi các nhà sản xuất của chúng.

Bác sĩ khám trực tuyến qua điện thoại cho bệnh nhân
Ảnh: The Economist

Với những bệnh nhân ở nhà, các bác sĩ đã gấp rút áp dụng phương pháp theo dõi kỹ thuật số những người đang hồi phục sau cơn đau tim. Các hầm chứa của tổ chức đã được tháo dỡ. Tất cả điều này đã diễn ra cùng với sự bùng nổ huy động vốn mạo hiểm cho đổi mới y tế với mức 8 tỷ USD trên toàn thế giới trong quý gần đây nhất. Con số này gấp đôi mức đầu tư so với cùng kỳ năm ngoái.

JDHealth, một ngôi sao y học kỹ thuật số của Trung Quốc, vừa lên danh sách niêm yết trên sàn chứng khoán tại Hồng Kông. Chi tiêu cho y tế toàn cầu chiếm 5% GDP ở các nước nghèo, 9% ở các nước giàu và 17% ở Mỹ. Ngành công nghiệp này sử dụng hơn 200 triệu người và tạo ra hơn 300 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm.

Nhưng đây lại là ngành không thích rủi ro, khó bị thay đổi. Bệnh nhân có thể không biết phương pháp điều trị nào hiệu quả. Nhu cầu phân chia rủi ro giữa nhiều người tạo ra những rủi ro hành chính, điển hình là các chương trình y tế quốc gia ở Châu Âu, hoặc các công ty bảo hiểm ở Mỹ và một số nền kinh tế mới nổi. Các quy tắc phức tạp cho phép các công ty thu được lợi nhuận cao.

Người tiêu dùng Mỹ ngày càng sử dụng Internet và các ứng dụng di động cho nhiều nhu cầu y tế khác nhau

Ảnh: Gartner

Kết quả là năng suất tăng trưởng chậm chạp. Chi phí cao khiến nhiều người ở các nước đang phát triển không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Hiệu quả thấp có thể gây ra khủng hoảng tài chính ở một số nước giàu trong 2 thập kỷ tới, khi dân số già hoá buộc các hoá đơn y tế tăng thêm.

Đại dịch đã cho thấy những gì có thể xảy ra, một phần bởi vì nó khiến mọi người gạt sự thận trọng sang bên. Tư vấn và giám sát y tế từ xa có thể giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận. Tỷ lệ thăm khám từ xa tại nhà cung cấp dịch vụ y tế Mayo Clinic của Mỹ đã tăng từ 4% trước đại dịch lên 85% vào lúc cao điểm.

Công ty của Pakistan Sehat Kahani đã giúp các nữ bác sĩ từ xa điều trị cho những người nghèo trong một xã hội bảo thủ. Cổng thông tin của Trung Quốc Ping An Good Doctor đã có 1,1 tỷ lượt truy cập trong thời kỳ cao điểm của đại dịch.

Hiệu thuốc trực tuyến tăng mạnh sẽ làm tăng cạnh tranh. Ngày 17/11, Amazon tuyên bố tham gia vào lĩnh vực này, hứa hẹn sẽ phá vỡ ngành công nghiệp của Mỹ do các nhà trung gian và dược phẩm lớn thống trị.

Đó chỉ là sự khởi đầu. Chẩn đoán giàu dữ liệu có thể giúp các chuyên gia phân tích thông thường, chẳng hạn như X-quang. Máy theo dõi đường huyết liên tục thế hệ mới dành cho bệnh nhân tiểu đường được hưởng lợi từ những cải tiến gần đây. Trong thời gian tới, trí tuệ nhân tạo sẽ dẫn đến những đổi mới về thuốc. Tuần này, phòng thí nghiệm AI DeepMind đã công bố một bước đột phá trong phân tích protein.

Theo dõi sức khỏe cá nhân chính là thiên về hướng phòng ngừa hơn là phản ứng. Và với nhiều thông tin hơn, bệnh nhân có thể đưa ra quyết định tốt hơn
Ảnh: The Economist

Nhiều xu hướng sẽ trực tiếp cải thiện hiệu quả, với giá thuê văn phòng thấp hơn hoặc phân bổ bác sỹ theo thời gian thực đến các vùng nông thôn nơi khan hiếm phẫu thuật. Xu hướng này cũng có khả năng mở ra một cuộc cạnh tranh bùng nổ và cải tiến liên tục. Nhiều dữ liệu hơn sẽ giúp dễ dàng đánh giá phương pháp điều trị nào hiệu quả nhất.

Theo dõi sức khoẻ cá nhân chính là thiên về hướng phòng ngừa hơn là phản ứng. Và với nhiều thông tin hơn, bệnh nhân có thể đưa ra quyết định tốt hơn.

Các chính phủ có thể xây dựng một hệ thống lưu chuyển dữ liệu chăm sóc sức khoẻ. Các cá nhân nên có quyền kiểm soát hồ sơ của họ và cấp quyền cho các nhà cung cấp để truy cập vào chúng. Trên khắp thế giới, hàng trăm triệu hồ sơ y tế cần được ẩn danh và tổng hợp hiệu quả hơn để các nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm các tập dữ liệu để tìm ra các mẫu.

Cơ hội hiếm có để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ và giảm chi phí có thể biến mất vào cuối năm 2021. Nhân viên chăm sóc sức khoẻ mệt mỏi có thể thích nghỉ ngơi hơn là một cuộc cách mạng. Chăm sóc sức khoẻ không phải là một lĩnh vực để học hỏi từ những sai lầm. Tuy nhiên, đại dịch đã tiết lộ rằng ngành công nghiệp vốn đã quá quen với việc cẩn thận này cần phải thay đổi.

Phùng Mỹ
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư