5 xu hướng tiêu dùng tại thị trường Châu Á năm 2018

Xu hướng luôn là một thời thế thay đổi để những doanh nghiệp cũng như thương hiệu hướng đến thành công ngay từ những nhịp khởi đầu đầu tiên của năm mới, bằng cách tiếp cận đến thị trường tiêu dùng của mình một cách tự nhiên và tâm lý nhất.

Khu vực châu Á vốn là một thị trường thú vị và đa dạng để khám phá, và dưới đây là 5 xu hướng thị trường châu Á được dự đoán sẽ tiếp cận được đến với thị trường tiêu dùng của bạn.

1. Mua sắm Livestream

Vào năm 2018, hai làn sóng kỹ thuật số là thương mại điện tử - e-commerce và livestream sẽ cùng nhau tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ.

Vì sao là năm nay?

  • Đối tượng mua sắm bằng mạng xã hội

Thị trường châu Á được biết đến là những người chịu sức ảnh hưởng từ mạng xã hội khá mạnh mẽ khi nói đến mua sắm trực tuyến. Họ phụ thuộc, tin tưởng vào những thông tin trên các kênh mạng xã hội để thực hiện quyết định mua sắm của mình. Đối với nhiều người, việc họ có thể trao đổi hoặc liên hệ trực tiếp với người bán hàng, nhà phân phối sẽ giúp họ giảm bớt nỗi lo mua phải hàng giả/ hàng nhái. Tại Đông Nam Á, 30% doanh thu của các trang thương mại điện tử đều bắt đầu từ mạng xã hội và kết thúc bằng những ứng dụng nhắn tin. (theo WARC, 2017).

  • Niềm tin chuyển hướng

Xuyên suốt cách thức mua sắm của người châu Á hiện nay, Word-Of-Mouth (WOM) đã không còn mang lại tính hiệu quả như vài năm trở về trước, thay vào đó, sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đã chuyển hướng sang những bình luận, đánh giá và chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Như tại Thái Lan, 52% người mua sắm ra quyết định dựa vào mạng xã hội trong khi chỉ 15% tin vào những gì mà người quen giới thiệu.

  • Sự bùng nổ của Livestream

Thị trường Livestream tại Trung Quốc được ước tính sẽ đem đến doanh thu khổng lồ lên đến 15 tỉ USD vào năm 2020 (theo Goldman Sachs, 08/2017). Vào tháng 7 vừa qua, BigoLIVE chính thức công bố số người theo dõi có hoạt động - active subscribers, của mình đã cán mốc 45 triệu trong tổng số 150 triệu người theo dõi. Đây là con số ấn tượng nhất tại khu vực Đông Nam Á.

  • Ai đã vào cuộc?

SHOPSHOPS - bằng việc hoạt động thông qua ứng dụng mobile Alibaba Taobao, ShopShops thực hiện livestream về các sản phẩm thời trang từ chính những cửa hàng tại Mỹ cho những khách hàng tiềm năng từ Trung Quốc. Mọi thông tin sản phẩm từ kích thước và chất liệu đều có thể được tư vấn khi livestream trước khi đặt hàng trên Taobao. Đến tháng 7 năm 2017, ShopShops đã có được hơn 1 triệu USD trên tổng doanh thu của mình.

2. Thành phố “đám mây”

Có quá nhiều thử thách tại các quốc gia châu Á như nạn kẹt xe, cơ sở hạ tầng kém, v.v… Những thành phố quá tải sẽ luôn sẵn sàng chờ đón sự hỗ trợ từ các công ty công nghệ với những liên kết giữa các platform của chính mình hoặc đối tác, tạo nên những giải pháp hoặc dịch vụ trên nền tảng dữ liệu.

Vì sao là năm nay?

  • Đối tượng mua sắm bằng mạng xã hội

Trong năm 2017 vừa qua, nền kinh tế chia sẻ của Trung Quốc được cho rằng đã và đang tăng trưởng lên đến 40%, chạm mức 705 triệu USD (theo Reuters, 07/2017). Từ việc chia sẻ trên toàn bộ những gì có thể, những thành phố châu Á là một “ngôi nhà lý tưởng” cho các loại dịch vụ truy cập, giúp truyền tải nhiều dữ liệu hơn là những mô hình dựa trên chủ sở hữu. Cơ sở dữ liệu này chính là chìa khóa giúp đem lại những giải pháp công dân mới.

  • Chính phủ mở

Chính phủ tại nhiều quốc gia châu Á đã bắt đầu tận dụng những nền tảng dữ liệu này để phát triển và tạo ra những thành phố thông minh. Ngân hàng The World Bank đã hợp tác cùng Grab nhằm cung cấp giải pháp giao thông miễn phí cho các chính phủ châu Á, hoạt động dựa trên dữ liệu của người lái xe Grab từ 34 thành phố khác nhau. Càng có nhiều sự hợp tác được thiết lập, người dùng sẽ càng có nhiều kỳ vọng vào những gì mà các thương hiệu có thể và phải làm được cho thành phố sinh sống của họ.

  • Ai đã vào cuộc?

Trung Tâm Thiết Kế Công Nghiệp - Vào tháng 1 năm 2017, Trung Tâm Thiết Kế Công Nghiệp tại Ấn Độ là một dự án được khởi tạo bởi một mạng lưới internet giúp kết nối những cửa tiệm tại Dhavari, Mumbai (một trong những khu nhà ổ chuột lớn nhất châu Á). Các thiết bị báo hiệu được đặt tại nhiều nơi xung quanh thị trấn, sau đó truyền đi những thông báo về nhu cầu và sản phẩm tại các cửa hàng gần nhất đến những đối tượng người dùng tiềm năng trong khu vực.

3. Bánh xe xoay vòng

Giao thông tại châu Á luôn là một trong những câu chuyện “không hồi kết”. Việc ùn tắc sẽ không biến mất vào năm 2018, do vậy thị trường người dùng luôn mong muốn sẽ tìm được những sản phẩm, dịch vụ hoặc những lựa chọn khác giúp họ giải quyết vấn đề.

Vì sao là năm nay?

  • Những thành phố ùn tắc

Trong top 10 những thành phố ùn tắc nhất thế giới đã có tới 6 thành phố nằm ở châu Á. Đi cùng với nguồn thu nhập tăng, đồng nghĩa với việc người người cùng nhau sắm xe hơi. Liên minh xe hơi Pháp-Nhật, Nissan-Mitsubishi-Renault, đang có tham vọng phát triển số lượng xe bán ra lên đến 40% vào năm 2020 với sự phát triển lớn nhất đến từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

  • Trung tâm di chuyển

Có đến 5 quốc gia châu Á lọt vào danh sách 10 nước có lộ trình di chuyển dài nhất trên thế giới. Với việc phát triển đem lại nhiều thành phố lớn trong khu vực, sẽ càng có nhiều hàng triệu lượt người di chuyển ra vào liên tục giữa những thành phố này.

  • Luôn đem lại tính giải trí

Tại Ấn Độ, số lượt xem Netflix tăng vọt vào giờ cao điểm. Chỉ một yếu tố nhỏ như vậy cũng đủ để cho ta thấy rằng nhờ vào các thiết bị di động, mà giờ đây người dùng sẽ có nhu cầu được giải trí vào bất kỳ nơi đâu, bất cứ lúc nào.

  • Ai đã vào cuộc?

Ứng dụng PUNMUANG - Được phát triển bởi dự án Active Bangkok Citizen, các bản đồ trên ứng dụng PunMuang là một ứng dụng lý tưởng hiển thị nhiều đường tắt, ngõ hẻm vốn được đánh giá là một “tuyệt chiêu” cho những người đi phương tiện 2 bánh. Một lối thoát khỏi những đoạn ùn tắc giao thông vốn nổi tiếng tại Bangkok. Tính tới tháng 11 năm 2017, đã có đến 5000 lượt tải ứng dụng, khuyến khích người dân chọn xe máy, xe đạp thay vì xe hơi.

4. Tạo khối niềm tin châu Á

Niềm tin của bộ phận người châu Á đang dần “kiệt quệ” bởi những scandal tham nhũng, lương thực khan hiếm cho đến những thông tin quan trọng không được ghi chép. Giờ đây, năm 2018 là một khởi đầu mới mà người dùng muốn đặt mọi niềm tin vào các thương hiệu nhằm đem lại những giá trị “xuyên thấu” và có nguồn gốc.

Vì sao là năm nay?

  • Khủng hoảng niềm tin

Vào năm 2017, Edelman Trust Barometer thu thập được khảo sát về 4 giá trị niềm tin của người châu Á đang dần sụp đổ bao gồm - chính phủ, thương hiệu, truyền thông và những tổ chức phi lợi nhuận. Tại Trung Quốc, 73% người dùng nghĩ rằng tham nhũng vẫn đang tăng trong thời gian gần đây.

  • Sự xuất hiện của Bitcoin

Giá Bitcoin tăng vọt vào năm 2017, gợi lên những phỏng đoán xung quanh những bí mật đằng sau những đồng tiền ảo tại các thị trường chính thống. Bởi đột nhiên, kể cả những cửa hàng trên đường phố cũng bắt đầu chấp nhận Bitcoin, và các chương trình giáo dục về Bitcoin trở nên phổ biến và chiếm dần các không gian làm việc.

  • Tư tưởng ngang hàng (Peer-to-peer: P2P)

Văn hóa cộng đồng của châu Á đồng nghĩa với việc không ai là người xa lạ và từ đó biến hóa thành một giải pháp. Với sự phát triển của nền kinh tế P2P đã đem lại sức mạnh cho từng cá thể hợp lại và làm việc cùng nhau, đem lại những giá trị cao cũng như tạo nên tư tưởng giải quyết vấn đề bằng sự hợp tác. Và giờ đây, công nghệ Blockchain sẽ đem lại một nền tảng niềm tin mới.

  • Ai đã vào cuộc?

Coins.ph - Coins.ph tận dụng công nghệ Blockchain để hỗ trợ những người làm việc tại nước ngoài (kể cả những người không có tài khoản ngân hàng) chuyển tiền cho người nhà của họ. Vào tháng 9 năm 2017, Coin.ph đã thu hút 1 triệu người dùng và hình thành một mạng lưới với trên 22,000 địa điểm giải ngân và nhận chuyển xuyên suốt Philippines.

5. Vương quốc của muôn thú

Người châu Á ngày càng yêu thích những chú vật nuôi trong nhà. Đi cùng với cuộc sống căng thẳng ngày càng tăng cao hiện nay cộng với việc mất niềm tin ở loài người, việc tìm đến những chú thú cưng để có một người bạn đồng hành, xoa dịu mọi căng thẳng thường nhật là một giải pháp phổ biến.

Vì sao là năm nay?

  • Sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu

Thu nhập của tầng lớp trung lưu tăng đồng nghĩa với việc giờ đây, họ đã có thể sở hữu riêng cho mình một chú thú cưng. Vào dịp Năm Mới tại Trung Quốc, họ đã chi tổng cộng 122 tỉ Nhân dân tệ cho thú cưng cũng như các sản phẩm, dịch vụ đi kèm vào năm 2016. Con số này còn được dự đoán sẽ tăng trung bình 20.5% hằng năm.

  • Căng thẳng và cô đơn

Singapore là một trong những đất nước có thời gian làm việc trung bình dài nhất trên thế giới. Vào năm 2016, người dân Singapore sử dụng 2,371.2 giờ đồng hồ cho công việc, trong khi Hàn Quốc là 2,193 giờ, Đài Loan là 2,163 giờ và Nhật Bản là 1,735 giờ. Tại những xã hội phát triển nhanh chóng như vậy, mức độ căng thẳng càng tăng cao. Do vậy, vật nuôi sẽ trở thành một trong những người bạn luôn túc trực bên họ để xoa dịu căng thẳng, sự cô đơn, cải thiện hiệu suất và trở nên khỏe mạnh hơn.

  • Đối xử như một con người

Từ việc chi 600 SGD để hỏa táng cho đến việc theo dõi những chú thú cưng trên mạng xã hội, cung cấp những kế hoạch ăn uống tốt cho sức khỏe, v.v… Người châu Á đang dần nuông chiều cũng như đối xử với thú cưng của họ như đối với con người.

  • Ai đã vào cuộc?

UberPET - Được chính thức cho ra mắt thị trường Singapore vào tháng 10 năm 2017, khách hàng có thể dẫn theo thú cưng của mình khi tham gia dịch vụ, từ chim, cá, chó, mèo, thỏ, rùa và hamster. Singapore là thành phố đầu tiên tại châu Á, tính đến tháng 10 năm 2017, giới thiệu đến thị trường dịch vụ này. Mỗi chuyến đi UberPET sẽ phụ thu thêm 2 SGD và giá cước tính ngang giá với UberX.

Xu hướng vốn đã có người khởi xướng, vậy bạn có phải là người chạy theo trào lưu để tạo nên một thị trường mang tính cạnh tranh gay cấn, thú vị. Hay bạn chọn trở thành người tạo ra xu hướng khác ngoài 5 lựa chọn trên?

Hà My
iPrice Group