“Đối với Minto, linh vật là người kể chuyện (storyteller) đại diện cho thương hiệu. Linh vật góp phần tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu, biến những câu chuyện, thông điệp có vẻ bình thường trở nên thú vị, hấp dẫn hơn, và đi vào lòng người dễ hơn”.
“Nhiều người tiêu dùng xem e-Commerce như một kênh giải trí. Đó là lý do các nền tảng e-Commerce thường triển khai nhiều hoạt động thú vị nhằm giữ chân người dùng như livestream với người nổi tiếng, chương trình khuyến mãi lớn…; từ đó kích thích nhu cầu mua sắm và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi”.
Trải qua 2 năm sống cùng COVID-19 và sự thay đổi mindset của người tiêu dùng, ông Sean O’Donnell, Global Brand Director tại Tiger Beer đã có buổi chia sẻ cùng WARC về cách thương hiệu bia này linh hoạt trong các chiến dịch sáng tạo trước ảnh hưởng khó lường của đại dịch.
Số thứ hai của series Prediction 2022 giới thiệu 2 xu hướng tiếp theo của báo cáo Marketer’s Tool Kit từ WARC. Marketer’s Toolkit là báo cáo thường niên mà WARC thực hiện nhằm cung cấp insight, xu hướng hỗ trợ marketer lên kế hoạch đối phó với các thách thức của năm.
Prediction là chuỗi bài viết do Brands Vietnam thực hiện, giới thiệu các báo cáo về xu hướng marketing và truyền thông. Qua đó, marketer có thể tham khảo để thích ứng tốt hơn với những thay đổi cũng như định hướng chiến lược phát triển cho thương hiệu. Số đầu tiên của series Prediction 2022 giới thiệu báo cáo Marketer’s Toolkit từ WARC.
Bài viết được lược dịch từ quan điểm của Giáo sư Roger Martin – tác giả của những cuốn sách kinh doanh nổi tiếng, cố vấn chiến lược cho các tập đoàn như P&G, Lego và Ford. Năm 2017, ông được Thinkers50 vinh danh là nhà tư tưởng kinh doanh số 1 thế giới. Đồng thời, ông cũng là cựu Trưởng khoa và Viện trưởng Martin Prosperity Institute thuộc the Rotman School of Management, Đại học Toronto, Canada.
Để mở rộng phạm vi tranh luận của một vấn đề phổ biến trong ngành, đó là: “Xây dựng thương hiệu hay tiếp thị hiệu suất?”, Brands Vietnam lược đăng một số quan điểm chuyên gia để marketer có một cái nhìn “tương hợp chứ không loại trừ” của hai trường phái marketing này.
“Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng như hai vòng tròn giao nhau, phần giao càng nhiều thì mối quan hệ càng bền chặt. Để đồng hành lâu dài cùng nhau, doanh nghiệp B2B cần phải liên tục phát triển danh mục sản phẩm và dịch vụ, sao cho bắt kịp tốc độ phát triển của thị trường và khách hàng. Họ xuất hiện nhu cầu đến đâu, chúng ta có giải pháp thoả mãn họ đến đó. Hay nói cách khác là trở thành ‘dependable partner’ – một đối tác chiến lược mà khách hàng luôn có thể tin tưởng dựa vào.”
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
Trong phần đầu tiên, Long đã chia sẻ với các bạn tổng quan về ngành bán lẻ, nghề Retail Marketing và có nhắc đến thế “kiềng ba chân” trong tư duy của marketer là Thị trường – Khách hàng – Đối thủ. Điều này cũng phù hợp với triết lý “Retail is Detail” rằng các marketer cần “đo ni đóng giày” trong mọi khía cạnh marketing ở thời đại mới.
Bán lẻ không chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra kiến thức về khái niệm doanh thu, chi phí của các nhà kinh doanh và marketer. Đó còn là một cuộc chơi thực tế đòi hỏi người chơi có sự gan góc và khả năng ứng biến linh hoạt, nhất là khi thị trường đang có những bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số và chịu tác động nặng nề của COVID-19.
Nếu ‘Marketing Myopia’ là tập trung quá mức vào sản phẩm so với nhu cầu của người tiêu dùng, thì biến thể thời hiện đại của nó là tập trung quá mức vào hiện tại so với dòng thời gian quá khứ - hiện tại - tương lai. Điều này khiến doanh nghiệp khó có thể nắm được bức tranh toàn cảnh của thương hiệu.
Đại dịch COVID-19 giáng một cú đánh mạnh vào tất cả các thương hiệu trên thế giới. Những phương pháp tiếp cận người tiêu dùng đại trà – one-size-fits-all đã không còn tác dụng như trước kia. Mọi doanh nghiệp đều phải điều chỉnh chiến lược tiếp thị của mình thì mới có thể thích nghi được với sự thiên biến vạn hoá của thị trường. Vậy chiến lược cụ thể là gì?
“Tâm lý và hành vi của shopper thay đổi tuỳ thuộc vào nhiệm vụ mua hàng của họ. Thấu hiểu được đặc trưng này, Trade Marketer mới có thể triển khai hoạt động phù hợp để thay đổi hành vi mua sắm của shopper ngay tại điểm bán. Bởi hơn cả, việc đánh trúng tâm lý người mua đã giúp chiến dịch Trade Marketing đạt được những thành công bước đầu.”
Để mở rộng phạm vi tranh luận của một vấn đề phổ biến trong ngành, đó là “Xây dựng thương hiệu hay tiếp thị hiệu suất?”, Brands Vietnam lược đăng một số quan điểm chuyên gia để marketer có một cái nhìn “tương hợp chứ không loại trừ” của hai trường phái marketing này.
Chủ đề được đào sâu hôm nay là chiến dịch Swiss It Up, hoạt động truyền thông quy mô trong năm 2020 của Logitech tại Việt Nam. Không chỉ phân tích chiến dịch dưới góc nhìn chuyên môn về xây dựng thương hiệu, mà chúng ta còn bàn về vấn đề sử dụng nguồn gốc xuất xứ để bảo chứng cho chất lượng sản phẩm.
“Đây là cơ hội cho các quốc gia như Việt Nam, mà đã xử lí tốt khủng hoảng và giữ nền kinh tế ổn định, xây dựng quyền lực mềm của họ”, theo báo cáo Nation Brands 2020. Việt Nam đứng trước cơ hội chưa từng có để phát triển thương hiệu quốc gia. Vậy thương hiệu quốc gia là gì và các hoạt động nên được triển khai như thế nào?
“New Direction / Định hướng mới” là loạt bài viết đào sâu vào những thay đổi mang tính chiến lược trong giai đoạn “chuyển mình” của một doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Để xây dựng năng lực modern marketing, McKinsey khuyên đội ngũ lãnh đạo, nhất là CMO cần phải chuẩn bị 3 điều sẵn sàng về tư duy, 6 sự thay đổi trong kỹ năng và 4 thứ trang bị nền tảng (enabler) cần thiết.
Young Marketers quay trở lại với mùa thứ 9 để tiếp tục tìm kiếm thế hệ marketer tiềm năng tiếp theo cho hành trình đào tạo Elite Development 9 tháng của năm 2021.
Chuyển đổi số là thuật ngữ được nhắc nhiều trong thời gian qua, không chỉ các doanh nghiệp thương mại, nhóm sản xuất cũng không nằm ngoài xu hướng này nhưng các thách thức về cân bằng quyền lợi đối tác là một trong các rào cản lớn nhất mà nhóm này phải giải quyết.
Bài viết đề cập đến hành vi của người tiêu dùng và nhà quảng cáo trước xu hướng cá nhân hoá, tầm quan trọng của dữ liệu, cùng những giải pháp giúp tiếp cận người dùng hiệu quả.
Đây là số cuối cùng của series 2 “Những chiến lược quảng bá hiệu quả của thương hiệu thời trang Việt”. Bạn đọc có thể xem lại bài giới thiệu để hiểu thêm bối cảnh của bài nghiên cứu này.
“New Direction / Định hướng mới” là loạt bài viết đào sâu vào những thay đổi mang tính chiến lược trong giai đoạn “chuyển mình” của một doanh nghiệp hoặc cá nhân.
Một quyển sách nói về những nguyên lý cơ bản của Marketing nhưng được thể hiện một cách mới mẻ, được phủ bởi lớp quan điểm cá nhân của Seth Godin cùng hàng tá câu chuyện làm Marketing trong thế giới kỹ thuật số hiện đại ngày nay.
Trong series thứ 2 của chuyên mục Fashion Marketing này, tôi muốn chia sẻ đến độc giả quan tâm đến lĩnh vực thời trang Việt một nghiên cứu mới với đề tài “Những chiến lược quảng bá hiệu quả của thương hiệu thời trang Việt trong bối cảnh thương hiệu ngoại chiếm ưu thế trên thị trường”.
Bài viết đề cập đến cách các marketer trên toàn thế giới nghĩ về social media, những kênh đang hoạt động tốt, những thay đổi của ngành và nhiều hơn thế nữa
Cách xây dựng thương hiệu và những mô hình tiếp thị cũ có thể không còn phù hợp với kỷ nguyên số ngày nay. Khi người tiêu dùng có nhiều công cụ để tiếp xúc và tương tác với thương hiệu thì việc đẩy thông tin một chiều có thể trở nên lạc hậu. Thay vào đó, việc nuôi dưỡng và xây dựng mối quan hệ với đúng nhóm đối tượng khách hàng một cách xuyên suốt quá trình mua hàng là điều mà các marketer nên ưu tiên thực hiện.
Trước giờ, phụ nữ luôn được định nghĩa trên cương vị người mẹ, với trách nhiệm cân bằng giữa gia đình và công việc, hoặc được tiếp cận theo tuổi tác và tình trạng hôn nhân. Đây là những ý tưởng marketing đã lỗi thời, bởi nữ giới ngày nay có những mục tiêu và mong muốn mới mẻ.
Pepsi Muối là một chiến dịch thú vị, bởi sự “sâu thẳm” về mặt ý nghĩa, sự táo bạo và dũng cảm về mặt triển khai. Thành công hay không, hãy để người tiêu dùng đánh giá thông qua doanh số đạt được sau Tết. Nhưng có được sự quan tâm và tranh cãi của cộng đồng mạng, sự thích và ghét của các marketer hay KOL, đã là một khởi đầu tích cực.
Tiếp nối sự thành công của Tiếp thị 3.0, Philip Kotler cho ra đời cuốn sách Tiếp thị 4.0 như một điều thiết yếu, để mang lại cho độc giả cái nhìn rõ ràng hơn về những biến chuyển to lớn sắp diễn ra đối với ngành tiếp thị đang phát triển ngày càng năng động.
Dựa vào kinh nghiệm và sự đúc kết nguyên lý marketing hiện đại, công trình nghiên cứu trong 5 năm (1999-2004) chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang đã xây dựng một mô hình quản trị marketing đơn giản nhưng xúc tích và dễ hiểu mà hầu hết các nhà quản trị doanh nghiệp đều nắm bắt không quá khó khăn, áp dụng linh hoạt trong doanh nghiệp của mình trong việc xác lập bộ máy, xây dựng chiến lược và tìm ra những đối sách cạnh tranh hiệu quả toàn diện cho thương hiệu sản phẩm và cho cả doanh nghiệp.
Quay trở lại quá khứ một chút, một thành viên của tạp chí Admap đã từng nhờ tôi - cùng với một loạt những chiến lược gia khác – đóng góp vào ấn bản đặc biệt của họ có chủ đề “Tương lai của Chiến lược”. Nó khá dài, nhưng đáng để bạn để mắt tới.
Khi CEO của tập đoàn GE thông báo họ sẽ trở thành một tập đoàn công nghiệp được số hóa, và CEO của Citigroup phát biểu họ sẽ trở thành ngân hàng kỹ thuật số dẫn đầu thế giới, cho thấy một chiến lược mới đang được các các tập đoàn trên thế giới ưu tiên sử dụng.
Người dùng ngày càng tiếp xúc nhiều nội dung trên mạng, và họ không biết họ có thể tin tưởng vào ai. Dự theo thông tin của Technorati, các trang blog được xem là một trong 5 nguồn tin trên mạng đáng tin tưởng nhất.
Thương hiệu miễn thuế của Thái Lan vừa bất ngờ nhận được cơ hội PR lớn chưa từng có. Theo ông Khushil Vawani, Vice President đồng thời là người chịu trách nhiệm chính mảng thể thao của Weber Shandwick, đây là lúc King Power cần phải tận dụng cơ hội này.
Các học viên khóa Young Marketers Elite Development Program mùa 2 (2014-2015) đang bước vào giai đoạn nước rút, chướng ngại cuối cùng đã được thiết lập và cũng là thử thách lớn nhất của các bạn học viên trước khi tốt nghiệp.
Tại Hội nghị Media360, người đứng đầu toàn cầu về truyền thông (Global Media Director) của tập đoàn Unilever, ông Geoff Seeley đã tự giới thiệu, "Vâng, tôi đến từ Unilever, nhưng tôi không chỉ biết tiêu tiền vào quảng cáo." Trong lúc đùa như thế, bạn sẽ phải tự hỏi, nếu đó là cách Seeley nghĩ, vậy thì Keith Weed - Giám đốc Marketing & Truyền thông toàn cầu (Chief Marketing & Communications Officer) của Unilever - sẽ thấy thế nào?
Trong khi đang lục lọi thư viện nhạc iTunes lần thứ ba trong ngày như thường lệ thì một bìa album mới chợt lọt vào tầm mắt tôi. Bức hình Polaroid chụp một cô gái ngay lập tức đưa tôi về lại với thời kì thập niên 80. Tình cờ đây cũng chính là ảnh bìa album mới nhất của Taylor Swift, 1989, được phát hành vào cuối tháng này.
Những đường đua có vẻ như bất tận cho marketer tranh tài trong việc tạo ra những trải nghiệm liên tục cho khách hàng và thu hút họ tại các touchpoint nhằm “hỗ trợ” họ trong quá trình đưa ra các quyết định.
Không nghi ngờ gì nữa, chiến dịch 24 giờ hạnh phúc cùng Pharrell Williams là một trong những chiến dịch đầy sức sống và tươi trẻ nhất mà chúng ta được chứng kiến trong suốt một năm trở lại đây!
Việc xem xét, điều chỉnh, thay đổi các chiến lược công ty, chiến lược kinh doanh trở thành yêu cầu bức thiết của nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Làm thế nào để không lâm vào tình cảnh “sống dở, chết dở” vì đã mắc sai lầm khi lựa chọn chiến lược?
Bài viết được chia sẻ bởi Chuyên gia Thương hiệu Võ Văn Quang, dựa trên kinh nghiệm là giám đốc điều hành nhãn hiệu Heineken đầu tiên tại Việt Nam từ 1996-99 và những trải nghiệm thực tế thị trường bia quốc tế tại Mỹ, Nhật, Châu Âu và Trung Quốc.
Cùng nhìn vào bức tranh toàn cảnh về chiến lược tiếp cận truyền thông số (Digital Strategy) thông qua các chiến dịch thắng lớn tại Spikes Asia 2013 tuần trước và một số chiến dịch đình đám tại Việt Nam gần đây.
"Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới. Nhưng anh thấy vị thế cà phê thành phẩm bán lẻ có thương hiệu của nước mình rất khiêm tốn, hầu hết là xuất khẩu dưới dạng thô," anh "thị trưởng Buford" Phạm Đình Nguyên - nickname những người bạn thân đặt cho anh sau những sự kiện vừa rồi - mở đầu bài chia sẻ với Brands Vietnam về chặng đường đã qua: về cuộc đấu giá, sở hữu thị trấn Buford, sự ra đời của PhinDeli và "Tuyên ngôn cà phê Việt trên đất Mỹ”.
Cuộc thi Young Marketers 2013 đã kết thúc tốt đẹp với vòng chung kết bùng nổ của 5 đội thi xuất sắc nhất năm đầu tiên, mang đến nhiều ngạc nhiên và hứng thú cho khán giả và đặc biệt là Ban Giám khảo, là những chuyên gia marketing uy tín có kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Tôi gặp anh Toàn vào những ngày cuối tháng 4 - thời điểm anh đang khẩn trương chuẩn bị VISA đi Thượng Hải tham dự Lễ trao giải. Cái nóng hừng hực của buổi trưa thứ 2 đầu tuần vội vã nhanh chóng dịu lại bởi không khí dễ chịu của quán cà phê và sự hồ hởi của câu chuyện anh sắp kể.
Ngày 21/2/2013 vừa qua, Ban tổ chức sự kiện Asian Marketing Effectiveness 2013 đã công bố danh sách 50 thành viên Ban giám khảo, những người sẽ phụ trách việc đánh giá và chọn ra những chiến dịch brand marketing và agency xuất sắc nhất năm 2012. Nổi bật trong danh sách này là sự có mặt của một nhân vật CMO nổi tiếng của Việt Nam - anh Nguyễn Đình Toàn.
Hội nghị Lãnh đạo Quản lý Kinh doanh và Tiếp thị Quốc tế CMO World Forum sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 4 năm 2013 tại khách sạn Sofitel, 17 Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM, do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tổ chức dưới sự phối hợp và bảo trợ của CLB CEO&CIO, Hội Truyền thông số, Vietnam Marcom, CMO Council Việt Nam, và MRD Việt Nam.
Cùng BrandsVietnam nhìn lại các hoạt động marketing và những sự kiện thương hiệu nổi bật trong năm 2012: kẻ thắng người thua, thâu tóm sáp nhập và những bài học marketing quý báu.