Chiến lược thương hiệu và tác động đến performance

Cuộc chiến chạy theo nền tảng và chi tiền quảng cáo có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, cảm thấy chi tiêu hiệu quả trên từng đồng đầu tư một. Nhưng sau một quá trình nhìn lại, Facebook “bão bùng” có định kỳ trong năm, TikTok hay một nền tảng nào đó lại nổi lên, liệu mình có theo kịp?

“Facebook dạo này khá bất thường, trước chạy 3.500.000 đồng/ngày ra được 100 đơn, mà giờ chỉ có 30-40 đơn. Tài khoản ‘chết’ liên tục, tiền mua nguyên liệu không đủ bù vào tiền lãi”.

“TikTok chất lượng khách kém quá, toàn bom hàng”.

“Google lại thay đổi chính sách rồi, ‘chết’ tài khoản liên tục”.

“Shopee lại tăng phí chiết khấu khi tham gia chương trình khuyến mãi”.

Chắc đây là tình trạng mà rất nhiều bạn làm kinh doanh, từ bán hàng online tại nhà, quản lý cửa tiệm nhỏ, hay điều hành cả doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên gặp phải.

Cuộc chiến về những chỉ số tăng trưởng dựa trên các nền tảng đôi khi khiến chúng ta hụt hơi.

Cuộc chiến chạy theo nền tảng và chi tiền quảng cáo có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, cảm thấy chi tiêu hiệu quả trên từng đồng đầu tư một. Nhưng sau một quá trình nhìn lại, Facebook “bão bùng” có định kỳ trong năm, TikTok hay một nền tảng nào đó lại nổi lên, liệu mình có theo kịp?

Đến khi nhìn lại, bạn nào chạy theo sản phẩm mùa vụ vẫn mãi tiếc nuối vì không tìm được “sản phẩm ngon” mà chạy theo sản phẩm giá rẻ. Bạn nào nhà sản xuất thì chợt thấy fanpage, website, rồi nhận diện của mình so với đối thủ cạnh tranh đã “cũ” từ đời nào. Cái vòng luẩn quẩn của việc học nền tảng mới, chạy chuyển đổi và phụ thuộc vào nó vẫn mãi diễn ra… Rồi nghe báo chí bàn về xu hướng tài chính, về lạm phát, về bất động sản, vàng, chính trị, năm thế giới thứ 7… bạn lại tự gây ra đủ loại cảm giác từ FOMO (fear of missing out) cho đến stress.

Vậy rốt cuộc, mình đang thiếu điều gì? Dù đã nghe ngóng đủ thứ từ môi trường cạnh tranh loại vĩ mô cho tới đối thủ cạnh ngõ, rồi vẽ chân dung khách hàng, rồi đi học đủ lớp content chạm đến “tử huyệt nỗi đau”, thêm vài lớp giải phóng lãnh tự động hóa doanh nghiệp... nhưng mọi thứ vẫn bất ổn?

Đó là vì chúng ta thiếu nội lực, lõi cạnh tranh hay cái gốc chưa được xây dựng bài bản!

Xin đừng “Fô mô” nữa, hãy “fô – in love” với brand đi!

Hãy chú trọng xây dựng một nền tảng thương hiệu bền vững.
Nguồn: Getty Images

Nếu ví thương hiệu như một tảng băng “3 phần nổi – 7 phần chìm” thì các phần thực thi chúng ta chú ý tới như xây dựng content, chạy ads, chương trình tại điểm bán… chỉ là bề nổi. Một thương hiệu hay một business có sức sống phải được xây dựng dựa trên chiến lược kinh doanh, tầm nhìn/ sứ mệnh/ giá trị cốt lõi và chiến lược thương hiệu. Nhiều người đề cao mục tiêu kinh doanh hàng tháng trong bản kế hoạch chứ chưa đề cao mục tiêu về phát triển thương hiệu, và không hiểu rằng thương hiệu là tài sản vô hình có giá trị lớn.

Báo cáo BrandZ được hãng nghiên cứu Kantar (Anh) công bố ngày 21/6 cho thấy Amazon là thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong năm 2021 với giá trị 684 tỷ USD. Hai vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Apple, Google với giá trị 612 tỷ USD và 458 tỷ USD.

Nếu bạn muốn doanh nghiệp của mình phí chạy quảng cáo “0” đồng mà vẫn phát triển được hệ thống, tự có khách hàng tìm đến và tin tưởng sử dụng dịch vụ, hoặc chi phí chạy quảng cáo thấp mà chuyển đổi cao, thì hãy xây dựng cho mình một nền tảng thương hiệu bền vững:

  • Xác định được điểm khác biệt nổi trội của sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp
  • Tìm ra định vị thương hiệu
  • Làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp trên thị trường
  • Xây dựng hình mẫu thương hiệu và cá tính thương hiệu
  • Brand guideline và biết cách thực thi trên tất cả content/ hình ảnh, điểm chạm truyền thông online và offline

Quay lại với những ví dụ điển hình từ những thương hiệu nhỏ hoặc startup. Cá nhân tôi và Ozland Marketing rất may mắn khi được tham gia các dự án từ giai đoạn tư vấn chiến lược thương hiệu cho tới thực thi với nhiều thương hiệu trong lĩnh vực F&B, dịch vụ… để thấy được kết quả rõ ràng của việc xây dựng được chiến lược thương hiệu sẽ tác động đến chuyển đổi trong chạy quảng cáo ra sao.

Khi xây dựng được hình mẫu, tính cách thương hiệu, đơn giản nhất là có một brand guideline giúp chúng ta tạo lập một tone giọng thương hiệu riêng không trộn lẫn và định hình được phong cách thiết kế, từ đó tạo lập được một cá tính, bản sắc thương hiệu. Kết quả là khi xây dựng một fanpage hay kênh TikTok, chúng ta sẽ không nhạt nhòa giữa muôn ngàn thương hiệu có những điểm tương đồng về công dụng sản phẩm hay lợi ích mang lại cho khách hàng.

Bằng cách này, thương hiệu có thể trở thành một trong những cái tên đầu tiên xuất hiện trong các lựa chọn của khách hàng, rồi sau đó in sâu vào trong tâm trí mỗi khi họ nghĩ tới việc mua sản phẩm/ dịch vụ. Vì một hình ảnh rõ nét và không nhạt nhòa sẽ khiến cho việc chạy quảng cáo, ngoài câu chuyện kĩ thuật, tiếp cận nhiều người và cho tỷ lệ chuyển đổi cao, chỉ từ vài ngàn – vài chục ngàn/data. Đồng thời thương hiệu cũng đủ sự tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư mong muốn tiếp cận chỉ qua một vài bài chạy quảng cáo với ngân sách nhỏ.

Một tư duy xây dựng thương hiệu bài bản, kết hợp với tầm nhìn và tâm đức của chủ doanh nghiệp cùng đội ngũ thực thi, có thể giúp thương hiệu cất cánh và gia tăng giá trị. Một nội lực vững mạnh và nền tảng vững chắc sẽ giúp thương hiệu dễ dàng vượt qua khủng hoảng, và xây dựng tốt bất kì platform mới nào.