Gầy dựng một cộng đồng mạng gắn kết, chiến lược bán lẻ độc đáo và tạo ảnh hưởng tốt đến môi trường và xã hội là ba yếu tố chính giúp các start-up thời trang và mỹ phẩm thành công.
“Truyền thông hoạt động CSR về biến đổi khí hậu là việc nên làm. Bởi nhiều người vẫn nghĩ rằng ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của chính phủ, các tổ chức xã hội, những chuyên gia môi trường và tự nhiên. Nên nếu doanh nghiệp không lên tiếng thông qua các phương tiện truyền thông thì sẽ khó có thể tạo ra thay đổi về nhận thức”.
“Cỗ máy xanh” 46 năm tuổi vẫn cần mẫn chắt lọc những điều tốt nhất cho vòng xoay kinh doanh bền vững của doanh nghiệp theo đúng tuyên ngôn “Chúng tôi tồn tại để đấu tranh cho một thế giới công bằng và tốt đẹp hơn”.
Tinh thần vì cộng đồng và môi trường chảy dọc suốt hành trình xây dựng và phát triển đã tạo nên một đế chế “phủ xanh” toàn diện cho The Body Shop. Không chỉ hô hào qua loa, thương hiệu này đã thể hiện sự nghiêm túc với mục tiêu phát triển bền vững thông qua hệ thống CSR được cho là một trong những hệ thống toàn diện nhất ở thời điểm hiện tại.
Prediction là chuỗi bài viết do Brands Vietnam thực hiện, giới thiệu các báo cáo về xu hướng marketing và truyền thông. Qua đó, marketer có thể tham khảo để thích ứng tốt hơn với những thay đổi cũng như định hướng chiến lược phát triển cho thương hiệu. Số đầu tiên của series Prediction 2022 giới thiệu báo cáo Marketer’s Toolkit từ WARC.
Khi việc nới lỏng hạn chế sau dịch ban bố ở các khu vực, quốc gia trên thế giới, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang thời trang bền vững đã gia tăng. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của Vogue toàn cầu về xu hướng này, những trở ngại vẫn còn đó. Trong bài viết này, tôi chia sẻ bài viết của Rachel Cernansky, đăng trên Vogue ngày 5/8/2021 và bài phỏng vấn với Cao Thi Sao mai, nhà sáng lập nhóm “Dũng Sĩ Tái Chế Việt Nam”.
“Nói CSR là hoạt động thiện nguyện thì không sai nhưng chưa đủ. Hầu hết những hoạt động thiện nguyện mang đến cho đối tượng ‘con cá’ – để giải quyết những vấn đề trên bề mặt. Nhưng cái mà họ cần trong lâu dài là ‘cần câu’ – những hoạt động an sinh khác liên quan đến cơ hội việc làm, kỹ năng làm việc, quyền lợi lao động…”
Trong số tháng này tôi muốn chia sẻ bài viết của Bella Webb đăng ngày 14/6/2021 trên báo Vogue về một bước ngoặt quan trọng hướng đến thời trang bền vững trong việc tiếp thị các sản phẩm làm đẹp ở Mỹ, khi cửa hàng phân phối mỹ phẩm, chăm sóc da Credo Beauty và các hãng khác đang tiên phong trong việc loại dần những mẫu thử này. Và như thường lệ là bài phỏng vấn xu hướng này tại Việt Nam với Ms Trang Nguyễn, cựu GM ngành hàng chăm sóc da của tập đoàn mỹ phẩm Hàn Quốc LG Cosmetics tại Việt Nam và hiện là nhà sáng lập và là CEO công ty B Happy cosmetics, với thương hiệu chăm sóc da G.G.G đang được giới trẻ Việt ưa chuộng.
Trong số tháng 6 này, tôi muốn chia sẻ tầm ảnh hưởng của những người tạo phong cách (stylist) đến thời trang bền vững, với bài dịch từ bài viết của Bella Webb trên Vogue ngày 13/5/2021 và phần phỏng vấn với style coach, cũng là nhà sáng lập Styleline cô Bùi Việt Hà.
Trước đây, “sống xanh, sống sạch, sống khoẻ” thường được nhắc đến như những xu hướng, phong cách sống hiện đại. Chỉ đến khi COVID-19 xuất hiện, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đi theo xu hướng trên mới gia tăng rõ rệt. Người tiêu dùng ngày càng tìm đến các mặt hàng có thành phần tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ và cải thiện sức khoẻ... Thực tế này đã thúc đẩy “sống xanh, sống sạch, sống khoẻ” phát triển và mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau tại Việt Nam với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Từ đó, các thương hiệu, sản phẩm đi theo xu hướng này cũng nhận được những thay đổi tích cực.
Bài tiếp theo trong series thời trang bền vững kỳ này là bài dịch về tương lai của hàng hiệu đã qua sử dụng tại Trung Quốc, viết bởi cô Ashley Galina Dudarenok, đăng ngày 31/3/2021 trên tạp chí Jingdaily. Và bài phỏng vấn vào tháng 4/2021 tại TPHCM với cô Lisa Le Long, người sáng lập trang RE.LOVED, với những nhận định về ngành hàng này tại thị trường Việt Nam.
Vạn vật xoay vần không ngừng thay đổi, các doanh nghiệp không bắt kịp nhịp độ phải buộc mình “thoái lui”. Thế nhưng, một số thương hiệu trẻ không những theo kịp mà còn tạo ra những bước đi đột phá, mang lại sự tăng trưởng đáng kể cho nền kinh tế. Hơn nữa, họ còn vượt qua nhiều định kiến, chuẩn mực để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng hiện đại.
“New Direction / Định hướng mới” là loạt bài viết đào sâu vào những thay đổi mang tính chiến lược trong giai đoạn “chuyển mình” của một doanh nghiệp hoặc cá nhân.
CSR không chỉ đơn thuần là các hoạt động trách nhiệm xã hội nhỏ lẻ, mà nên gắn liền với hoạt động kinh doanh cũng như triết lý thương hiệu. Một chiến lược CSR đúng đắn có đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển bền vững (Sustainable Growth) của doanh nghiệp cũng như của cộng đồng và xã hội.
Thành lập công ty kinh doanh hải sản dựa trên kinh nghiệm của một “tay ngang”, giờ đây người đứng đầu Vua Cua đang đặt cược vào công nghệ để tăng trưởng.
“Re-think CSR” là chuyên mục do Brands Vietnam và Rice & Partners hợp tác thực hiện, phỏng vấn các chuyên gia đến từ nhiều ngành hàng và quy mô doanh nghiệp khác nhau, chia sẻ về quan điểm, chiến lược, thực thi và kết quả thực tế có được từ hoạt động CSR của chính những doanh nghiệp tham gia chuyên mục. Từ đó, cung cấp những ý tưởng và cách tiếp cận đa dạng đối với một vấn đề tưởng chừng quen thuộc nhưng vẫn còn khá xa lạ tại thị trường Việt Nam.