Gartner: Vấn đề về nhân sự và bền vững là tâm điểm chú ý của các CEO giai đoạn 2022-2023

Những vấn đề liên quan đến nhân sự phát sinh ngày càng nhiều. Song song đó, chủ đề phát triển bền vững trở thành mối bận tâm chính của nhóm CEO tham gia khảo sát.

Con người, mục tiêu, giá cả và sự năng suất là những yếu tố tâm điểm được các thành viên lãnh đạo C-suite đề cập nhiều nhất trong một khảo sát gần đây của Gartner trong năm 2022. Hướng đến năm 2023, kết quả khảo sát cho thấy một sự chuyển dịch rõ rệt về những sự ưu tiên chưa từng thấy trong vòng 15 năm trở lại đây. Những vấn đề từng là trọng tâm từ năm 2009 – khoảng thời gian khủng hoảng tài chính diễn ra – đã quay trở lại trong năm 2022 và 2023.

Ông Mark Raskino – Distinguished VP Analyst tại Gartner – cho biết: “Trong năm 2022, sau những tầng phân tích về các xu hướng vĩ mô và yếu tố kinh tế liên quan, khảo sát CEO và Senior Business Executive của Gartner cho thấy những nhà lãnh đạo kinh doanh đang sắp xếp lại thứ tự ưu tiên của họ với một vài lĩnh vực trọng điểm trong chiến lược quản lý và đặt mục tiêu của doanh nghiệp”.

Khảo sát của Gartner ghi nhận ý kiến của hơn 400 Senior Business Leaders từ đa dạng lĩnh vực công nghệ, thương mại… Bảng khảo sát tập trung hỏi về những sự ưu tiên và quan điểm của họ về lĩnh vực công nghệ trong giai đoạn 2022-2023.

Con người, mục tiêu, giá cả và sự năng suất là những yếu tố tâm điểm được các thành viên lãnh đạo C-suite đề cập nhiều nhất trong năm 2022.
Nguồn: Getty Images

Những xu hướng chính trong tư duy lãnh đạo

5 xu hướng chính đúc kết từ top 10 sự ưu tiên được liệt kê trong khảo sát năm nay gồm:

  • “Tăng trưởng” vẫn là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất (51%) nhưng có dấu hiệu được nhắc đến với tần suất ít hơn trong năm nay. Theo phân tích của Gartner, nguyên do đến từ sự ảnh hưởng của các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng. Các CEO có thể sẽ không đẩy mạnh các hoạt động kích cầu khi họ chưa đủ khả năng để cung cấp sản phẩm cho thị trường.
  • Các vấn đề liên quan đến công nghệ, như kĩ thuật số hoá (digitalization), e-commerce và an ninh mạng xếp thứ 2 với 34%. Đối với các CEO, đại dịch đã nhấn mạnh giá trị của hệ thống làm việc từ xa, e-commerce và các cơ chế digital khác. Trải qua 3 năm sống trong đại dịch, họ đều ý thức được điều này và vẫn duy trì sự tập trung vào lĩnh vực công nghệ.
  • Các sự yếu tố liên quan đến nhân sự như giữ chân nhân sự tài năng, tuyển nhân sự, duy trì sự đa dạng (diversity), công bằng (equity) và nỗ lực được công nhận (inclusion) – DEI nhận được sự chú ý khá cao trong 2 năm liên tiếp và xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng top 10 ưu tiên (31%). Những yếu tố này xếp trước các vấn đề liên quan đến tài chính như lợi nhuận, dòng tiền và gọi vốn cùng các yếu tố liên quan đến sáng kiến doanh nghiệp như M&A, thay đổi chiến lược và tái cấu trúc.

  • Các vấn đề về môi trường xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng với 9% đáp viên cho biết đây là một trong 3 ưu tiên hàng đầu của họ. Dù con số khá khiêm tốn nhưng đây là lần đầu tiên lĩnh vực này xuất hiện trong top 10. Yếu tố môi trường từng nằm ở vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng 3 năm trước và vị trí 20 vào 7 năm trước. Điều này phản ánh sự quan tâm dành cho lĩnh vực này đang có dấu hiệu tăng trong 2022-2023. Các nhà lãnh đạo kinh doanh hiện đang chịu áp lực từ khách hàng, nhà đầu tư, chính quyền và nhân viên trong việc tăng các hoạt động bền vững liên quan đến môi trường. Từ đó, các hình thức kinh doanh bền vững được nhận định là một cơ hội giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất kinh doanh và tăng trưởng doanh thu.
  • Lạm phát là một vấn đề mới xuất hiện trong suy nghĩ của các CEO, 62% đáp viên cho biết đây là vấn đề tồn tại dai dẳng trong quý IV/2021. Vào thời điểm đó, tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng do đại dịch và các gói trợ cấp chi tiêu của chính phủ trong thời gian giãn cách kéo dài đã thúc đẩy lạm phát. Sự kiện giữa Nga và Ukraine cùng hậu quả của những biện pháp trừng phạt kinh tế đã trầm trọng hoá tình trạng lạm phát. Cụ thể, nguồn cung cấp hàng hoá (dầu mỏ, khí đốt, ngũ cốc và đèn neon) từ khu vực này bị gián đoạn sẽ đẩy giá của một loạt ngành hàng.

Những vấn đề về nhân sự trở thành trọng tâm sau đại dịch

Sự kết hợp của các xu hướng xã hội xoay quanh chỉ số DEI và những ảnh hưởng tâm lý sau đại dịch đã dẫn đến những vấn đề nhân sự quan trọng, thu hút sự chú ý đặc biệt của các CEO. Việc thu hút và giữ chân nhân tài là mối bận tâm chính trong lĩnh vực nhân sự, 15% Senior Executives (tăng từ mức 8% của năm ngoái) cho biết đây là một trong 3 mối bận tâm lớn nhất của họ.

Việc thu hút và giữ chân nhân tài là mối bận tâm chính trong lĩnh vực nhân sự.
Nguồn: Envato

Những vai trò của công nghệ cũng là một lĩnh vực quan trọng để kiểm nghiệm các chiến lược phát triển nhân tài. Nhân viên IT và Business Technologist là một trong những nhóm nhân viên khó tuyển dụng và giữ chân nhất. Do đó, việc thử nghiệm và phát triển các ý tưởng quản lý những nhân tài hàng đầu với 2 nhóm nhân sự này là việc cần được ưu tiên.

Chế độ làm việc Hybrid và làm việc từ xa là thay đổi đáng kể nhất

55% đáp viên cho rằng chế độ làm việc từ xa và làm việc hybrid là vấn đề nổi bật nhất về mặt nhân sự. Các CEO nhận thấy thay đổi lớn nhất về cách làm việc sau đại dịch chính là nhu cầu làm việc theo 2 chế độ này của đội ngũ nhân viên. Trong đó, họ quan ngại về quá trình xây dựng, duy trì văn hoá công ty cũng như quá trình đảm bảo hiệu suất công việc khi bàn về chế độ làm việc từ xa và hybrid.

Trong 2 giai đoạn triển khai khảo sát, các mối bận tâm liên quan đến vấn đề nhân sự ngày càng thăng hạng trong danh sách ưu tiên của các nhân sự cấp cao. Trong đó, nhân viên xin nghỉ được xem là một vấn đề quan trọng của 48% đáp viên khảo sát trong quý IV/2021, tăng từ mức 34% của quý III/2021. Tổng quan, 49% CEO đồng ý với nhận định: “Việc tìm kiếm và tuyển dụng những kiểu nhân viên doanh nghiệp cần là rất khó”.

Thu Nga / Brands Vietnam
* Nguồn: Gartner