Coca-Cola Việt Nam được vinh danh tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024

Coca-Cola Việt Nam được vinh danh là một trong 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tiêu biểu giai đoạn 2023-2024 và được trao giải Hạng mục Ngành hàng Tiêu dùng nhanh (FMCG) tốt nhất tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024. Giải thưởng là sự khẳng định cam kết kiên định của công ty đối với các mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam.

Tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam (Vietnam Connect Forum) năm 2024 do Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức, công ty Coca-Cola Việt Nam được vinh danh là một trong 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tiêu biểu giai đoạn 2023-2024 và được trao giải Hạng mục Ngành hàng Tiêu dùng nhanh (FMCG) tốt nhất, trong khuôn khổ Giải thưởng Rồng Vàng 2024.

Giải thưởng đã ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của Coca-Cola Việt Nam trong việc chuyển đổi thành một công ty sản xuất xanh, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và thực hiện các hành động hiệu quả hướng tới mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Ông Bùi Khánh Nguyên – Phó Tổng Giám đốc Đối ngoại, Truyền thông và Phát triển Bền vững – thay mặt Công ty Coca-Cola nhận giải thưởng tại Lễ trao giải Rồng Vàng lần thứ 23 tại TP. Hải Phòng

Giải thưởng Rồng Vàng là chương trình giải thưởng uy tín thường niên do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại Giao tổ chức nhằm ghi nhận những thành tích xuất sắc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong sản xuất, kinh doanh và những đóng góp quan trọng cho kinh tế Việt Nam, tiên phong chuyển đổi xanh, chuyển đổi tuần hoàn, đảm bảo phát thải carbon thấp trong quy trình sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, quan tâm, trú trọng và có kế hoạch thực thi ESG.

Vượt qua gần 500 đề cử và đăng ký tham gia giải thưởng, qua hai vòng khảo sát và bình chọn, Coca-Cola Việt Nam đã trở thành một trong 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiêu biểu nhất Việt Nam nhờ những thành tích nổi bật trong việc tiên phong đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi thân thiện với môi trường và ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh và quá trình quản trị doanh nghiệp.

Phát biểu tại Diễn đàn Kết nối Việt Nam 2024, ông Bùi Khánh Nguyên – Phó Tổng Giám đốc Đối ngoại, Truyền thông và Phát triển bền vững của Coca-Cola Việt Nam – cho biết: “Được ghi nhận là một trong 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tiêu biểu, cùng với giải Hạng mục Ngành hàng Tiêu dùng nhanh (FMCG) tốt nhất tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024, là sự khẳng định cho cam kết kiên định của công ty đối với các mục tiêu phát triển bền vững. Với chiến lược ‘Sự lựa chọn của chúng ta, Tương lai của chúng ta’, Coca-Cola Việt Nam cam kết tạo ra những tác động tích cực và sự khác biệt trong cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động, tập trung vào ba trụ cột chiến lược: Sản phẩm, Hành tinh và Con người. Cam kết này đã trở thành kim chỉ nam cho cho hành trình suốt 3 thập kỷ nỗ lực tạo ra tác động tích cực tại Việt Nam và hơn thế nữa”.

Các nỗ lực chuyển đổi xanh hướng tới kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải carbon của Coca-Cola Việt Nam bắt đầu bằng việc đề ra những mục tiêu cụ thể trong dài hạn. Với tầm nhìn về một thế giới không rác thải, Coca-Cola Việt Nam đề ra mục tiêu sử dụng 100% bao bì có thể tái chế vào năm 2025 và sử dụng ít nhất 50% vật liệu tái chế trong bao bì vào năm 2030, thu gom và tái chế 100% chai hoặc lon được bán ra vào năm 2030. Doanh nghiệp cũng đề ra mục tiêu toàn cầu trong toàn hệ thống hướng đến giảm phát thải ròng 25% vào năm 2030 và hướng tới đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Không phát sinh rác thải ra bãi chôn lấp trong toàn chuỗi vận hành hoạt động cũng chính là mục tiêu dài hạn đầy tham vọng mà công ty đã đặt ra.

Coca-Cola được làm từ 100% nhựa tái chế từ vào tháng 9/2022, giúp giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới tại Việt Nam mỗi năm.
Nguồn: Coca-Cola

Tại Việt Nam, Coca-Cola là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc áp dụng tuần hoàn bao bì thông qua việc với thiệu chai Coca-Cola được làm từ 100% nhựa tái chế từ vào tháng 9/2022, giúp giảm sử dụng hơn 2.000 tấn nhựa mới tại Việt Nam mỗi năm. Thông qua mối quan hệ đối tác cùng các nhà tái chế nhựa tại Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam đã thu gom và tái chế tương ứng hơn 40% bao bì nhựa PET trong năm 2023.

Đối với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Coca-Cola Việt Nam đề ra những giải pháp mang tính đồng bộ trong toàn chuỗi giá trị bắt đầu từ việc xác định các nguồn phát thải khí nhà kính và giảm lượng phát thải trong toàn chuỗi giá trị của công ty từ nguyên liệu đầu vào, vận hành sản xuất cho đến khi sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng.

Cụ thể có thể kể đến việc sử dụng nhiên liệu biomass cho việc đốt lò hơi với hệ số phát thải khí nhà kính thấp hơn so với nhiên liệu hóa thạch. Doanh nghiệp cũng đang trong quá trình triển khai thay thế toàn bộ xe nâng sử dụng gas bằng xe nâng sử dụng điện, bố trí lại hệ thống kho lạnh để giảm tiêu thụ điện năng cũng như lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tạo ra điện năng phục vụ cho sản xuất. Trong năm 2023, những giải pháp đồng bộ đã giúp Coca-Cola Việt Nam giảm 1,7% lượng khí thải carbon so với mục tiêu đề ra mặc dù sản lượng sản xuất tăng 2,7%.

Tại Việt Nam, Coca-Cola đã có những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn: Coca-Cola

Tại Việt Nam, Coca-Cola đã có những đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội. Cũng trong năm 2023, công ty đã có những đóng góp tích cực cho cộng đồng thông qua nhiều sáng kiến cộng đồng có sức lan tỏa lớn như: chương trình “Chợ Tết 0 đồng” mang niềm vui Tết đến 6.000 gia đình có hoàn cảnh khó khăn; Mang Tết kỳ diệu đến với hàng nghìn hoàn cảnh khó khăn trên toàn quốc thông qua chương trình “Vui Tết Cùng Coca-Cola”...

Đặc biệt, thông qua sáng kiến Trung tâm hỗ trợ cộng đồng EkoCenter đã được triển khai tại Việt Nam kể từ năm 2015, Coca-Cola đã hỗ trợ hỗ trợ cộng đồng địa phương theo nhiều cách khác nhau, từ cung cấp nước uống sạch, trao quyền cho phụ nữ, nghiên cứu các giải pháp xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường, cứu trợ khẩn cấp, đến thúc đẩy sự phát triển về thể chất và văn hóa của người dân địa phương.