Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu tài chính tại Việt Nam đẩy mạnh việc tài trợ cho các nền tảng về sức khoẻ như sự kiện thể thao hay ứng dụng sức khoẻ. Vậy đâu là lý do khiến các thương hiệu tài chính Việt Nam tài trợ cho nền tảng này? Câu trả lời sẽ được làm rõ trong số thứ 8 của series Deep Dive.
eSports từ một thị trường ngách, kén đầu tư nay trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển vượt bậc trên thế giới. Theo báo cáo của Newzoo, năm 2020, doanh thu toàn cầu của eSports đạt 947,1 triệu USD với khoảng 435,9 triệu khán giả. Riêng tại Việt Nam, năm 2020 đánh dấu một năm đáng nhớ của eSports khi có đến 1/3 dân số tham gia bộ môn này (theo Sách trắng eSports Việt Nam 2021).
Năm 2016, FWD gia nhập thị trường Việt Nam bằng MV ca nhạc và là thương hiệu bảo hiểm đầu tiên dùng nghệ sĩ âm nhạc làm đại sứ thương hiệu. Từ đó đến nay FWD vẫn gắn liền với các sự kiện âm nhạc quy mô lớn như một điểm nhận biết về một thương hiệu bảo hiểm trẻ cả về tuổi đời, tập khách hàng lẫn chiến lược kinh doanh.
Tham gia tài trợ bóng đá từ năm 2013, là đơn vị đồng hành cùng lứa cầu thủ Vàng như Xuân Trường, Công Phượng, Tuấn Anh... NutiFood là thương hiệu “có duyên” nhất với môn bóng đá Vua tính đến thời điểm hiện tại.
Năm 2013, Suntory Pepsico Vietnam Beverage lần đầu tiên đưa game show ngoài trời Amazing Race về thị trường Việt Nam để đồng hành cùng nhãn hàng Sting. Thời điểm đó, Việt Nam là thị trường đầu tiên ở Châu Á du nhập game show hoạt động ngoài trời về, và từ đó cũng mở đường cho hàng loạt game show tương tự.
Manchester United (MU) vừa qua đã công bố chính thức về sự hợp tác quảng cáo/ thương mại với nhà tài trợ thứ 40 của họ. Liệu rằng ngoài ban quản lý MU, có còn người nào khác nên cảm thấy hài lòng về việc này?
Bằng cách nào mà một nhà sản xuất xe hơi như Infiniti có thể xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhà vô địch Đường đua F1 và làm cách nào người lãnh đạo đứng sau chiến dịch đó có thể lèo lái mối quan hệ một cách khéo léo nhất để mang về những thành công vượt trội cho thương hiệu?