Trong năm 2022, cung và cầu của thị trường đồ uống đều ghi nhận những dấu hiệu tích cực, tiếp nối đà tăng trưởng trước COVID-19 sau 2 năm với sức mua giảm mạnh. Ngành hàng đang chứng kiến sự bùng nổ về các loại và hương vị đồ uống, xu hướng tiêu dùng mới và sự đa dạng của các kênh mua sắm. Vậy làm sao để thương hiệu có thể hiểu sâu hơn về thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng (NTD) trong “sân chơi” năng động này?
Năm 2021 là một năm nhiều biến động với ngành hàng FMCG. Bảng xếp hạng Brand Footprint 2022 ghi nhận làn sóng thứ 4 của COVID-19 đã thay đổi đáng kể hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt, cụ thể là ở 5 ngành hàng Sức khoẻ & Sắc đẹp, Chăm sóc nhà cửa, Thực phẩm đóng gói, Thức uống và Sữa. Bất chấp thách thức, nhiều thương hiệu FMCG đã thành công thích ứng và đạt được kết quả kinh doanh nổi bật.
“Trong bối cảnh hành vi sử dụng cũng như mức độ tiêu thụ các phương tiện truyền thông thay đổi không ngừng, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, truyền hình vẫn giữ vị thế là phương tiện truyền thông quan trọng trong hiệu quả quảng cáo và thúc đẩy việc ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng’’.
Ngày 18/6, Kantar công bố báo cáo bảng xếp hạng thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại thị trường Việt Nam. Trong đó, top 3 nhà sản xuất FMCG được chọn mua nhiều nhất Việt Nam không có gì thay đổi so với năm 2019. Vinamilk tiếp tục là nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất tại thành thị 4 TP chính, trong khi Unilever duy trì vị thế dẫn đầu ở khu vực nông thôn.
Theo Kantar, năm 2021, tại Đông Nam Á, có 180 triệu người xem video trên internet - OTT (Over-The-Top), với mức độ thâm nhập lên đến 31%. Những con số này thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của OTT trong khu vực và hứa hẹn đem đến nhiều tiềm năng quảng cáo cho thương hiệu.
Không chỉ đơn thuần chia sẻ những báo cáo hữu ích, Data Station là loạt bài phỏng vấn đào sâu vào các kết quả nghiên cứu, dưới góc nhìn của người trong cuộc, nhằm đưa ra những quan điểm sâu sắc và đề xuất có tính ứng dụng cao cho kế hoạch marketing sắp tới của bạn.
Trước đây, “sống xanh, sống sạch, sống khoẻ” thường được nhắc đến như những xu hướng, phong cách sống hiện đại. Chỉ đến khi COVID-19 xuất hiện, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm đi theo xu hướng trên mới gia tăng rõ rệt. Người tiêu dùng ngày càng tìm đến các mặt hàng có thành phần tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ và cải thiện sức khoẻ... Thực tế này đã thúc đẩy “sống xanh, sống sạch, sống khoẻ” phát triển và mở rộng phạm vi tiếp cận đến nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau tại Việt Nam với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Từ đó, các thương hiệu, sản phẩm đi theo xu hướng này cũng nhận được những thay đổi tích cực.