INSEE Việt Nam đã chứng minh được triết lý “Vững xây cuộc sống” của mình với hệ thống chiến lược phát triển bền vững gồm 5 trụ cột sáng kiến liên kết chặt chẽ đến từng khía cạnh trong đời sống của cộng đồng. Với hệ thống sáng kiến đa tầng, đa dạng, INSEE Việt Nam đã quản lý nguồn lực như thế nào để thành công mang lại những giá trị bền vững, dài hạn cho cộng đồng?
Tinh thần vì cộng đồng và môi trường chảy dọc suốt hành trình xây dựng và phát triển đã tạo nên một đế chế “phủ xanh” toàn diện cho The Body Shop. Không chỉ hô hào qua loa, thương hiệu này đã thể hiện sự nghiêm túc với mục tiêu phát triển bền vững thông qua hệ thống CSR được cho là một trong những hệ thống toàn diện nhất ở thời điểm hiện tại.
Prediction là chuỗi bài viết do Brands Vietnam thực hiện, giới thiệu các báo cáo về xu hướng marketing và truyền thông. Qua đó, marketer có thể tham khảo để thích ứng tốt hơn với những thay đổi cũng như định hướng chiến lược phát triển cho thương hiệu. Số đầu tiên của series Prediction 2022 giới thiệu báo cáo Marketer’s Toolkit từ WARC.
Trong bài cuối năm 2021 khép lại chủ đề thời trang bền vững, tôi muốn chia sẻ một phần trong báo cáo khảo sát năm 2021 của Vogue Business đăng ngày 10/12/2021 về xu hướng kết hợp công nghệ trong lĩnh vực thời trang đã qua sử dụng, cho thuê và NFTs.
Chúng ta thường gặp các hoạt động trách nhiệm xã hội từ các doanh nghiệp sở hữu sản phẩm hữu hình. Với các công ty hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như công nghệ, liệu họ có những loại hình hoạt động CSR nào? Liệu có “công thức” dành riêng cho các nhóm ngành này?
Khi việc nới lỏng hạn chế sau dịch ban bố ở các khu vực, quốc gia trên thế giới, xu hướng người tiêu dùng chuyển sang thời trang bền vững đã gia tăng. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới nhất của Vogue toàn cầu về xu hướng này, những trở ngại vẫn còn đó. Trong bài viết này, tôi chia sẻ bài viết của Rachel Cernansky, đăng trên Vogue ngày 5/8/2021 và bài phỏng vấn với Cao Thi Sao mai, nhà sáng lập nhóm “Dũng Sĩ Tái Chế Việt Nam”.
“Làm CSR không tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà tùy vào quan điểm của người làm chủ. Nếu muốn, họ sẽ tìm được cách triển khai các hoạt động CSR giúp đỡ cộng đồng từ chính mô hình kinh doanh của mình”.
Trong số này tôi muốn chia sẻ ý tưởng làm mới các sản phẩm vintage của thương hiệu Gucci qua bài viết của Luke Leitch đăng trên Vogue ngày 25/9/2021 và bài phỏng vấn với bạn Nguyên Đặng, founder của Shinesium, về mô hình này tại Việt Nam.
Bài viết của tác giả Jiaqi Luo đăng trên Vogue ngày 14/7/2021 mà tôi chọn dịch cho kỳ tháng 9 này nói về một sở thích mới của người tiêu dùng thế hệ Millennials ở Trung Quốc, đặc biệt là nhóm phụ nữ, khi họ phá vỡ các thông lệ và chuyển niềm đam mê trang phục, túi xách, giày dép sang sưu tập đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ hàng hiệu đã qua sử dụng.
Trong số tháng 6 này, tôi muốn chia sẻ tầm ảnh hưởng của những người tạo phong cách (stylist) đến thời trang bền vững, với bài dịch từ bài viết của Bella Webb trên Vogue ngày 13/5/2021 và phần phỏng vấn với style coach, cũng là nhà sáng lập Styleline cô Bùi Việt Hà.
2020 không phải là một năm may mắn cho ngành thời trang toàn cầu, hay chính xác là cho ngành hàng thời trang mới, với mức sụt giảm chóng mặt 79% ở thời điểm tháng 4, những tháng đầu của trận đại dịch. Đối với những người may mắn vẫn còn giữ được việc làm, họ không có nhiều lý do để mua sắm quần áo mới khi hầu như luôn ở trạng thái WFH làm việc tại nhà, chưa kể việc ở trạng thái lo lắng về tương lai bệnh dịch. Tuy nhiên loungewear (đồ mặc nhà) là một ngoại lệ, khi nhu cầu mua sắm loại sản phẩm này vẫn tăng cao.