Năm 2020 đã khép lại với rất nhiều biến động. Các từ khoá liên quan đến đại dịch xuất hiện trong các bài viết, báo cáo, và trở thành vấn đề nan giải cho nhiều cá nhân, thương hiệu tại Việt Nam. Nhưng, dù có nhiều khó khăn, Brands Vietnam vẫn giữ vững sứ mệnh lan toả tri thức đến cộng đồng.
Tại Việt Nam, social media là một trong những kênh có vai trò quan trọng đối với hoạt động marketing của thương hiệu, với ưu thế ngân sách triển khai không quá cao và ngày càng nhiều người Việt sử dụng. Theo nguyên tắc, ở đâu có khách hàng, thương hiệu nên hiện diện ở đó. Chẳng hạn như trước đây khi chỉ có TV, thì thương hiệu sẽ tìm cách tiếp cận khách hàng qua kênh này, còn bây giờ là thời đại của mạng xã hội và digital, thương hiệu cũng phải “hoà nhập” để theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng.
Đặc thù khi cung cấp dịch vụ performance marketing cho doanh nghiệp B2B là phải bám sát vào rất nhiều chỉ số có liên quan đến doanh thu. Mỗi dự án kéo dài nhiều năm và cần đội ngũ nhân lực có kỹ năng học hỏi không ngừng để tích luỹ đủ kiến thức về những sản phẩm, ngành hàng phức tạp như cơ khí, công nghiệp, sản xuất thiết bị, máy móc... Do vậy, việc tiếp thị cho B2B ‘khó xơi’ và nhiều thách thức hơn. Tuy nhiên, ‘càng khó lại càng muốn dấn thân’ là động lực của team GOHA và Vân Tay Media.
“Thị trường quảng cáo, truyền thông ngày càng đông đúc với hàng loạt agency nội địa ra đời hay sự du nhập của các global agency vào Việt Nam. Cuộc chiến cũng vì thế mà ngày càng khốc liệt. Có thể thấy, lợi thế của local agency so với global agency là sự gần gũi với nhóm đối tượng mục tiêu và sở hữu quy trình làm việc tinh gọn. Tuy nhiên, để cạnh tranh trên thị trường, họ cần có thế mạnh khác biệt và đủ chắc. Nếu mạnh mảng nào, hãy tập trung phát triển mảng đó thì mới đủ sức tạo dấu ấn đối với khách hàng.”
Thời đại 4.0 đem đến nhiều thách thức cho ngành PR từ vấn đề về ngân sách, sự giảm nhẹ trong vai trò cho đến nguy cơ bị lấn át bởi truyền thông xã hội. Tuy nhiên đây chính là động lực để PR "làm mới" mình. Agency PR nên tích hợp năng lực "đa kênh" để truyền tải thông điệp, câu chuyện thương hiệu bằng nhiều định dạng sáng tạo khác nhau. Bản thân người làm PR cũng cần tự trang bị tư duy về marketing và xây dựng thương hiệu, thì mới phát triển bền vững được.
Không phải cứ “đốt tiền” cho quảng cáo thì mới đem về kết quả mong muốn, vì thói quen và hành vi mua hàng trên môi trường số thay đổi liên tục. Sử dụng ngân sách sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và bối cảnh thị trường mới được xem là cách tồn tại trong bối cảnh nhiều biến động hiện nay, nhất là với các doanh nghiệp SME. Để giải quyết bài toán này, năng lực cốt lõi của agency cần phải đủ thông minh và nhạy bén để tạo ra các chiến lược mạnh mẽ cho từng sản phẩm.
Khởi nghiệp không phải là ý tưởng bộc phát, mà là cả một chặng đường. Kết quả của chặng đường đó sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cá nhân. Nên “đừng cố gắng khoác lên cho mình một chiếc áo start-up, nhưng lại không đủ đam mê để đi đến cùng”.