Có nhiều client đến và yêu cầu “Tôi muốn thiết kế này”, nhưng tôi sẽ hỏi lại “Bạn muốn kể câu chuyện gì cho khách hàng của bạn?”. Bởi thiết kế chính là phương tiện để đưa câu chuyện của thương hiệu đến người tiêu dùng.
Theo Magna, chi tiêu quảng cáo trước đại dịch COVID-19 toàn ngành dự kiến sẽ tăng từ 3.8% đến 7.1% so với cùng kỳ, nhưng hiện tại, con số này sẽ còn giảm mạnh… Lần đầu tiên, thế giới chỉ xoay quanh các từ khoá như “cách ly”, “giãn cách xã hội”, “làm việc tại nhà”, “đóng cửa”…
Niềm tin, sự tôn trọng và giá trị chính là nền tảng cơ bản của việc xây dựng một mối quan hệ chuyên nghiệp trong công việc. Dù bạn là ai, ở đâu, đang làm ở agency hay client nào, thì chỉ có sự chuyên nghiệp mới đem đến hiệu quả bền vững. Vậy làm thế nào để xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp trong công việc?
Mặc dù việc đem ý tưởng đi đánh giá với người tiêu dùng để chọn ra agency chiến thắng trong một cuộc pitching có vẻ như là một điều hợp lý và vô cùng bình thường, nhưng tôi cho rằng Creative Testing hiện nay đang có nhiều cái không ổn.
Các phương pháp Pitching truyền thống hiển nhiên là tốn nhiều thời gian và công sức cho cả Client và Agency. Thế nhưng có bao giờ chúng ta dừng lại, suy ngẫm và tự hỏi: Liệu có cách nào thay thế việc Pitching mà vẫn đảm bảo tìm được đúng Agency?
Trong bài viết trước, chúng tôi đã đưa ra một vài lý do cơ bản của việc Pitch không ngọt ngào. Dù khó khăn thể nào, Pitch vẫn luôn có sức hút đặc biệt và gây nghiện với nhiều marketer. Để Pitch trở nên “ngọt ngào” và hiệu quả, cần đến sự hợp tác không chỉ của phía nào, mà cả Agency và Client. Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra 5 nguyên tắc của một Pitch tốt. Và một lần nữa, nó dành cho cả Agency và Client.
Trong thế giới marketing, Pitch không phải là điều gì xa lạ. Ngược lại, Pitch “ám ảnh” nhiều người làm marketing đến nỗi chúng tôi quyết định không cần thiết phải sử dụng nghĩa tiếng Việt cho từ Pitch trong loạt bài viết này.
Không có luật lệ thành văn nào cho mối quan hệ giữa Client và Creative, nhất là với những Creative làm việc tự do. Mối quan hệ ấy có vô vàn vấn đề nảy sinh trong lúc hợp tác dẫn đến những kết quả không mong muốn cho cả đôi bên và tất nhiên cũng có những kết thúc vô cùng mỹ mãn. Ông Lior Frenkel, một Creative tự do đồng thời cũng là CEO tại Agency Sáng tạo Prospero, đã viết một "tâm thư" gửi đến các Client để bộc bạch những điều ông nghĩ để mối quan hệ này trở nên tốt đẹp và lâu dài hơn.
Tuần trăng mật đầu tiên với khách hàng mới lúc nào cũng thú vị. Trong giai đoạn đầu của hôn nhân, agency nói cái gì cũng đúng, client thì “nuốt ừng ực” từng ý tưởng. Và do vậy, rất dễ để bỏ qua những chi tiết nhỏ mà lâu dài có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Tất cả chúng ta đều đã trải qua chuyện này. Bạn brief cho agency, chờ đợi mòn mỏi và sau cùng cũng đến ngày ấy: ngày mà bạn kỳ vọng agency sẽ đưa ra một ý tưởng mà có thể đưa thương hiệu của bạn vươn đến sự vĩ đại.
Đó là câu hỏi của một bạn sinh viên dành cho tôi trong một buổi thuyết trình hướng nghiệp ngành Quảng Cáo. Hơn mười năm trước, tôi đã không đủ tầm nhìn hỏi mình câu hỏi đó. Tôi đã không chọn Quảng cáo, tôi chỉ đơn giản nắm bắt một cơ hội nghề nghiệp mở ra trước mắt. Sau này trên đường đi, đôi lúc tôi lại quay quắt câu hỏi này – Lựa chọn này đúng hay sai? Đã lỡ đi rồi, liệu có còn cơ hội chọn chiều ngược lại?
Nếu bạn là một client và đang bực bội với agency của bạn vì sản phẩm của họ không giải quyết được vấn đề, có lẻ là khả năng chiến lược của họ không cao. Trong trường hợp này thì đây là một vấn đề nghiêm trọng.
Ngày nay, lựa chọn một agency chẳng khác gì tìm bạn đời trong quán bar. Một agency có bài thuyết trình xuất sắc, hay có ý tưởng hoang dại phá cách, chưa hẳn là một đối tác phù hợp về lâu dài. Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên sẽ phai nhạt dần qua thời gian thực thi chiến dịch. Đôi khi các sản phẩm sáng tạo có bề ngoài hào nhoáng nhưng thất bại về mặt chiến lược. Bên cạnh đó, thứ mà bạn nghe thuyết trình có thể không phải là cái bạn nhận được.
Nhiều năm qua, Apple và agency quảng cáo của họ được tán tụng như những bậc thầy về marketing bởi các chiến dịch được thực hiện vô cùng “suôn sẻ” và rất nhiều trong số đó được đưa làm ví dụ trong các giáo trình dạy về kinh doanh. Nhưng có phải tất cả đều dễ dàng?
Thành công hay thất bại của một client không hẳn chỉ phụ thuộc vào hiệu quả của agency, mà còn phụ thuộc vào cái cách client tiếp cận, xây dựng và phát huy mối quan hệ đó. Vậy thì, hỡi client – làm thế nào trở thành đối tác tuyệt vời của agency? Hãy lắng nghe lời chia sẻ từ ông Brain Fetherstonhaugh – Chủ tịch và CEO toàn cầu của OgilvyOne Worldwide.
Khi xem qua những cảnh quay về ngành agency đầy cuốn hút khiến người ta mê mẩn trong series phim truyền hình “Mad Men” rất ăn khách dạo gần đây, tôi thật không nhìn ra cuộc sống của những con người trong đó bởi nó khác quá xa so với những “gã” làm agency đang lăn lộn ngoài đời thực như chúng tôi.
Không biết từ đâu đã tồn tại một niềm tin mù quáng rằng chỉ cần quảng cáo là có thể giải quyết được bài toán về tạo sự khác biệt để cạnh tranh trên thương trường. Đây là một quan điểm sai lầm trong quảng cáo. Nên nhớ, quảng cáo không hề là vị cứu tinh để giải quyết mọi vấn đề về sản phẩm và thương hiệu. Làm sao để có cách nghĩ đúng?
Bài viết này nhằm tháo gỡ những vướng mắc và sai lầm cho các Account Executive tại các Digital Agency, đặc biệt là những người bắt đầu làm quen với công việc này, khi tiếp cận với yêu cầu của khách hàng.
Sao mà vui cho được khi ý tưởng sáng tạo không được chọn triển khai, nhưng trường hợp đó vẫn là một "cái chết nhẹ nhàng". Trong rất nhiều tình huống, ý tưởng đã bị "giết chết" ngay từ trong trứng nước chỉ vì những quyết định sai lầm, sự chủ quan vì vô tình hay cố ý của agency, hay bị cắt ngân sách marketing của client, etc. Loạt hình vẽ dưới đây của Scott Campbell - một nghệ sỹ người Bồ Đào Nha - sẽ giúp bạn hình dung một cách hài hước cách các ý tưởng sáng tạo đã bị "tiêu diệt" như thế nào.