Dentsu Nhật Bản lên tiếng về thông tin “thiếu minh bạch” trong giao dịch truyền thông từ Toyota

Tập đoàn Toyota cho biết đã khiếu nại đối tác truyền thông quảng cáo lâu năm của họ - agency lớn ở Nhật Bản Dentsu thiếu trung thực trong việc liên quan đến những vấn đề giao dịch và quản lý truyền thông.

Các báo cáo đang đề cập về việc Dentsu đã giữ bí mật về số tiền lợi nhuận khá lớn bằng việc tính giá cao hơn bình thường cho nhà sản xuất xe hơi có tiếng tại Nhật Bản.

Phát ngôn từ phía Dentsu lại không mô tả vấn đề cụ thể là gì nhưng có thể cũng phần nào liên quan đến nhiều khách hàng khác.

Trụ sở chính của Dentsu tại Tokyo. Credit: Courtesy Dentsu.

“Đây là một vấn đề chỉ giới hạn ở Dentsu tại Nhật Bản” – công ty Dentsu cho hay. “Chúng tôi đang nghiêm túc xem xét vấn đề này thật kỹ lưỡng để có thể hoàn toàn hiểu được sự thật đằng sau vụ việc. Những khách hàng bị ảnh hưởng từ sự kiện trên đã được chúng tôi liên hệ để giải quyết”.

Phát biểu trên nhằm mục đích hồi đáp lại thông tin từ báo cáo AdNews của Úc về việc đơn vị Marketing của tập đoàn Dentsu ở Nhật đã áp dụng mức phí cao hơn cho hãng xe hơi Toyota, ít nhất là trong 5 năm vừa qua. The Financial Times cũng tiết lộ Dentsu đã tổ chức một buổi họp khẩn cấp với hơn 100 khách hàng nhằm nỗ lực bù đắp những tổn thất, và trả lời các câu hỏi với khách hàng về 160 trường hợp “phí cao bất thường” có thể đã xảy ra gần đây.

“Các phương thức thực hiện đang diễn ra ở Nhật là rất khác biệt so với những gì chúng tôi thấu hiểu ở phương Tây. Dentsu luôn là một trong những “ông trùm” về các phương tiện truyền thông. Nó xâm nhập và kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông tại Nhật Bản. Nhận định họ minh bạch hay không thì cũng không cần thiết cho lắm, vì vốn dĩ bản chất của toàn bộ những hoạt động trong ngành quảng cáo này là không rõ ràng.”

Về lời tuyên bố ngắn gọn của Toyota: “Trong khi chưa được cung cấp thêm những chi tiết cụ thể thì chúng tôi đã được phía Dentsu thông báo về việc đã có hành vi không minh bạch trong những thương vụ truyền thông digital hợp tác giữa 2 bên”. Hãng này cũng bổ sung thêm trong email được trụ sở chính ở Tokyo tiết lộ.

Báo cáo này cũng phản ánh lên hiện thực về mạng lưới quảng cáo phức tạp và rối rắm ở Nhật Bản, do đó cần được xem xét thận trọng hơn. Nhật Bản là thị trường quảng cáo lớn thứ ba thế giới, trong đó Dentsu là một “ông lớn” dẫn đầu lĩnh vực này. Từ đó nhiều người đã hoài nghi về vấn đề minh bạch trong thị trường quảng cáo ở đây.

Greg Paull – người đồng sáng lập và chủ tịch của tập đoàn hỗ trợ tư vấn toàn cầu về các chiến lược marketing, quan hệ hợp tác với các agency, tổ chức dựa trên việc phát triển và sử dụng các công cụ hỗ trợ độc quyền, đã bày tỏ quan điểm sự kiện xảy ra vừa rồi ở Dentsu là một vấn đề quả thật đáng lo ngại.

Các agencies tại Nhật Bản rõ ràng có cách hoạt động khác biệt so với các “người anh em cùng ngành” trên phạm vi đa quốc gia, thậm chí hoàn toàn không giống với các agency có nguồn gốc đa quốc gia đang kinh doanh ở Nhật Bản mà hiện nay đã minh bạch hơn rất nhiều với các vấn đề trên,” – Paull cho biết. “Nếu sự việc đang diễn ra tại Dentsu, người ta cũng sẽ phải nghi ngờ Hakuhodo, ADK và tất cả agencies hàng đầu Nhật Bản khác. Vì hiện nay tất cả các agency đó kết hợp lại đang chiếm 90% thị trường quảng cáo tại quốc gia này. Khác với Hàn Quốc, nó là thị trường quảng cáo duy nhất trên thế giới nơi các agencies nội địa đang chiếm lĩnh ưu thế.” – ông bổ sung.

Dentsu, công ty dịch vụ quảng cáo truyền thông toàn cầu thành lập 115 năm trước tại Nhật Bản. Đây là top 5 agencies lớn nhất thế giới, cùng với các tập đoàn WPP, Omnicom Group, Publicis Groupe và Interpublic Group of Cos. Dentsu gần đây có bước tiến lớn trong việc chiếm lĩnh thị trường quảng cáo, mà điển hình là thương vụ mua lại Aegis Group năm 2013 với giá 5 tỷ đô.

Việc kinh doanh của Dentsu đang phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường quê nhà, nơi mà công ty này đang nắm vị trí “ông lớn” với hàng loạt các khách hàng tên tuổi như Sony, Shiseido, Suntory… Khái niệmxung đột giữa các khách hàngkhông phải là một vấn đề nghiêm trọng tại Nhật, nên hầu như các agencies có thể làm việc với tất cả khách hàng trong nhiều lĩnh vực. Dentsu cũng đồng thời chiếm vị thế trong ngành giải trí và các sự kiện thể thao. Tập đoàn quảng cáo này là đối tác truyền thông của nhà tổ chức Thế vận hội 2020 tại Tokyo, và giữ quyền phát sóng cho Thế vận hội 2018 – 2024 tại 22 quốc gia trong khu vực Châu Á.

Tôi nghĩ vấn đề chính ở đây mà các chuyên gia đang thi nhau bàn luận chính là ‘Có phải việc minh bạch mà chúng ta vẫn hay nói về chỉ phù hợp với ngữ cảnh các nước phương Tây?’” - Graham Brown, Giám đốc của hãng truyền thông MediaSense phát biểu. “Tôi không rõ lắm. Các phương thức thực hiện đang diễn ra ở Nhật là rất khác biệt so với những gì chúng tôi thấu hiểu ở phương Tây. Dentsu luôn là một trong những “ông trùm” về các phương tiện truyền thông. Nó xâm nhập và kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông tại Nhật Bản. Nhận định họ minh bạch hay không thì cũng không cần thiết cho lắm, vì vốn dĩ bản chất của toàn bộ những hoạt động trong ngành quảng cáo này là không rõ ràng”. Theo ông thì có khả năng đây có thể là cuộc cách mạng phân chia lại thị trường của Dentsu tại Nhật Bản.

Tại Nhật, một số công ty phát biểu rằng không quá ngạc nhiên về kết quả báo cáo. Issei Matsui, agency tư vấn quảng cáo và truyền thông đang hoạt động tại Nhật và Trung Quốc cho hay, các khách hàng thường không nắm rõ số tiền họ bỏ ra đang dùng vào việc gì.

Nhưng khách hàng không thể từ chối hợp tác vì Dentsu chiếm lĩnh ngành truyền thông đại chúng ở Nhật Bản” – Matsui, người đã có thâm niên làm việc 2 năm tại Dentsu cũng như nắm vai trò chủ chốt lâu năm trong Omnicom's DDB and BBDO tại Nhật Bản cho biết thêm.

Ông Matsui lưu ý truyền thông Nhật Bản vẫn chưa được đưa tin về vấn đề giữa Dentsu và Toyota. Ông tin rằng các trang thông tin nội địa cũng chịu áp lực mà tránh xa chủ đề này vì thực chất Dentsu có tầm ảnh hưởng khá lớn.

Không hề có bất kì tin tức nào về vấn đề này tại Nhật Bản ngay cả khi tìm hiểu trên Google và Yahoo (phiên bản tiếng Nhật). Việc thiếu hụt thông tin đồng nghĩa với việc, mặc dù sự kiện Dentsu đang được bàn tán rất nhiều trên thị trường quốc tế, thế nhưng thị trường nội địa mà tập đoàn này đang nắm giữ vị thế to lớn lại chẳng hay biết gì”.

R3 Việt Nam
Thứ 6 (09/12/2016)