Marketer Chuyên gia tư vấn Đặng Thanh Vân
Chuyên gia tư vấn Đặng Thanh Vân

Tổng giám đốc @ Công ty CP Thương hiệu và Quản trị Thanhs

Mô hình Định vị thương hiệu trong tâm trí Khách hàng

Mô hình C2C Mô hình Định vị thương hiệu trong tâm trí Khách hàng
Mô hình vòng tròn thương hiệu từ Doanh nghiệp tới Công chúng/ Khách hàng do Thanhs sáng tạo

“Hãy khiến khách hàng Fall in love với thương hiệu của bạn trước khi họ kịp phân tích bằng tư duy logic”

Nhà văn Nam Cao trong tác phẩm “Làng Vũ Đại ngày ấy” đã mô tả một thiên tình tuyệt tác, một mối tình chân chất, dân dã nhưng không kém lãng mạn và bi thương giữa Chí Phèo và Thị Nở. Hai con người cùng bị xã hội hắt hủi, xa lánh đã tìm đến và nương tựa vào nhau. Thị Nở được Nam Cao mô tả là một người phụ nữ thậm xấu. Nhưng trong con mắt của Anh Lực điền Chí “Phèo”, Thị không xấu mà duyên.Immanuel Kant (một trong những triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại 1724-1804) có một câu rất hay “Nhan sắc không phải nằm trên má hồng thiếu nữ mà trong đôi mắt của kẻ si tình”.
Trong mắt kẻ si tình, không ai đẹp và đáng yêu hơn đối phương của họ. Dù đối phương có thể còn nhiều khiếm khuyết, không hoàn hảo. Khi rơi vào trạng thái “say mê”, trạng thái mà bất kể kẻ nào bắt đầu thực sự yêu, đều trải qua và thấu hiểu; lòng trung thành và duy tình chứ không phải tư duy logic lại trở thành yếu tố quyết định cách ứng xử với đối phương.
Điều này cũng đúng đối với mọi tình yêu, bao gồm cả tình yêu với đức tin và tình yêu tổ quốc.
GIây phút đầu tiên bạn cầm trên tay chiếc hộp trắng đẹp đẽ của Iphone, hay nâng nhẹ chiếc Macbook cũng thế.
1460053 640332709323533 1620913310 n Mô hình Định vị thương hiệu trong tâm trí Khách hàng
Hãy khiến khách hàng FALL IN LOVE thương hiệu của bạn trước khi họ kịp phân tích bằng tư duy logic
Tình yêu, sự ngưỡng mô, mong muốn chiếm hữu đã khiến nhiều người bỏ qua cả tư duy logic, bỏ qua lý trí vét cạn hầu bao, chỉ để sở hữu một cái-điện-thoại.
Đó là lý do vì sao, các nhà tư vấn vẫn thường nói “thương hiệu nằm trong tâm trí công chúng, không phải nằm trong nhà máy” và phải tìm cách “bám rễ vào tâm trí khách hàng mục tiêu”.
Nhưng liệu cái nằm trong tâm trí công chúng kia, có phải là hình ảnh của một cô “Thị Nở” vẫn bị người làng chê ỏng eo; hay có phải đơn giản chỉ là sự thanh thoát và tối giản của chiếc điện thoại? -
Chắc chắn là không.
Tư duy phi logic, cảm tính của công chúng đã biến những dấu hiệu “hữu hình” và những thông điệp, nhân tố vô hình như triết lý, văn hóa, giá trị của một sản phẩm/ một thương hiệu/ một con người cụ thể trở thành một dạng hình tượng đặc biệt, vừa nhiều cảm xúc, lại vừa gần gũi và cá biệt.
Nói một cách khác, lúc này Nàng Thị Nở đã trở thành một người phụ nữ duyên dáng bằng da bằng thịt, chân thực và chỉ dành riêng cho chàng Chí.
Chiếc Iphone hay Galaxy bạn sở hữu, đã trở thành người bạn đồng hành trân quý.
Điều này cũng lý giải việc hàng triệu người dân nước Việt, vừa qua đã cùng đồng tâm, cùng buồn, cùng khóc, cùng chia sẻ nỗi mất mát chung khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời.
Trong khi thường ngày, họ chưa khi nào được nói chuyện, được nghe, được gặp, được biết Cụ. – Thương hiệu cá nhân của Đại Tướng đã trở thành một vị THÁNH trong lòng dân, vừa gần gũi, vừa thân thuộc, vừa cao quý.
Vậy là, “thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng” không phải đơn giản là hình ảnh nhận diện, Logo, tên gọi, slogan hay văn hóa của thương hiệu đó mà là một “hình tượng” mới, cao hơn, mạnh mẽ và biểu cảm hơn. Hình tượng này vừa bao hàm những dấu hiệu hữu hình và vô hình do “nhà sáng tạo” thương hiệu chủ tâm xây dựng; vừa được nhào nặn bằng tư duy cảm tính và những trải nghiệm của khách hàng.
Mặt khác, luận điểm trên còn cho ta biết thương hiệu trong tâm trí mỗi cá nhân sẽ có sự sai biệt, vì sự cá biệt của tình yêu , cảm xúc, trải nghiệm cá nhân. Điều sai biệt này hóa ra rất thú vị, chính nó giúp cho hàng triệu sản phẩm được tiêu dùng và liên tục trải nghiệm.
Mô hình đặc biệt, vòng tròn thương hiệu từ Doanh nghiệp tới Công chúng/ Khách hàng do Thanhs sáng tạo là đúc kết của các luận điểm nêu trên.
Mô hình mô tả sự hình thành thương hiệu trong tâm trí công chúng, khách hàng là sự “hình tượng hóa” trong tư duy về các dấu hiệu hữu hình và vô hình của thương hiệu. HÌnh tượng được tạo không hoàn toàn giống như định hướng mà được nhào nặn tùy thuộc vào tư duy sai biệt của con người. Quá trình này được thực hiện thông qua “hành trình quyết định mua của người tiêu dùng mới” (Mô hình Mc Kinseys 2009).
Để hình tượng thương hiệu đó gần nhất với chủ đích của “nhà sáng tạo thương hiệu”, hoạt động truyền thông và trải nghiệm là đặc biệt quan trọng. Nhờ có “vòng trung thành” (cũng là khái niệm được mô tả trong mô hình nêu trên của Mc Kinseys), mà một thương hiệu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, được nhận biết cao hơn và được yêu.
Đặng Thanh Vân, Co-Founder Thanhs Branding - 17/10/2013