3 lý do khiến Cửa hàng tiện lợi trở thành đối thủ của giới kinh doanh ăn uống Việt Nam

Trong quý 3 vừa qua, số lượt người lớn đã ăn uống bên ngoài ở Việt Nam đã tăng nhẹ 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, các kênh nhà hàng vốn chiếm thị phần lớn của thị trường lại mất đi 34 triệu lượt viếng thăm, trong khi kênh Cửa hàng tiện lợi (CVS) lại tăng trưởng một cách đáng ghen tị ở mức 24%.

Kênh Cửa hàng tiện lợi vẫn giữ vững thị phần bất chấp các biến động của thị trường

Báo cáo gần đây nhất của Decision Lab cho thấy doanh thu thị trường ăn uống bên ngoài trong Qúy 3 đã giảm 5,4 nghìn tỉ VND so với cùng kỳ năm ngoái. Vậy nhưng kênh CVS lại là một trong số rất ít các kênh có thể giữ thị phần ổn định về mặt doanh thu so với thị trường chung. Trong Quý 3 năm 2017, doanh thu của kênh này lên tới 4.5 nghìn tỉ VNĐ, tăng 66%.

Mức tăng trưởng bền bỉ của CVS thể hiện khả năng thu hút khách hàng mới lẫn ‘giành’ khách hiện tại từ các kênh khác trên thị trường.

Ngoài ra, CVS còn là điểm đến ưa thích của thế hệ Z (hay còn gọi là Generation Z - nhóm dân số có năm sinh từ 1994 - 2002). 15 tháng vừa qua, lượng viếng thăm của nhóm thanh niên thế hệ Z dành cho các cửa hàng tiện lợi luôn tăng trưởng đều đặn.

Trong Qúy 3, 34 triệu lượt viếng thăm CVS thuộc về những thanh thiếu niên thuộc thế hệ Z, chiếm 53.5% tổng lượt viếng thăm của kênh. Đối với nhóm dân số trẻ này, cứ mỗi 3 tháng họ lại đến mua sắm tại cửa hàng tiện lợi 2.58 lần, trong khi cùng kỳ năm ngoái, con số này chỉ dừng lại ở 1.75 lần.

Cửa hàng tiện lợi chính thức trở thành phương án thay thế số 1 cho Quick service restaurants

Các chuỗi CVS hiện đại không những bán thức ăn và đồ uống đóng gói sẵn, mà còn phát triển menu thức ăn nóng, giá rẻ, cũng như khu vực ăn uống có máy lạnh và wifi cho khách hàng. Ngoài ra, những ‘ông lớn’ như Family Mart, Circle K và 7-Eleven đang chủ động cung cấp những bữa ăn nóng sốt như những quán ăn bên ngoài lẫn các món ăn vặt địa phương (chè, trứng vịt lộn, rau câu, v.v…) để phục vụ cho khách hàng Việt Nam.

Kênh Quick service restaurants (QSR) bao gồm các quán cà phê, trà, nước trái cây, sinh tố, tiệm bánh, các tiệm thức ăn nhanh, hoặc các cửa hàng không có người phục vụ bàn. Về lượng viếng thăm lẫn doanh thu, QSR luôn đứng trong top 2 thị trường. Tuy nhiên, trong những quý gần đây, thị phần của kênh này đang giảm dần đều, cùng lúc với thị phần ngày càng lớn của kênh CVS. QSR từng hấp dẫn khách hàng bằng sự tiện lợi, giá rẻ và các tiện nghi hiện đại. CVS ngày nay cũng làm được y hệt như thế - và thậm chí đôi lúc còn làm tốt hơn, vì ít quán ăn nào có thể mở cửa 24/24, ngồi bao nhiêu tùy thích và giá cực kỳ rẻ như CVS được.

Vốn nước ngoài liên tục đổ vào, CVS sẽ còn tiếp tục mở rộng

Trong 2 năm vừa qua, số cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam đã tăng liên tục, và dự báo sẽ còn tăng nữa nhờ vào tham vọng của các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế. Theo báo cáo thị trường gần nhất của Decision Lab, đến năm 2020, sẽ có một cửa hàng tiện lợi cho mỗi 17,815 người Việt Nam. CVS sẽ sớm trở thành kênh dễ tiếp cận nhất cho người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi, mọi mức thu nhập, vào mọi lúc trong ngày.

Được chống lưng bởi những khoản đầu tư khổng lồ, kênh CVS hoàn toàn có khả năng gây đột phá tại thị trường ăn uống bên ngoài ở Việt Nam. Để đối phó với sự phát triển không khoan nhượng của kênh CVS, chúng tôi chỉ có một lời khuyên duy nhất cho những người đang kinh doanh ngành ăn uống ở Việt Nam rằng: "Hãy chấp nhận và sẵn sàng cho cuộc chơi này."

Foodservice Monitor (Dịch vụ theo dõi thị trường dịch vụ ăn uống) của Decision Lab báo cáo dữ liệu hàng ngày về thị trường ăn uống bên ngoài tại Việt Nam. Các báo cáo Foodservice Monitor đươc truy cập dưới hình thức gói đăng ký dài hạn, cung cấp một cái nhìn tổng thể về lượt ghé thăm nhà hàng, chi tiêu, các món ăn - thức uống được tiêu thụ, lý do tiêu thụ, các dịp/ buổi ăn uống và địa điểm nhà hàng, cùng các thông tin thiết thực khác giúp các nhà hàng ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm về Foodservice Monitor.

Đặt mua cập nhật báo cáo mới nhất hôm nay.

Footnotes
- Full service restaurants: Nhà hàng phục vụ có nhân viên phục vụ tại bàn, thông thường sẽ có mức giá cao hơn.
- Quick service restaurants: Nhà hàng phục vụ thức ăn/uống nhanh
- CVS: Cửa hàng tiện lợi