T
Tran Nghia Dung

Digital Marketing Executive @ EQVN

Ngân sách tiếp thị của bạn có đang bị lãng phí?

Tối ưu hóa ngân sách tiếp thị là một trong những vấn đề khó giải quyết cho những người làm tiếp thị, doanh nghiệp. Thực tế là chẳng ai ngớ ngẩn đến mức bắt đầu kinh doanh khi chưa có kế hoạch rõ ràng gì cả, nhưng lại có rất nhiều doanh nghiệp xem nhẹ điều nay. Ngoài ra, kiến thức căn bản về chuyên môn cũng không kém phần quan trọng so với lý thuyết tiếp thị và quảng cáo. Ở đây, chúng ta đang bàn về lý do phổ biến khiến các chiến dịch tiếp thị không được như ý.

Ngân sách quảng cáo

1. Xác định mục tiêu khách hàng.

Đây có lẽ là một trong những lý do hàng đầu luôn khiến các doanh nghiệp đau đầu. Bạn sẽ tự xây lên rào cản đến người tiêu dùng nếu không xác định đâu là khách hàng tiềm năng của mình, mặc kệ bạn đầu tư bao nhiêu kinh phí cho dự án. Điều này dẫn đến bạn phải tiếp thị đến tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính. Và nếu không được tổ chức với quy mô lớn, song song với danh tiếng của thương hiệu, kết quả chắc chắn sẽ gây tổn thất lớn.

2. Phương tiện truyền thông không phù hợp.

Tiếp đến là lựa chọn phương tiện truyền thông tối ưu nhất cho chiến dịch tiếp thị cũng như phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Bạn sẽ dễ dàng so sánh tính hiệu quả rồi chọn phương tiện thích hợp nhất như mạng xã hội như Facebook, Twitter- nơi dễ dàng nhất để tương tác với người tiêu dùng thuộc tầng lớp trẻ, còn ti vi hoặc đài báo thì được giới trung niên hoặc người lớn tuổi theo dõi nhiều hơn.

3. Bỏ quên ưu điểm của sản phẩm, dịch vụ.

Hãy luôn nhớ rằng chất lượng sản phẩm vẫn được khách hàng lưu tâm hàng đầu. Mục đích cuối cùng của các dịch vụ chính là để hỗ trợ việc cải thiện chất lượng sản phẩm đồng thời thu hút nhiều người tiêu dùng hơn. Luôn tập trung vào thế mạnh của mình, nhưng cũng đừng nên đi vào chi tiết quá mức và tuyệt đối tránh việc phóng đại.

4. Không chú tâm đến hình ảnh thương hiệu.

Rất nhiều người thờ ơ đến sự quan trọng việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu thông qua chiến dịch đúng đắn và nhanh chóng. Thương hiệu sản phẩm trong thương trường cũng như là tính cách nổi bật của từng cá thể trong một cộng đồng vậy. Với mỗi chiến dịch tiêp thị, hãy xem phản ứng của người tiêu dùng đến các thương hiệu nổi tiếng, để biết cách họ xây dựng thành công danh tiếng của công ty ra sao.

5. Ngại tiếp cận trực tiếp với cộng đồng.

Sản phẩm của bạn được quảng cáo trên ti vi, đài báo và công ty cũng có riêng trang web riêng nữa. Nghe khả quan đấy, nhưng bạn nghĩ lý do tại sao lại có một vài doanh nghiệp khác vượt trội hơn hẳn vậy? Chính là nhờ các sự kiện, qua đó mọi người sẽ nhớ đến và trở thành khách hàng của họ. Ít hay nhiều thì tùy thuộc vào độ thành công trong quá trình tương tác có gần gũi được với người dùng hay không nữa.

Nếu bạn định hướng doanh nghiệp mình là B2B (Business To Business) thì các hội thảo và công ước của các doanh nghiệp cũng là gợi ý hay bạn nên thử. Và dĩ nhiên không thể quên đầu tư cho các hội chợ, sự kiện trưng bày sản phẩm thường xuyên.

Ngoài ra, hãy biết chấp nhận và rút ra được bài học từ những thất bại, xin hỏi ý kiến những người có kinh nghiệm; thậm chí là người tiêu dùng, theo dõi các trang mạng xã hội… Để tránh lặp lại các sai lầm tương tự, hãy “tái chế” cách thức kinh doanh sau một thời gian. Luôn đổi mới và linh hoạt sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.

Vân nhi | Nghĩa Dũng | Digital Marketing