Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Thói quen tiêu dùng mỹ phẩm của phụ nữ Việt

Việt Nam không chỉ chú trọng là quốc gia sản xuất nữa mà còn chú ý vào thị trường tiêu thụ. Thông qua dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me của chúng tôi (https://qandme.net), chúng tôi đã nghiên cứu về thói quen tiêu dùng của phụ nữ Việt về mỹ phẩm.

  • 44% thường xuyên trang điểm

Phụ nữ Việt thường xuyên trang điểm, khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ 24% trang điểm hằng ngày và 44% trang điểm ít nhất một tuần một lần, trong khi 45% trang điểm chỉ khi có dịp gì đặc biệt. Sự khác biệt lớn nhất khi so sánh với Nhật Bản là việc trang điểm khi đi làm và đi học. Chỉ có 6% sinh viên và 11% nhân viên văn phòng “luôn luôn” trang điểm, trong khi đó tỉ lệ “thường xuyên” tăng từ 47% và 61% “thỉnh thoảng”. Trang điểm hằng ngày vẫn chưa trở thành việc phổ biến ở thị trường Việt Nam

Bạn có thường xuyên trang điểm?

Khi nào bạn trang điểm?

  • 140,000 VND là số tiền trung bình tiêu xài cho mỹ phẩm trong một tháng

Trong việc chi tiêu cho mỹ phẩm, báo cáo đã chỉ ra rằng phụ nữ Việt xài trung bình khoảng 140,000 VND trong một tháng. Chỉ 21% xài nhiều hơn 200,000 VND. Việc chi tiêu cho mỹ phẩm có liên quan tới thu nhập cá nhân. Những người có thu nhập thấp hơn 5 triệu đồng một tháng tiêu xài khoảng 110,000 VND cho mỹ phẩm trong tháng, trong khi những người có thu nhập cao hơn 5 triệu đồng thì trả khoảng 190,000 VND.

Bạn chi tiêu bao nhiêu cho việc mua mỹ phẩm mỗi tháng?

  • Bạn bè (70%) và từ website (58%) là hai nguồn thông tin phổ biến

Khi nói về vấn đề nguồn tìm kiếm thông tin về mỹ phẩm thì, “bạn bè (70%)” và “từ website (58%)” là hai nguồn thông tin phổ biến nhất. Trong những website này, phổ biến nhất là “eva.vn (51%)”, “website sản phẩm (45%)” và “phunutoday.vn (43%)”.

Bạn tìm kiếm thông tin về mỹ phẩm từ đâu?

  • Các thương hiệu mỹ phẩm đến từ Hàn Quốc thì rất phổ biến đối với phụ nữ Việt

Liên quan tới hình ảnh thương hiệu của mỗi quốc gia, những thương hiệu đến từ Hàn Quốc có ảnh hưởng rất tích cực. Hình ảnh trong tâm trí họ là “thương hiệu cho giới trẻ (79%)” và “sành điệu (76%)” được chọn cao gấp 3 lần các thương hiệu các nước khác.

Thương hiệu Hàn Quốc có sự liên tưởng tốt với “giá chấp nhận được (74%)”. Thực tế, nếu bạn đi đến cửa hàng mỹ phẩm, giá của vài mỹ phẩm Hàn Quốc không khác quá nhiều với các thương hiệu khác nhưng họ có tỉ lệ chia sẻ sản phẩm tốt và các hoạt động khuyến mãi thường xuyên.

Khi nghe về những từ khóa này thì quốc gia nào xuất hiện trong suy nghĩ của bạn?

  • Những marketer cần phải truyền thông về lợi ích của sản phẩm một cách mạnh mẽ hơn nữa

Thông qua khảo sát này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn độc lập một vài phụ nữ Việt. Chúng tôi đã tìm ra rằng một vài thông tin không chính xác. Ví dụ, một phụ nữ mà chúng tôi phỏng vấn, cô ấy đã nói rằng cô ấy không sử dụng “lotion” vào ban đêm khi mà làn da của cô ấy cần phải được chăm sóc sau khi trang điểm. Thông tin không chính xác này đến từ sự chia sẻ của những người bạn và gia đình của cô ấy.

Những định kiến này là một trong những rào cản lớn nhất cho những người làm marketing mỹ phẩm bán những giá trị thêm vào của sản phẩm. Vẫn còn một vài thông tin về mỹ phẩm chính xác nhưng vẫn chưa thuyết phục được hầu hết người tiêu dùng Việt Nam. Những người làm Marketing cần phải tối ưu hóa hiệu quả truyền thông để truyền tải những thông tin chính xác nhất cho người tiêu dùng.

Để xem chi tiết báo cáo các bạn có thể nhấn vào link này