Khi thiết kế thương hiệu không chỉ đơn thuần là thiết kế đồ hoạ

Điểm qua thiết kế thương hiệu (logo) của các doanh nghiệp toàn cầu những năm gần đây, dễ dàng nhận thấy chúng đều có những nét tương đồng trong ngôn ngữ thiết kế về tính đơn giản và giữ được sự nhất quán. Hàng loạt các câu hỏi đặt ra: Vậy thực chất các nguyên tắc thiết kế là gì? Nó có thực sự hữu dụng? Điều gì làm nên nguyên tắc thiết kế hiệu quả?

Convergence (Tính hội tụ)

Thiết kế doanh nghiệp hội tụ những định hướng mang tính chia sẻ, phản ánh giá trị thiết kế cốt lõi và tầm nhìn của công ty. Nó đóng vai trò nhắc nhớ đến trải nghiệm người dùng mà công ty luôn hướng đến, và giúp họ đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Nhìn qua các thiết kế logo của những thương hiệu sau, chúng ta sẽ thấy rõ nguyên tắc này

Dễ dàng nhận thấy các công ty trên đã áp dụng cùng một định hướng thiết kế. Thực tế khi đào sâu vào tìm hiểu, tất cả các công ty đều tuân thủ các yếu tố sau: Đơn giản, Thân thiện với người dùng, Tính nhất quán, Gần gũi, Tạo sự thích thú, Tương tác, Nhanh, Độc đáo, Tính dữ liệu, và cuối cùng mới là Đẹp. Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy, sự đơn giản được đặt lên hàng đầu.

Điều thú vị là những nguyên tắc này không chỉ được áp dụng cho một sản phẩm duy nhất trong một thị trường xác định; nhưng được dùng cho tất cả sản phẩm trên mọi thị trường. Khi bạn tuân thủ theo 10 nguyên tắc thiết kế trên để xây dựng thương hiệu, đồng nghĩa với việc bạn tin rằng những nguyên tắc này thực sự hiệu quả.

Tất nhiên, chúng ta không thể bỏ qua giá trị của những thiết kế đẹp vì nó có thể là chìa khóa để đạt được thành công cho thương hiệu. Song đối với những nhà thiết kế có kinh nghiệm, họ cho biết những nguyên tắc này luôn song hành cùng nhau như một sự thật hiển nhiên, luôn hiện diện phía sau mỗi ý tưởng.

Dường như các nguyên tắc thiết kế đã đạt được điểm tụ của mình. Hậu hết mọi người đều đưa ra một nhận định chung rằng họ chỉ quan tâm đến việc tạo ra những trải nghiệm đơn giản, thân thiện và thú vị. Và không làm ai cảm thấy bị lạc lõng. Họ chú trọng đến thiết kế. Nếu các nguyên tắc được dùng để giúp đội ngũ thiết kế tạo nên sản phẩm phù hợp, nó sẽ không còn phục vụ đúng mục đích ban đầu.

Divergence (Tính khác biệt)

Không phải tất cả các công ty đều sử dụng nguyên tắc thiết kế chung. Một số công ty xác định các giá trị dựa theo sự phù hợp với người dùng; những giá trị giúp nhóm tạo dựng đúng sản phẩm. Những quy tắc này cho thấy sự khác biệt về cách tiếp cận người dùng của từng công ty so với đối thủ cạnh tranh. Họ không thể hiện cho đối thủ thấy họ đánh giá cao những thiết kế hiệu quả. Thay vào đó, họ ngụ ý rằng đây là cách họ đưa ra quyết định; và đây là những điều người dùng của họ cần.

IBM - Quản lý và nâng cấp

Việc bảo trì và liên tục nhận được những cải tiến mới nhất nên đơn giản và có thể dự đoán được như việc sử dụng sản phẩm mỗi ngày.

Medium - Định hướng được đặt lên trên sự lựa chọn

Chủ đích kinh doanh bố cục, kiểu dáng, và lựa chọn màu sắc dành cho hướng dẫn và định hướng. Đình hướng có lẽ thích hợp hơn cho sản phẩm vì Medium muốn mọi người tập trung vào việc viết lách, và không bị phân tán bởi sự lựa chọn.

BBC - Tính xác thực

BBC đánh giá sự thân thiện và lòng tin sẵn có của thương hiệu. Họ ghi nhận thiết kế biểu tượng mang tính di sản của BBC và phát sóng chương trình lịch sử với các tài liệu tham khảo có chọn lọc.

Điều gì đang được chờ đợi tiếp theo?

Sẽ không có lý do gì để các công ty tiếp tục thay đổi, và quảng bá cho các nguyên tắc nền tảng cần có của một thiết kế tốt nếu chúng không thực sự hữu ích.

Khả năng duy nhất đó là tư duy thiết kế – ý tưởng cơ bản cho rằng “thiết kế tốt đồng nghĩa với kinh doanh tốt” – vẫn chưa đủ chi phối. Đối với nhiều người, điều này vẫn chưa được rõ ràng. Một số nhà thiết kế cần được giải thích lý do tại sao những điều họ thực hiện là quan trọng. Một số nhà quản lý vẫn cần phải giải thích với Giám đốc Điều Hành của mình vì sao họ cần tuyển thêm nhiều nhà thiết kế sản phẩm.

Và một số công ty vẫn cần các nguyên tắc để giao tiếp – đối nội và đối ngoại – để hiểu được thiết kế hiệu quả là gì và tại sao nó lại quan trọng.

Song, vấn đề lại có chút phức tạp. Không rõ ràng như trắng và đen, điểm giao thoa giữa những điều chúng ta quan tâm về thiết kế và những yếu tố người dùng cần có phần mơ hồ. Ví dụ như yếu tố “vui vẻ, thú vị”. Ý kiến chung sẽ nghĩ đến các hình ảnh hoạt hình dễ thương, vi mô giải trí, thu hút và giữ chân người dùng. Song nó phổ biến đến mức nào? Liệu nó có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm, người dùng và thị trường hay không? Đó có phải là dấu xác nhận tiêu chuẩn của thiết kế hiệu quả hay là một phản ứng đối với hành vi người dùng cụ thể? Có thể nhận thấy: Không chỉ vai trò của thiết kế trong kinh doanh phát triển, mà chính là thiết kế.

Vậy nguyên tắc thiết kế liệu vẫn đang phục vụ mục đích của chúng? Chúng có hữu ích không? Tất cả phụ thuộc vào nguyên tắc và mục đích của bạn. Nếu công ty của bạn nhân rộng nhận thức về các thực hành tốt nhất trong thiết kế, thì các nguyên tắc chung sẽ phù hợp trong thời gian này. Nhưng khi ngành công nghiệp phát triển và các khái niệm như sự đơn giản, tính nhất quán và khả năng tiếp cận trở thành những giá trị không thể nghi ngờ, các nguyên tắc thiết kế sẽ chú trọng nhiều đến người dùng, và thiết kế sẽ được “xem nhẹ” hơn.

Theo: Jerome De Lafague

Chuyển ngữ: Vân Bích - iPrice