Marketer Mai Quang Quỳnh
Mai Quang Quỳnh

Giám đốc sáng tạo @ Công ty TNHH Truyền thông AIO

Thương hiệu Việt Nam: Những dự đoán cho năm 2015

Doanh nghiệp Việt Nam 97% là nhỏ và vừa, năm 2014 chúng ta lại đón chào 74.842 doanh nghiệp mới được thành lập, đồng thời tiễn đưa 58.322 doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau mà phải tạm dừng. Mục tiêu của chính phủ năm 2015 là tăng trưởng GDP là 6,2% thêm đó là sự cái tiến về thuế, bỏ dùng dấu công ty, giá dầu thô giảm khiến kinh tế thế giới có phần sáng hơn, thêm đó suốt nhiều năm doanh nghiệp Việt ăn nằm, ngủ nghỉ với lạm phát, với khủng hoảng kinh tế chắc hẳn lứa startup này đỡ trưởng thành hơn nhiều so với dạo trước do được học những bài học đắt giá rồi. Tất cả đang tạo cú hích giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển và đặc biệt là lớp doanh nhân khởi nghiệp mới.

1./ Startup và thị trường ngách bùng nổ
Ngách càng nhỏ thì cơ hội thành công càng lớn, bạn thay vì nỗ lực tập trung vào phần nhỏ của thị trường lớn thì hãy tập trung vào phần lớn của thị trường nhỏ. Điều này giúp các startup Việt Nam cảm thấy “vừa sức” mình khi vốn ít, kinh nghiệm không nhiều và quan trọng hơn cả là sức bé thì chọn cái bé mà làm cho thật tốt là thắng rồi, đương nhiên là rủi ro tiềm ẩn cũng sẽ được hạn chế rất nhiều. Chọn làm vua ở một ngách nhỏ hay chới với rối tắt lịm giữa một đại dương rộng lớn chắc hẳn startup sẽ biết phải làm gì rồi? vậy hãy nhanh chân chen vào chỗ trống thị trường này thôi. Trẻ măng 9x kiếm tiền tỷ quả là không còn hiếm rồi. Chưa kể đến là những quỹ hỗ trợ hàng triệu USD đang tìm các dự án khởi nghiệp hay để rót vốn, họ đang tìm bạn. Còn các startup, các bạn đang ở nơi đâu?

Năm 2015, năm kỳ vọng của startup Việt Nam

2./ Sự sát nhập và những ngân hàng biến mất
Năm 2014 chứng kiến sự đổi da, thay thịt từ các ngân hàng lớn như Vietcombank, PV Combank, Agribank ... cùng đó là ngân hàng bị xóa khỏi thị trường như Western Bank, Habu Bank hay Đại Á Bank là ví dụ điển hình. Xu hướng này sẽ được tiếp tục sang 2015 khi một loạt các ngân hàng yếu kém sẽ được sát nhập hoặc ngầm bán mình cho các ngân hàng khác do nợ xấu, kinh doanh không ổn định. ACB Bank là điển hình khi ngay đầu năm nhằm ngày 05/01/2015 quyết định đổi logo cũ nát tươm được sử dụng suốt 21 năm để sang mẫu logo mới gọn gàng và thân thiện hơn, bố cục cũng vì thế trông ổn hơn rất nhiều.

3./ Mua bán và sát nhập từ doanh nghiệp
Bắt đầu từ năm 2015 thuế quan giữa các nước ASEAN sẽ không còn là rào cản nữa, sức ép về thị phần sẽ bắt đầu căng thẳng khi lợi thế của doanh nghiệp nội chưa thực sự rõ ràng. Sẽ có những doanh nghiệp nội buộc phải bán bớt hoặc bán hết cổ phẩn cho các doanh nghiệp nước ngoài để tập trung kinh doanh mảng sản phẩm dịch vụ cốt lõi hoặc chuyển hướng sang mảng kinh doanh mới. Bên cạnh đó doanh nghiệp ngoại thì muốn tiến nhanh vào thị trường bằng cách tận dụng kênh phân phối, nhân viên được đào tạo bài bản, am hiểu văn hóa địa phương ... nên đã đi tắt đón đầu bằng mua luôn kênh phân phối của những doanh nghiệp này. Điển hình là METRO bán cho Tập đoàn Berli Jucker của Thái Lan, hay Kinh Đô nhượng lại mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International của Pháp, Ocean Mart biến mất để VinMart ra đời. Xu hướng này sẽ tăng mạnh khi kinh doanh đa ngành nghề sẽ không còn là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam với những tập đoàn quốc tế kinh doanh tập trung vào thế mạnh duy nhất của họ.

Điều này kéo theo sự biến mất của những thương hiệu một thời in sâu trong tiềm thức người tiêu dùng Việt Nam.

4./ Các thương hiệu Việt thay áo mới
Hiệu ứng từ các ngân hàng lớn về việc thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu kéo theo sự thay đổi logo và bộ nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang phải nâng cao sức cạnh tranh, định vị mình ngày một rõ ràng hơn vậy nên sự thay đổi này là tất yếu của quy trình tái cấu trúc thương hiệu, giúp hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp được định vị tốt hơn cũng là điều dễ hiểu, đơn cử như chuỗi siêu thị Hiway ngày 04/01/2015 đã đóng cửa toàn bộ chuỗi siêu thị để đổi tên và thay mới lại tên thương hiệu là Sapo Mart với màu sắc và nhận diện khác hoàn toàn với Hiway trước đây.

Đương nhiên sự thay đổi này đều nằm trong chiến lược thay đổi của Hiway, sự thay đổi này sẽ khiến tất cả các thương hiệu khác quan tâm và ngành brading của các Agency chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội để phát triển.

5./ Sự phát triển của nhượng quyền kinh doanh
Nhượng quyền ở Việt Nam cũng đang nóng dần lên khi thị trường béo bở với gần 100 triệu dân cùng với sức mua tốt do nền kinh tế chung vẫn đang đà phát triển, KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, Subway, Starbuck và McDonalds ... là những thương hiệu nhượng quyền thành công tại Việt Nam.

Sang năm 2015 Việt Nam phải mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình, theo đó nhượng quyền kinh doanh đang và sẽ tiếp tục là xu hướng, là cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam, mặc dù kinh tế còn khó khăn. Việc này vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam do yếu kém cả về quản lý, năng lực quản trị doanh nghiệp, trình độ marketing ... hầu hết còn thua xa với sự bài bản của những thương hiệu đối thủ.

Bài viết của Mai Quang Quỳnh
Giám đốc chiến lược thương hiệu Azlogo Branding