Làm gì để vực dậy một Châu Á đang mất niềm tin?

Ở kì trước, chúng ta đã tìm hiểu các nguyên nhân khiến thị trường châu Á ngày càng trở nên hỗn loạn, khó xâm nhập và thiếu niềm tin. Vậy để có thể đứng vững trong một xã hội đang dần mất đi niềm tin, các doanh nghiệp cần phải làm gì?

Theo TrendWatching, hai yếu tố gây tác động mạnh mẽ đến xã hội Châu Á ngày nay là khát vọngtrao quyền.

Điều gì làm nên khát vọng Châu Á

Khát vọng đang và sẽ luôn là một trong những nguồn sức mạnh cho cộng đồng những nhà cách tân Châu Á. Tất cả đều được khơi nguồn từ tham vọng hướng đến sự giàu có, lòng yêu mến và cơ hội khẳng định mình.

Người dân Châu Á vốn luôn khát khao có được địa vị xã hội, có thể là chức danh trong công việc,hoặc có một công việc có thu nhập cao. Vị thế càng cao đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng chính khát vọng vươn lên không ngừng này sẽ chẳng mấy chốc để lại hệ quả. Mức tiêu chuẩn cuộc sống mà người tiêu dùng hướng đến ngày càng cao, điều này đồng nghĩa với việc sẽ tồn tại một cộng đồng luôn tranh đấu để có được hơn những gì mình hiện sở hữu.

Đến một mức độ nào đó, cuộc đua giữa những người giàu sẽ không còn đơn thuần xoay quanh mức thu nhập hay lợi nhuận, thay vào đó là một cuộc đua về vị thế. Kích thước của chiếc bong bóng khát vọng ấy đã trở nên to lớn hơn hàng ngàn lần với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội. HIện có 1,5 tỉ người dân Châu Á hoạt động trên các trang mạng xã hội. Tạp chí TIME đã phải ghi nhận thành phố Makati tại Philippines là “thủ đô selfie” của thế giới, trong khi Jakarta là thủ phủ của Twitter. Mạng xã hội còn là công cụ để người tiêu dùng xây dựng giá trị của riêng mình. Tại Trung Quốc, live-streaming là một phương thức hiệu quả nhất trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân trên môi trường trực tuyến.

Tương lai của những thế hệ trao quyền mới

Đại bộ phận người tiêu dùng từ lâu đã mất niềm tin vào những tổ chức lớn như chính phủ, doanh nghiệp, truyền thông, hay thậm chí các hiệp hội từ thiện phi chính phủ. Chính phủ? Quá nhiều hối lộ. Doanh nghiệp? Quá chú trọng lợi nhuận. Truyền thông? Bị điều khiển và chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi một sự kiện nổi bật cụ thể nào đó. Nhưng giờ đây, mọi thứ đang dần thay đổi. Kịch bản mới đã không còn chỗ cho các tổ chức nắm giữ quyền khởi tạo sức ảnh hưởng, thay vào đó là chuyển giao sức mạnh cho toàn thể cộng đồng.

Sự kết nối - chính là yếu tố đem lại sự thay đổi lớn trong việc truyền thông đại chúng. Việc sở hữu cho mình thiết bị di động thông minh giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận đến mọi nguồn thông tin về những gì đang diễn ra trong hoạt động của các tổ chức,. Và kết quả của sự kết nối này dẫn đến sự mất niềm tin của người tiêu dung Châu Á

Trái lại, chúng ta chứng kiến những sự vươn lên đầy hứa hẹn của các tổ chức, thể chế mới như những tấm gương startup, các kênh truyền thông mới, doanh nghiệp xã hội mới v.v…. Chính từ sự kết nối - yếu tố vừa khiến người dùng mất niềm tin vào thể chế cũ, nay kéo họ xích lại gần hơn với niềm tin về sự thay đổi được xây dựng lại từ thế hệ mới. Dẫu cho thực trạng đô thị hóa và chủ nghĩa cá nhân ngày càng phát triển, giá trị cộng đồng vẫn là giá trị văn hóa có thể đã ăn sâu vào cộng đồng người dân Châu Á. Như với người Indonesia là tinh thần ‘gotong-royong’, người Singapore và ‘tinh thần kampong’, người Ấn Độ và quan niệm ‘anekta mein ekta’.

Khát vọng. Trao quyền. Bình cũ nhưng rượu mới.

Những yếu tố này tuy có vẻ không có gì mới mẻ, nhưng thực chất vẫn là những yếu tố mấu chốt trong việc quyết định sự thành công trong chất lượng dịch vụ của thị trường tiêu dùng, nơi tuổi tác trở nên vô nghĩa, cũng như không khát vọng, không quyền hạn. Nếu chúng ta cùng nhìn lại những thương hiệu, doanh nghiệp và các startup hiện nay trên thị trường, rất nhiều các phương thức đa dạng, cũng như sáng tạo trong chiến lược của họ nhằm đem lại sự đổi mới trong cách tiếp cận đến thị trường khách hàng của mình. Nhưng tất cả đều gom về một giá trị cốt lõi chính là việc khách hàng của bạn trông đợi ở việc làm sao thương hiệu của bạn có thể phục vụ họ tốt hơn, hiệu quả hơn, và theo những phương thức ý nghĩa hơn.

Xây dựng khát vọng thương hiệu từ những giá trị ảo

Tháng 9 năm 2016, thương hiệu Innisfree đã đem đến một không gian trải nghiệm thực tế ảo tại cửa hàng trọng điểm của mình. Sở hữu vị trí đắc địa tại khu mua sắm mỹ phẩm sầm uất quận Gangnam, Hàn Quốc, không gian này đã đem đến cho khách hàng cơ hội được trải nghiệm một cuộc hẹn hò thực tế ảo - VR (Virtual Reality) với nam diễn viên kiêm người mẫu nổi tiếng Lee Min Ho. Người tham gia có thể cảm nhận được mùi hương lẫn không khí đặc trưng của cánh đồng hoa tại đảo Jeju, nơi đã đem đến nguồn cảm hứng cho các sản phẩm làm đẹp của thương hiệu Innisfree.

Trao quyền trong một xã hội thiếu niềm tin

Như những mong đợi về tiến độ phát triển của định hướng trao quyền cá nhân, các khách hàng tiêu dùng đang dần được chứng kiến những doanh nghiệp phá vỡ những rào cản vốn tạo ra tính không công bằng trong bản chất hoạt động của mình. Tất cả được thể hiện bằng cách hướng đến việc trao quyền sử dụng và cơ hội tham gia dịch vụ công bằng hơn cho những cá thể nằm ngoài rìa xã hội - trong kinh doanh, truyền thông hay những tổ chức dịch vụ khác. Careem, một thương hiệu về ứng dụng điều hành taxi đặt trụ sở tại Dubai và hoạt động xuyên suốt ba thành phố ở Pakistan - Lahore, Karachi và Islamabad, đã thực hiện sự thay đổi đầu tiên của mình tại Pakistan khi khởi tạo cơ hội việc làm cho phụ nữ trở thành tài xế - một đất nước vốn chỉ hiện hữu 22% số lao động là nữ giới. Từ tháng 12 năm 2016, các hành khách (cả nữ giới và nam giới) đều có thể đón taxi được chở bằng nữ giới, một hành động thể hiện quyết tâm giúp gia tăng số lượng lao động nữ tại đất nước này.

Và cuối cùng, bài học rút ra như sau, không quan trọng việc bạn kinh doanh khoai tây chiên hay xà phòng giặt đồ, hay các sản phẩm bảo hiểm, hay thậm chí là vật liệu xây dựng, sự mong đợi từ phía khách hàng nằm ở việc liệu thương hiệu hay doanh nghiệp đó có sẵn sàng thay đổi và tiếp cận với công cuộc đổi mới hay không. Hãy bắt đầu từ hôm nay trong việc xây dựng tương lai thương hiệu của mình bằng cách tập trung vào nhu cầu, vượt qua cả sự mong đợi của thị trường, xây dựng giá trị thương hiệu, và từ đó bạn sẽ có nhận thấy sự phát triển của một xã hội dành cho những tỷ phú Châu Á thành công từ chính thương trường của mình.

Hà My
iPrice Group
Tham khảo: TrendWatching