Nguyên nhân nào khiến thị trường Châu Á đang ngày càng khó xâm nhập?

Trái ngược với tương lai đầy tiềm năng của mình, Châu Á hiện lại đang có sự chuyển hướng tiêu cực trong văn hoá tiêu dùng bắt đầu từ năm 2016.

Hãy cùng điểm qua những sự kiện nổi bật đã diễn ra vào năm 2016 để có một cái nhìn tổng quát về tương lai trước mắt. Khi nói đến chủ nghĩa dân tuý, sự phân cực và hậu sự thật (post-truth), đâu là yếu tố có sức ảnh hưởng thật sự tại Châu Á? Và chúng đóng vai trò như thế nào trong việc tạo nên thái độ tiêu thụ của người dùng trong tương lai gần?

Một Châu Á đang nóng lên giữa nhiều thái cực

Trung Quốc và Ấn Độ - hai ví dụ tiêu biểu và quan trọng nhất tính đến nay - đang thể hiện rõ sự tăng trưởng trong quy mô và chất lượng cuộc sống của tầng lớp trung lưu suốt một thập kỷ vừa qua. Từ năm 2015, số giai cấp trung lưu tại Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu trên toàn thế giới, với con số 109 triệu người so với 92 triệu người tại Hoa Kỳ - theo thống kê từ Credit Suisse. Thủ đô tỷ phú của thế giới đã buộc phải thay đổi và “chuyển ngôi” sang cho Bắc Kinh thay vì New York!

Người dân Trung Quốc và Ấn Độ tiếp cận với khái niệm toàn cầu hóa theo cách tích cực hơn hẳn so với một bộ phận tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là hai thị trường khách hàng tiềm năng nhất của thế giới khi tiếp cận với sự đa dạng trong sản phẩm đến từ nhiều quốc gia khác nhau? Thực tế lại hoàn toàn trái ngược

Khi chủ nghĩa dân tuý và thời đại hậu-sự thật lên ngôi

Tình hình chính trị trên khắp Châu Á ngày càng nóng dần với các sự kiện như trong cuộc bầu cử của nhà dân túy nổi tiếng cứng rắn Rodrigo Duterte tại Philippines diễn ra vào tháng 5, Ông hứa hẹn về việc đưa ra giải pháp chống ma túy bằng phương pháp đàn áp bạo lực. Tiếp đó, tháng 11 chứng kiến việc Tổng Thống Hàn Quốc, Park Geun Hye, bị cáo buộc với nhiều tội danh sau những cuộc biểu tình đường phố mạnh mẽ từ 1 triệu dân trên khắp cả nước và vào tháng 3 năm 2017, Bà đã chính thức bị bắt giữ. Cũng cùng lúc đó, Narendra Modi, nhà dân túy cũng là Phó Thủ Tướng của Ấn Độ đã nhận kết quả bầu cử Thủ Tướng đầy thành công của mình.

Song song với những biến động chính trị là xu thế đi ngược toàn cầu hóa. Tại Ấn Độ, cuộc chiến giữa các start-up bắt đầu từ việc Ola và Flipkart yêu cầu Chính phủ cần đưa ra các biện pháp giới hạn hoạt động của các tổ chức kinh doanh nước ngoài như Uber hay Amazon. Không lâu trước đó, GO-JEK tại Indonesia khởi động chiến dịch mang tên “back to red and white” với mục đích “kêu gọi” các tài xế chạy UberMOTO và GrabBike nhìn nhận lại lòng trung thành của cá nhân mình đối với đất nước. Sau đó là việc Airbnb và các platform hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cho thuê phòng hoặc nhà ở ngắn hạn tại Singapore bị Chính phủ cho ngưng hoạt động sau khi số lượng người dùng bất mãn với dịch vụ tăng lên đến 60%. Ngay cả đối với một quốc gia vốn cởi mở về môi trường kinh doanh như Singapore, cũng đã bắt đầu xuất hiện những chính sách thắt chặt khiến chúng ta phần nào nhận ra sự chuyển hướng trong thái độ của thị trường Châu Á trên lĩnh vực kinh tế.

Kết luận: chủ nghĩa dân túy, sự phân cực và hậu sự thật đều là những yếu tố có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tại Châu Á. Chúng chỉ đơn thuần khác nhau về ngữ cảnh của vấn đề mà thôi

Ba nguyên nhân dẫn đến một Châu Á phân cực

Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu mới nổi

Lý do đầu tiên nằm ở việc số tầng lớp trung lưu phát triển với tốc độ chóng mặt. Trong những năm gần đây, Châu Á đã đạt được nhiều sự phát triển thần tốc từ kinh tế, đến thử nghiệm công nghệ và đổi mới. Kết quả của thay đổi trên dẫn đến hiện tượng “bành trướng” chưa từng có của tầng lớp trung lưu ở Châu Á.

Hàng triệu người trong giới trung lưu mới nổi này đang cảm thấy bất an về việc mình có thể bị trả về điểm xuất phát bất cứ lúc nào.

Một trong những ví dụ điển hình về chủ nghĩa dân túy tại khu vực vào năm 2016 cần phải kể đến sự kiện đã diễn ra tại Philippines. Tổng Thống Dutertismo đang phải nỗ lực trong việc giải quyết những mối lo lắng của tầng lớp trung lưu về vấn đề tệ nạn xã hội và hệ thống pháp lý lỏng lẻo, cơ sở hạ tầng thiếu chắc chắn cũng như thực trạng hối lộ hiện nay. Trong khi đó, 60% số giai cấp trung lưu tại Hàn Quốc vẫn cảm thấy “nghèo” (theo NH Investment and Securities, tháng 11 năm 2016). Đó cũng là thực trạng chung đối với hầu hết các giới trung lưu tại Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Sự bùng nổ của công nghệ kết nối

Nguyên nhân tiếp đến cần phải kể đến chính bởi sự bùng nổ trong công nghệ kết nối, một phát minh đem lại một khía cạnh sức mạnh mới cho loài người trên quy mô đại chúng và rộng lớn chưa từng có. Thật vậy, nếu như bạn chưa từng được nghe qua số liệu thống kê về hiện tượng thiết bị di động tại thị trường Châu Á thì đây chính là lúc bạn nên biết, có đến gần 4 tỉ thuê bao di động tại Châu Á Thái Bình Dương, nhiều hơn tất thảy những châu lục khác cộng lại.

Vậy kết quả là gì? Hàng tỉ người quanh châu lục này kết nối với nhau thông qua những platform mà tại đó, mọi thông tin cũng như mối bận tâm được chia sẻ và tiếp cận tự do, từ đó, cộng đồng này cùng nhau tự tìm ra giải pháp.

Các cộng đồng dần xuất hiện xuyên suốt các quốc gia tại Châu Á, từ những nhóm hài trực truyến tại Ấn Độ đến những cộng đồng chia sẻ mạng xã hội tại Đông Nam Á. Sức mạnh thật sự từ sự liên kết của một đám đông thật sự không thể “coi thường”, điển hình như vụ bê bối chính trị tại Hàn Quốc của cựu Tổng Thống Park Geun Hye, tất cả cuối cùng đã phải xuôi theo nguyện vọng từ phía người dân.

Thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới

Cuối cùng, nguyên nhân thứ ba nằm ở việc các doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới cùng lúc nuôi tham vọng phát triển tại thị trường Châu Á, từ đó những chính sách giới hạn và thắt chặt ra đời. Việc các doanh nghiệp quốc tế muốn bước chân vào thị trường Châu Á cũng thật sự dễ hiểu bởi đây vốn dĩ là một thị trường “béo bở” và đầy tiềm năng. Saks Fifth Avenue đang mở chuỗi cửa hàng đầu tiên của mình tại Ấn Độ, Amazon đang lên kế hoạch ra mắt thị trường Đông Nam Á.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc những ngày tháng “học hỏi” chiến lược từ các doanh nghiệp lớn trên thương trường quốc tế của các doanh nghiệp trong khu vực nay đã bắt đầu trở nên khó khăn hơn. Giờ đây, các doanh nghiệp Châu Á nếu muốn thành công cần phải dựa vào tư duy thật sự của mình với những chiến lược mang tầm vóc quốc tế!

Khi phải đối mặt với sự thật này, nhiều doanh nghiệp “ngại khó” đã tìm cách ứng phó với những “ông lớn” bằng cách ngăn cản họ bước vào thị trường nội địa của mình. Hiện nay, đó có thể là giải pháp nhưng chỉ mang tính tạm thời. Liệu những doanh nghiệp này còn phải trốn chạy khỏi việc các doanh nghiệp quốc tế sẽ làm mất vị thế của mình tại sân nhà đến khi nào vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.

Kết luận: Trong bối cảnh hỗn loạn và gây nhiều hoang mang, các doanh nghiệp phải nắm bắt được tình hình cũng như nỗ lực nhiều hơn nữa để làm hài lòng thị trường vốn đã lắm chông gai này. Đối mặt với chủ nghĩa dân tuý và hậu-sự thật chỉ có thể là sự cởi mở và niềm tin.

Hà My
iPrice Group
Tham khảo: TrendWatching

Về iPrice Group

iPrice Group là bộ máy tìm kiếm liên hợp, nơi người mua sắm có thể tìm kiếm sản phẩm, so sánh giá và tiết kiệm với các ưu đãi tuyệt vời. iPrice liên tục kết nối người mua sắm với hàng trăm doanh nghiệp thương mại điện tử trong khu vực. Kể từ tháng 10 năm 2014, nền tảng này được thiết lập xuyên suốt bảy thị trường: Malaysia, Indonesia, Singapore, Vietnam, Thailand, Philippines và Hong Kong. iPrice hoạt động trong ba lĩnh vực: điện tử tiêu dùng, thời tranglàm đẹp, couponưu đãi.