Không còn tuyển sinh theo cách truyền thống, các tổ chức giáo dục đang tuyển sinh như thế nào?

Bức tranh tổng thể tuyển sinh ĐH: Chuyển đổi số là việc không thể không làm

Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay đã có nhiều sự thay đổi. Sự gia nhập mạnh mẽ của các đơn vị giáo dục tư thục và quốc tế, sự lên ngôi của thị trường giáo dục trực tuyến (EdTech), và sự thay đổi trong tâm lý, hành vi của phụ huynh, học sinh khiến bài toán thu hút và chinh phục khách hàng tiềm năng trở nên ngày càng khó khăn hơn bao giờ hết. Theo ấn phẩm E-Magazine mới nhất của Adsota về “Marketing cho ngành Giáo dục", có thể đúc kết một số ý chính như sau:

Thị trường Giáo dục Việt Nam bùng nổ về lượng

Nhu cầu giáo dục của người Việt Nam ngày càng cao và đa dạng, đi đôi với sự phát triển của các tổ chức giáo dục trong những năm gần đây. Thị trường giáo dục Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội của các hệ thống trường học tư nhân và quốc tế, cũng như các hình thức giáo dục trực tuyến (là EdTech). Điều này tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các đơn vị giáo dục, khiến nhu cầu Marketing để tiếp cận, thu hút và chinh phục đối tượng mục tiêu bùng nổ hơn bao giờ hết.

Báo cáo năm 2022 của Savills cho thấy mức độ tăng trưởng của các đơn vị giáo dục tư nhân từ năm 2018 đến 2022, với sự tăng trưởng rõ rệt trong phân khúc giáo dục tư nhân tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP. HCM.

Các phương pháp truyền thông, tuyển sinh truyền thống như tuyển sinh offline, đi truyền thông tại các trường cấp 3, hay tổ chức các ngày hội tuyển sinh đã và đang dần mất đi sức hút và sự hiệu quả. Telesales cũng là một cách làm đã và đang được nhiều cơ sở giáo dục sử dụng nhưng cũng đang dần mất đi độ hiệu quả. Rất khó để thu được lead từ các cuộc gọi telesales bới người tiêu dùng đang ngày càng có tâm lý thận trọng với các cuộc gọi, họ sợ bị lừa đảo và thường muốn được trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, điều này cũng khiến cho nhiều bậc phụ huynh học sinh cảm thấy phiền phức khi nhận được những cuộc gọi tiếp thị.

Sự thay đổi trong tâm lý và hành vi của phụ huynh học sinh cũng là một trong những lý do diễn giải tình trạng tuyển sinh ngày nay. Người học hiện nay chịu tác động lớn từ Internet, trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin. Bố mẹ cũng đã không còn là người quyết định chính trong việc lựa chọn các dịch vụ học tập. Khảo sát của British Council cho thấy 64% sinh viên chọn ngành học do thích thú, trong khi chỉ có 12% lựa chọn do sở thích của gia đình. Có thể thấy nhu cầu và hành vi liên quan đến giáo dục của người Việt ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi các tổ chức giáo dục phải đáp ứng một cách toàn diện hơn.

Chính vì vậy, đổi mới sáng tạo trong Marketing ngành giáo dục là vô cùng cần thiết và cần được tập trung vào ba yếu tố chính: nội dung marketing, chiến lược truyền thông, và chiến lược đo lường.

Nội dung marketing: Truyền tải giá trị và sự tin cậy

Giáo dục là một lĩnh vực đặc thù, không phải là mối quan hệ mua-bán mà là trao giá trị, nhận niềm tin. Vì vậy nội dung marketing trở nên đặc biệt quan trọng. Nếu một tổ chức giáo dục thất bại trong việc truyền tải các giá trị khác biệt và hữu ích, sẽ rất khó để có thể thuyết phục được khách hàng mục tiêu.

Phương thức truyền thông linh hoạt và đa dạng

Các phương thức truyền thông đã quá “quen mặt" với cộng đồng marketer như: tận dụng sức ảnh hưởng của KOLs/KOCs, sử dụng các kênh đa nền tảng hay tổ chức webinar/ show là những phương pháp đang được rất nhiều cơ sở giáo dục lựa chọn. Tuy đã rất thân thuộc nhưng không phải chiến dịch nào được khai thác triệt để. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là: “Làm thế nào để “làm mới" những cách làm đã cũ?”

Không chỉ đơn giản là thuê KOL và post lên các trang mạng xã hội, các đơn vị giáo dục có thế tối ưu hoá chiến dịch bằng cách linh hoạt các hình thức truyền tải nội dung, sử dụng nhiều loại hình nội dung khác nhau như Video, Infographic, Multi-image,... Ngoài ra, khi tận dụng tầm ảnh hưởng của KOL hay người nổi tiếng, các đơn vị cũng cần cân nhắc xem họ có thật sự phù hợp với hình ảnh và giá trị cốt lõi mà nhà trường muốn truyền tải.

Phương pháp đo lường hiệu quả

Để đánh giá một chiến lược marketing có thật sự hiệu quả, việc đo lường các hoạt động mang tính chuyển đổi, hay còn gọi là Performance là vô cùng cần thiết. Không tối ưu hoá được performance có thể gây tổn hại đến nguồn lực cũng như ngân sách của nhà trường.

Cách mạng công nghệ 4.0 chứng kiến sự lên ngôi của công nghệ tiếp thị (MarTech), công cụ được sử dụng để tạo, chạy, và quản lý các chiến dịch và nỗ lực tiếp thị. Một trong những mô hình MarTech được các cơ sở giáo dục tin dùng hiện nay chính là là CRM. Mô hình CRM được sử dụng để quản lý và tối ưu các chỉ số, giúp cho quá trình chuyển đổi từ lead thu về sang MQL và SQL được hiệu quả và giảm thiểu tối đa mất lead ở những giai đoạn sau. Theo nghiên cứu mới đây, 80% doanh nghiệp đã cho biết CRM mang lại các hiệu quả trong kiểm soát, phân luồng dữ liệu, và đồng bộ thông tin giữa các cấp, phòng ban. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống CRM tối ưu sẽ giúp các đơn vị giáo dục cân đối giữa các nhu cầu của khách hàng và cung cấp giá trị cốt lõi, từ đó xây dựng được mối quan hệ hai chiều dài hạn giữa trường và học viên.

Để “đào sâu" hơn nữa, mời quý độc giả tìm đọc 2 ấn phẩm EMAG 06 và EMAG 08 với chủ để “Marketing cho ngành Giáo dục” do công ty Adsota độc quyền sản xuất và phân phối. Là công ty Marketing toàn diện có nhiều kinh nghiệm trong Marketing giáo dục, tuyển sinh hàng nghìn sinh viên cho các trường đại học trong nhiều năm, Adsota sẽ chia sẻ những kinh nghiệm làm thương hiệu và tuyển sinh, tăng trưởng cho các tổ chức giáo dục và những insights mới nhất thông qua ấn phẩm “E-magazine 08: Marketing ngành Giáo dục - Đổi mới sáng tạo trong thời kỳ 4.0”.