Sếp Tây Sếp Ta #3: Sếp người Pháp và chủ nghĩa chuyên nghiệp

Nếu đã từng xem “Emily in Paris”, bộ phim gây sốt dân ngành quảng cáo một thời gian, hẳn bạn sẽ tự hỏi liệu cuộc sống làm quảng cáo ở Paris có thực sự ảo diệu như trong phim? Bỏ qua bí ẩn việc một cô nhân viên planner kiêm account có thể mỗi ngày diện một bộ đồ hiệu, chúng ta hãy nói về người sếp của cô ấy: Sylvie Grateau. Đó là một người sếp rất chi là… sếp: hiểu biết, cứng rắn và bảo thủ. Khi Emily vượt quyền và trình bày ý tưởng với khách hàng (may mắn là thành công), Sylvie vẫn ghi nhận điều đó. Liệu một người sếp ở Pháp sẽ bao dung độ lượng như thế thật, hay điều đó cũng như những tình tiết khác trong Emily – ảo diệu?

Hôm nay, Brands Vietnam sẽ tìm hiểu câu chuyện về văn hóa làm việc dưới góc nhìn quản lý trong ngành Quảng cáo & Truyền thông tại Kinh đô ánh sáng – Paris, qua những chia sẻ từ ông Luc Mandret.

“Nghe nói sếp Anh hay thế này, nghe nói sếp Ấn thế kia…”. Vậy thực sự sếp ở mỗi nước họ có quan điểm như thế nào về công việc? Họ nghĩ gì về chúng ta? Họ thích phở Hà Nội hay phở Sài Gòn? Series Sếp Tây Sếp Ta sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Về Luc Mandret: Có thể nói, Luc là một “Emily in Paris” phiên bản đời thực của Việt Nam, khi ông được luân chuyển công tác đến Cambodia và sau đó là Việt Nam để tiếp quản công việc tại khu vực.

Ông Luc Mandret – Group Marketing & Communication Director của tập đoàn Archetype.

Luc từng đảm nhận vị trí General Manager của MSL Vietnam, Country Head của MediaDonuts, và hiện tại đã “gội đầu” thành công khi chuyển sang lĩnh vực xây dựng và thiết kế với vị trí Group Marketing & Communication Director của tập đoàn Archetype – một công việc mà anh khá hài lòng. Bên cạnh công việc, điều khiến Luc muốn tiếp tục ở lại Việt Nam chính là năng lượng, tư duy, văn hóa, con người và ẩm thực ở đây. Luc được bạn bè biết đến như food-reviewer uy tín của Sài Gòn, bởi anh biết nhiều hàng quán còn hơn cả các đồng nghiệp người Việt.

Đầu năm 2024, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về việc công nhân Pháp đang biểu tình vì quyền lợi của mình. Điều này xuất phát từ tinh thần và lịch sử của Pháp: đấu tranh đòi quyền lợi cho người lao động, quy định nghiêm ngặt về luật đối với người lao động. Đây cũng là một biểu hiện cho một tinh thần rất đặc trưng của người Pháp trong công việc: Chủ nghĩa chuyên nghiệp (Professionalism).

Dù rằng, khi đi làm ở đâu thì yếu tố chuyên nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên Pháp đã có một di sản lâu đời về tinh thần này, xuyên suốt lịch sử của họ. Thế nên, khi tìm hiểu sâu, ta sẽ thấy sự “Professionnalisme” khắt khe hơn so với “Sự chuyên nghiệp” mà ta thường thấy, đặc trưng nhất ở hai yếu tố: Tính chuyên môn hóa cao và sự bảo thủ.

Đề cao kiến thức chuyên môn

Professionnalisme của người Pháp không chỉ đề cao kiến thức, mà còn là sự chuyên môn của một cá nhân trong một ngành hàng nào đó. Trong các công ty quảng cáo, những người làm quản lý trước tiên sẽ nhìn vào sự am hiểu chuyên sâu và các mối quan hệ của nhân viên trong một ngành cụ thể, ví dụ như xe hơi, mỹ phẩm, B2B, năng lượng... Những người có thâm niên cao càng phải có nhiều năm tập trung làm cho một ngành hàng, thể hiện được hiểu biết của mình không chỉ về sản phẩm và khách hàng, mà còn là các đối thủ, các quy định pháp luật, tổng quan thị trường. Họ phải đưa ra những insights và các đề xuất có ích cho khách hàng của mình.

Professionnalisme của người Pháp không chỉ đề cao kiến thức, mà còn là sự chuyên môn của một cá nhân trong một ngành hàng nào đó.
Nguồn: Getty Images

Không chỉ tập trung cho một ngành hàng, nhân viên còn được kỳ vọng thành thạo một kỹ năng cụ thể, thay vì phải có nhiều kỹ năng. Nói cách khác, scope of works của một người không cần phải dài, kể cả khi thâm niên tăng lên. Chẳng hạn như một PR consultant chuyên giải quyết các vấn đề PR doanh nghiệp chỉ làm các công việc liên quan đến hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp và khủng hoảng truyền thông, họ sẽ từ chối thực hiện các công việc khác của PR như tổ chức B2C Event hoặc quản lý B2C PR, thậm chí đó là các yêu cầu từ cấp trên. Đây là một chuyện rất bình thường.

Khác với văn hóa Châu Á chú trọng chuyện “nể mặt, nể mũi” hay “dĩ hòa vi quý”, người Pháp tuân thủ chủ nghĩa chuyên nghiệp.

Tất nhiên, vẫn sẽ có những người có tham vọng lớn hơn, chủ động đề xuất với sếp để được làm nhiều việc hơn, và có được nhiều kỹ năng và kiến thức hơn. Một người non kinh nghiệm khi có nhiều kiến thức, vẫn hoàn toàn có thể đưa ra ý kiến của mình đối với các sếp cao hơn – người mà nhiều năm chỉ thực hiện một ngành hàng, một công việc cụ thể. Người Pháp sẽ không dựa trên thâm niên mà đánh giá sức nặng của một ý kiến từ một nhân viên.

Có một câu chuyện thú vị, Luc đã từng khá ngạc nhiên và không hiểu vì sao Agency ở Việt Nam lại có nhiều cấp bậc như thế. Ở Pháp, có khá ít cấp bậc: đa phần các nhân viên mới vào ngành sẽ là Consultant, sau đó sẽ lên vị trí Senior, và tiếp đến là Director, sẽ không có các cấp bậc được ghi thêm chữ Executive, Associate xen vào giữa các cấp bậc dày đặc.

Mang tinh thần bảo thủ

Nhìn chung, người Pháp sẽ bảo thủ hơn so với mặt bằng chung người Việt. Tuy nhiên, điều đó làm cho các nhân viên ở các công ty quảng cáo có xu hướng gắn bó lâu hơn với một công ty. Điều này khác với các nước Châu Á, nơi mà nhân viên thường trung thành với một vị sếp nào đó, và thành ra sẽ trung thành với một công ty (dù vậy, nhân sự Agency ở Việt Nam vẫn có văn hóa nhảy việc nhiều).

Nhìn chung, các quản lý người Pháp kỳ vọng rằng nhân sự sẽ cam kết làm việc lâu năm, và họ cũng sẽ có những cách để giữ nhân sự lại.
Nguồn: Pexels

Ở Pháp, sự trung thành của một cá nhân với một công ty mang tính thực dụng hơn, họ phải cảm thấy công ty đó tốt. Trên thực tế, người Pháp rất ít nhảy việc, và chỉ đổi jobs sau nhiều năm làm. Tạm bỏ qua yếu tố bảo thủ và truyền thống của người Pháp, ta sẽ bàn luận cụ thể hơn về việc các nhà quản lý nhìn nhận nhân sự hay nhảy việc sau 1-2 năm, và cách họ giữ lại các tài năng cho phòng ban hoặc công ty của mình.

Nhìn chung, các quản lý người Pháp kỳ vọng rằng nhân sự sẽ cam kết làm việc lâu năm, và họ cũng sẽ có những cách để giữ nhân sự lại. Quả thực, nếu một ứng viên nào đó có CV với thâm niên tại một công ty không quá 2 năm sẽ bị đánh trượt bởi họ đã không thể hiện được khả năng cam kết của mình với công ty.

Hiển nhiên, trong vai trò của một người quản lý, họ rất coi trọng chuyện giữ nhân sự ở lại công ty, bằng các cách như trao đổi thẳng thắng về vấn đề lương thưởng, thay đổi về cách quản lý, hoặc các nhu cầu cá nhân, chẳng hạn như một chiếc ghế thoải mái hơn cho những người đau cột sống. Một phần vì đó là cách quản lý của riêng họ, một phần vì luật bảo vệ quyền lợi người lao động ở Pháp rất nghiêm ngặt, và các tổ chức công đoàn làm việc rất tích cực để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho nhân viên.

Theo câu chuyện của Luc, các công ty quảng cáo lớn ở Pháp đã lên sàn chứng khoán còn tặng một số ít cổ phần của công ty cho nhân sự lâu năm, để gia tăng sự gắn kết của hai phía.

Hạn chế meeting để tăng hiệu quả công việc

Bạn có thể ngạc nhiên nếu biết rằng một anh sếp người Pháp tự mình đi họp với khách hàng, tự ghi meeting recap, và sau đó gửi email truyền đạt lại cho cả team sau. Quả thực, chúng ta đã quen với việc Agency đi họp sẽ thường kéo cả một đội ngũ các phòng ban và có thể là có cả các cấp bậc khác nhau đi cùng.

Ở Pháp, Luc thường tự mình đi họp, để các nhân sự khác không phải tốn thời gian đi họp, mà có thể ở công ty tập trung cho các công việc khác. Cuối tháng, các quản lý sẽ phải làm một báo cáo về tổng số thời gian nhân sự phải đi họp với khách hàng của từng dự án, nhằm kiểm soát lượng thời gian một nhân sự dành cho một dự án có vượt dự trù và báo giá ban đầu hay không, để đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận cho agency. Như vậy, các nhân sự sẽ được các sếp của mình tạo điều kiện để có thể hoàn thành tốt công việc trong quãng thời gian ngắn nhất có thể.

Ở Pháp, Luc thường tự mình đi họp, để các nhân sự khác không phải tốn thời gian đi họp, mà có thể ở công ty tập trung cho các công việc khác.
Nguồn: Pexels

Chốt lại: Làm sao để hài lòng một người sếp Pháp?

Câu trả lời là: Đừng cố gắng làm hài lòng họ.

Khác với văn hóa Châu Á chú trọng chuyện “nể mặt, nể mũi” hoặc “dĩ hòa vi quý” từ đời sống cho tới môi trường văn phòng, người Pháp tuân thủ theo nguyên tắc gọi là chủ nghĩa chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn làm hài lòng các vị sếp người Pháp, hãy thực hiện tốt công việc của mình, đừng ngại trao đổi thẳng thắng và chia sẻ dựa trên các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên. Miễn là bạn đúng, bạn sẽ được lắng nghe và ghi nhận, chứ không phải bị gọi là “hỗn” với sếp của mình.

Bên cạnh đó, bạn vẫn có thể tạo ấn tượng với họ bằng cách xin làm thêm các đầu công việc mới khi bạn đã sẵn sàng. Việc có một tinh thần sẵn sàng làm mọi thứ mới và phát triển cùng với công ty chắc chắn sẽ làm họ hứng thú và hài lòng.

English Translation

Management Perspective: From West To East #3 – French bosses and professionalism

Anyone who has watched the series “Emily in Paris”, which caused a stir in the advertising industry for a while, must have wondered whether the advertising life in Paris is as magical as portrayed in the show. Setting aside the mystery of how a planning and account executive can afford to wear a new designer outfit every day, let's talk about her boss: Sylvie Grateau. She is a quintessential French boss: knowledgeable, tough, and conservative. Even when Emily oversteps her boundaries and presents her ideas directly to clients (fortunately, it succeeds), Sylvie takes note of it. Is a French boss really as accommodating as depicted in “Emily in Paris”?

Today, Brands Vietnam will delve into the story of workplace culture from a management perspective in the Advertising & Communication industry in the City of Lights – Paris, through the insights shared by Luc Mandret.

About Luc Mandret: A real-life Vietnamese version of “Emily in Paris”, Luc is transferred to Cambodia first and then Vietnam for business. He is the former General Manager at MSL Vietnam, and currently enjoying a transition to the role of Marketing & Communications Director at Archetype Group, overseeing 18 countries. Luc is fascinated by the culture, people, and food in Vietnam, which is why he decided to stay here after already spending 5 years in the country. His friends refer to him as a Saigon food reviewer, as he knows more Vietnamese food vendors than many Vietnamese people.

At the beginning of 2024, if you have watched the news or “top top” (TikTok in youth's slang), you'll see French farmers protesting for their rights. This stems from the spirit and history of France: fighting for workers' rights and strict regulations regarding labor laws. This is a clear example of one value of the French in their work: Professionalism. Although professionalism is valued wherever you work, France has a long-standing legacy of this spirit throughout its history. Therefore, when delving deeper, we will find that “professionnalisme” is stricter than the “Professionalism” we’ve known, characterized by two factors: Value expertise and follow conservatism.

Emphasis on specialized knowledge

French professionalism not only emphasizes knowledge but also the expertise of an individual in a specific field. In advertising companies, managers first look at the deep understanding and relationships of their employees in a specific sectors, such as automobile industry, cosmetics, B2B, energy, etc. The more experienced individuals must focus on many years dedicated to a specific sector, demonstrating their understanding not only of the product and customers but also of all competitors, the regulators and the market at large. They must provide useful insights and recommendations for their clients.

Employees are often expected to focus on a specific skill rather than possessing multiple skills without strong ability and in-depth knowledge. In other words, the scope of work for an individual doesn't need to be extensive, even as their experience grows.

For example, one PR consultant specializing in handling corporate PR deals with corporate branding or issues and crisis-management related tasks and probably rejects requests from superiors to perform other PR tasks like organizing B2C events or managing consumer PR. This is quite normal.

Of course, there will still be ambitious individuals willing to take on more tasks, and eager to gain more skills and knowledge. A junior staff with a wealth of knowledge can still express their opinions to higher-ranking superiors, who have spent many years working in a particular sector or specific job. The French do not rely on seniority to assess the weight of an opinion from an employee.

There's an interesting story: Luc was quite surprised and didn't understand why agencies in Vietnam have so many hierarchical levels. In France, there are less levels: most marketing employees start as a Consultant, then move up to Senior position, and finally as a Director. It’s very rare to have titles such as like Executive or Associate and all the other ones as the transition in between.

Conservatism of the French

Socially speaking, the French tend to be more conservative. However, this leads advertising company employees to stay longer with a company. This is different from Asian value of loyalty, where employees tend to be loyal to a specific boss and consequently, to a company (although Agency personnel in Vietnam still have a vibrant culture of job-hopping).

In France, an individual's loyalty to a company is more pragmatic; they must feel the company is good. In fact, the French change jobs once in a blue moon, and only switch after many years of work. Ignoring the conservative and traditional aspect of the French, we'll only discuss specific issues, and managers view personnel who change jobs after 1-2 years, retaining talents for their department or company.

In general, French managers expect employees to commit long-term, and they have ways to retain them. Indeed, if a candidate's CV shows they only worked for 1 or 2 years at a place, they are likely to be rejected for a lack of commitment.

Clearly, in their managerial role, they prioritize keeping personnel in the company through measures such as openly discussing salary issues, changing management styles, or individual needs, such as a more comfortable chair for those with back pain. Partly because it is their management style, partly because French labor laws are very strict in protecting employee rights, and labor unions work actively to ensure the best rights for employees.

According to Luc's story, large advertising companies in France have gone public and even offered a few shares of the company to long-time employees to increase the bond between the two sides.

Limiting meetings to increase work efficiency

French bosses will surprise you if you see them going to meetings with clients alone, writing meeting recaps, and sending emails to the entire team afterward. Indeed, we are used to the agency team attending meetings, sometimes involving different hierarchical levels.

In France, Luc often attends meetings alone, so other employees don't waste time attending meetings and can focus on other tasks at the company. At the end of each month, managers have to report the total time employees spent on each client and each project and convert it into profitability for the agency. Thus, managers create conditions for employees to optimize work efficiency during working hours.

In conclusion, how to please a French boss?

The answer is: Don't try to please them.

Unlike Asian cultures, which focus on "respecting seniors" or "harmony" from daily life to the office environment, the French adhere to what is called professionalism. If you want to please French bosses, do your job well, don't hesitate to have straightforward discussions, and speak based on the rights and responsibilities given to each party. As long as you are right, you will be listened to and recognized, rather than being called "disrespectful" to your boss.

Besides, you can still impress them by volunteering for new tasks when you're ready. Having a willingness to do new things and to grow together with the company will surely pique their interest and satisfaction.

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục tại đây.

Oscar Le
* Nguồn: Brands Vietnam