[Phần 1] App Y Tế Thất Bại Vì Đâu ?

Khi nhận vai trò là giám đốc sản phẩm eDoctor, mình tự tin mà nói rằng không thành vấn đề, sản phẩm vào tay mình rồi sẽ thành công !

Các app công nghệ phục vụ cho y tế thường khởi đầu là công ty công nghệ và lấy công nghệ để làm điểm mạnh để phát triển sản phẩm. Sau khi phát triển sản phẩm đủ lớn sẽ tập trung phục vụ user và tìm kiếm người dùng. Việc có một lượng user lớn đã là một thành công của sản phẩm mới khi chi phí marketing là không nhỏ. Sau khi có những user đủ lớn là nền tảng để phát triển sản phẩm thì việc tiếp theo là phát triển hệ sinh thái đi kèm để phục vụ người dùng. Điều khó khăn của các sản phẩm công nghệ đó chính là luật, là hành lang pháp lý chưa rõ ràng, chưa hỗ trợ cho các startup công nghệ nhất là lĩnh vực y tế để phát triển các dịch vụ hoàn thành hệ sinh thái của sản phẩm.

Nếu chỉ loay hoay các dịch vụ đơn giản như tư vấn online, hỏi đáp, mạng xã hội thì không đủ chi phí để duy trì và phát triển hệ thống. Là công ty về công nghệ thì chi phí vận hành bộ máy không hề nhỏ, các công ty công nghệ khác trên thị trường đang dùng tiền để chi phối và hút nhân sự giỏi . Để giữ được nhân sự đồng nghĩa với việc tốn nhiều chi phí để đào tạo và giành giật những người giỏi ở lại với mình. Nếu không đủ mạnh, vốn không đủ nhiều thì công ty đó sẽ sớm lâm vào cảnh tiền chưa đủ nuôi cho sản phẩm trưởng thành thì đã lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé. Nên đừng nói là startup chỉ cần đam mê mà phải cần rất nhiều tiền để có thể tồn tại và chờ đến ngày hoàn thiện sản phẩm và được người dùng đón nhận.

Ngay cả khi sản phẩm đi được một nửa chặng đường, có hàng triệu user, khách hàng trung thành, sản phẩm chất lượng thì cũng chưa phải đã thành công. Việc tiếp theo cần phải làm là tăng lên gấp đôi về số lượng và chất lượng. Người dùng sẽ nhanh chóng rời bỏ bạn nếu bạn không thay đổi và đáp ứng những đòi hỏi của họ. Tuy nhiên nghịch lý đó chính là khách hàng tăng gấp đôi nhưng doanh thu của bạn lại không tăng mà ngân sách bạn bỏ ra cũng tăng vượt trội. Điều đó sẽ đồng nghĩa với việc bạn phải bắt đầu huy động một lượng tiền rất lớn để có thể bức phá và vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Xuất phát điểm của các công ty là nền tảng công nghệ nên khó khăn vào thời điểm này chính là các dịch vụ y tế cung cấp cho khách hàng của mình. Đa phần các app công nghệ tập trung vào việc liên kết dịch vụ với các phòng khám , bệnh viện để đặt hẹn khám, xét nghiệm cho khách hàng của mình. Các phòng khám bệnh viện sau đó chia lại % cho các app công nghệ sau mỗi khách hàng khám bệnh hay sử dụng dịch vụ của phòng khám và bệnh viện. Mô hình chung các app công nghệ đang đi bán user của mình cho phòng khám, bệnh viện sau bao nhiêu năm phát triển. Thậm chí có các đơn vị tập trung vào việc đốt rất nhiều chi phí quảng cáo để lấy khách hàng cho bệnh viện, càng đốt thì càng lỗ mà khách hàng cuối cùng đều trở thành khách hàng trực tiếp của phòng khám bệnh viện mà ít quay trở lại với các app công nghệ để tái sử dụng dịch vụ. Ngân sách quảng cáo càng ngày càng cao, cạnh tranh càng nhiều làm cho các phòng khám và bệnh viện đầu tư nhiều hơn chi phí quảng cáo và nhảy vào cuộc chiến để dành giật bệnh nhân và khách hàng. Cuối cùng thì các App công nghệ đi cạnh tranh trực tiếp với các phòng khám và bệnh viện cung cấp dịch vụ cho mình, đó là khởi đầu cho sự thất bại của một chuỗi thành công không lợi nhuận ^_^

Thất bại đó chính là thất bại đầu tiên mà các app công nghệ sẽ phải gánh chịu, tuy nhiên đó chưa phải là bài toán chấm hết. Đó chính là cơ sở để các app hoàn thiện quy trình và tiếp tục gọi vốn, sản phẩm lúc này mới thật sự có giá trị với nhà đầu tư đặc biệt là chính các phòng khám và bệnh viện. Con đường còn gian nan nhưng đó vẫn là một khởi đầu mới cho những ai lạc quan và ..... còn đủ tiền để tiếp tục !

Tiếp tục Phần 2 . Con đường cho App Y Tế ? Đủ nghàn like sẽ viết tiếp, không đủ thì nào rãnh cũng sẽ viết tiếp :v

[Phần 2] - Thất Bại Của Marketing Y Tế ^_^