Ứng dụng Nền tảng Phân tích vị trí địa lý cho ngành hàng tiêu dùng - Khó hay dễ?

Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng công nghệ để cải thiện quản lý và phát triển ngành hàng tiêu dùng (CPG) đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một trong những công cụ mạnh mẽ được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực này chính là Giải pháp phân tích vị trí địa lý.

Ứng dụng phân tích vị trí trong ngành hàng tiêu dùng CPG không chỉ giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động của họ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Trong bài viết này, cùng VGM khám phá lợi ích của phân tích vị trí và 6 cách nâng cấp chiến lược danh mục hàng tiêu dùng (CPG) bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu vị trí.

Phân tích vị trí dành cho các công ty CPG là như thế nào?

Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng thông qua các bên thứ ba hay còn gọi là nhà bán lẻ, bao gồm tạp hóa và siêu thị. CPG là một trong những ngành đa dạng hàng hóa và đem lại giá trị nhiều nhất trên toàn thế giới.

Ngành công nghiệp này bao gồm một lượng khổng lồ các danh mục sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như mặt hàng tẩy rửa, mỹ phẩm và thực phẩm đóng gói,v.v… Mấu chốt kinh doanh trong ngành CPG là các nhà điều hành doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựng các chiến lược danh mục hàng tiêu dùng hiệu quả, hướng tới mở rộng trong dài hạn và phù hợp với tầm nhìn thị trường của doanh nghiệp.

Các cửa hàng truyền thống vẫn là kênh bán chính của hầu hết các thương hiệu CPG và chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn các nền tảng thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là các công ty CPG muốn có tầm nhìn thực sự về thị trường thì cần phải đi sâu vào hoạt động bán hàng trực tiếp.

Để có được cái nhìn toàn diện về bối cảnh bán lẻ trực tiếp đòi hỏi một cách tiếp cận kỹ lưỡng và toàn diện hơn. Thông qua dữ liệu về lượng người đi bộ (foot traffic) hay lưu lượng giao thông tại một khu vực, doanh nghiệp phần nào có thể dự báo sức mua và phân tích cách mọi người mua sắm trong một khu vực gần với thời gian thực.

Việc sử dụng phân tích vị trí cho phép cả nhà bán lẻ và công ty CPG có cơ sở vững chãi hơn cho các chiến lược tối ưu hóa hoạt động tiếp thị và bán hàng của họ, đồng thời thích ứng với xu hướng thay đổi của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thực chất hơn.

6 cách nâng cấp chiến lược danh mục hàng tiêu dùng với hoạt động Phân tích vị trí bán hàng

1. Thấu hiểu và nắm bắt xu hướng thị trường

Với dữ liệu ngoại tuyến ngày càng dễ tiếp cận, các công ty CPG có cơ hội đi sâu vào từng ngành, chuỗi và cửa hàng để xác định các đối tác kinh doanh phù hợp với sản phẩm của họ và điều chỉnh chiến lược bán hàng cho phù hợp.

Phân tích cấp ngành:

Phân tích dữ liệu vị trí trong ngành CPG có thể được xử lý ở cấp ngành, cung cấp cái nhìn toàn diện ngành bán lẻ và các lĩnh vực hàng hóa cụ thể. Dữ liệu vị trí cũng phản ánh phần nào hiệu suất tổng toàn ngành hiện tại so với quá khứ, từ đó cho phép các nhà điều hành CPG xác định tốt hơn các cơ hội kinh doanh mới.

Ví dụ: Khi các nhà quản lý CPG nhận thấy số lượt ghé thăm cửa hàng tạp hóa tăng lên và số lượt ghé thăm siêu thị giảm xuống, họ có thể cân nhắc chuyển một số hàng tồn kho sang các cửa hàng tạp hóa. Tương tự, số lượt ghé thăm nhà hàng giảm có thể tương quan với nhu cầu ăn uống ở các cửa hàng tiện lợi, fast food, hoặc tự nấu… ngày càng tăng.

Phân tích cấp độ nhà bán lẻ:

Giám đốc và các nhà quản lý danh mục hàng hóa cần có cái hiểu rõ ràng về cách hoạt động của các nhà bán lẻ khác nhau như thế nào trước những thay đổi của thị trường và xác định xu hướng tiêu dùng cụ thể trên mỗi chuỗi hoặc cửa hàng.

Bằng cách theo dõi sự thay đổi của lưu lượng mua sắm/lưu lượng người lưu thông, các giám đốc công ty CPG có thể đánh giá mức độ phát triển kinh tế và các sàn thương mại điện tử đã và đang tác động đến hiệu suất bán hàng truyền thống như thế nào?

Phân tích bối cảnh cạnh tranh:

Một trong các phương pháp xác định thị phần cạnh tranh là phân tích chủ yếu dựa vào việc các nhà bán lẻ chia sẻ dữ liệu bán hàng theo khu vực hoặc danh mục hàng hóa. Nhưng điều này lại không cho biết nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong bối cảnh rộng hơn.

Dữ liệu vị trí có thể bổ sung cho dữ liệu của nhà bán lẻ, giúp các chuyên gia CPG dễ dàng điều hướng các thị trường đông đúc và đánh giá động lực cạnh tranh quốc gia hoặc khu vực theo thời gian thực.

Một số công cụ phân tích lượng người đi bộ hoặc lưu lượng giao thông có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi như – chuỗi kinh doanh nào đang phổ biến nhất trong một khu vực nhất định? Người mua sắm của một chuỗi cửa hàng cụ thể sẽ đến những địa điểm nào trước hoặc sau khi mua sắm? Thị phần tại khu vực căn cứ theo số lượt người ghé thăm là bao nhiêu? Những hiểu biết sâu sắc này cho phép các nhà quản lý CPG tối ưu hóa việc phân phối sản phẩm của họ và đạt được hiệu quả bán hàng cao hơn cũng như tăng doanh số bán hàng.

2. Hiểu biết về dân cư tại một khu vực cụ thể

Dữ liệu về dân cư và lưu lượng người đi bộ (foot traffic) có thể giúp các công ty CPG xây dựng mô hình người tiêu dùng siêu địa phương, tốt hơn bất kỳ nghiên cứu người tiêu dùng nào được thực hiện bằng phương pháp khảo sát hay quan sát.

Phân tích vị trí cho thấy sự khác biệt giữa người tiêu dùng tại các cửa hàng khác nhau trong cùng một chuỗi và nêu bật sự khác biệt trong thói quen mua sắm theo khu vực. Hiểu được đặc điểm của người mua sắm và những khác biệt cốt lõi của dân cư tại một khu vực nhất định có thể mang lại cái nhìn bao quát hơn về kênh tiếp thị, giúp các chuyên gia CPG tối ưu hóa tổ hợp sản phẩm được cung cấp trong mỗi cửa hàng.

3. Lập kế hoạch cho mỗi cửa hàng

Thông thường, các công ty CPG lập chiến lược kinh doanh trên toàn chuỗi và triển khai nó cho toàn bộ hệ thống cửa hàng.

Cách tiếp cận này không tối ưu vì nó dựa trên giả định rằng nhu cầu và hành vi của người mua hàng là giống nhau trên toàn bộ chuỗi – bây giờ đã được coi là một quan điểm lỗi thời.

Phân tích dữ liệu vị trí và sử dụng mô hình học máy thông minh để tìm ra sự khác nhau giữa những nhóm người tiêu dùng tại mỗi cửa hàng sẽ giúp cải thiện chiến lược danh mục hàng hóa, từ đó cải thiện hiệu suất toàn chuỗi.

Tối ưu hóa chủng loại và hàng tồn kho:

Dữ liệu bán hàng sẽ cho biết sản phẩm nào bán chạy tại một cửa hàng hoặc chuỗi cửa hàng và sản phẩm nào không. Nhưng nó không thể cung cấp thông tin chi tiết về lý do tại sao lại như vậy? Việc kết hợp dữ liệu về lượng người qua lại và bộ dữ liệu nhân khẩu học dân cư sẽ tạo ra một bức tranh toàn diện hơn về sở thích của khách hàng ở cấp độ cửa hàng, cho phép người quản lý cửa hàng điều chỉnh sơ đồ, danh mục hàng hóa để phù hợp với khách hàng của họ như: tỷ lệ phân phối, bài trí cửa hàng và lượng hàng bán vào.

Giới thiệu sản phẩm mới đến đúng địa điểm:

Khi lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới, các công ty CPG có thể giảm đáng kể rủi ro phân phối bằng cách sử dụng dữ liệu vị trí để xem liệu sản phẩm mới có phù hợp với thị hiếu địa phương hay không. Bên cạnh đó, thông qua các dữ liệu về nhân khẩu học dựa trên vị trí, các nhà quản lý cũng có thể xây dựng các chương trình tiếp thị, quảng cáo xúc tiến bán hàng phù hợp hơn cho từng kênh phân phối & đối tác bán lẻ cụ thể, cũng như với khách hàng.

Chiến lược định giá được địa phương hóa:

Dữ liệu vị trí về dân cư, lưu lượng người và nhân khẩu học cũng có thể cung cấp thông tin cho các chiến lược bán hàng, cụ thể là chiến lược định giá sản phẩm được địa phương hóa.

Thông qua các dữ liệu về tổng sức mua, mức thu nhập và phân bổ hộ gia đình, các công ty CPG có thể thiết kế chiến lược giá hiệu quả hơn để đạt được điểm bán hàng tốt nhất.

4. Khám phá những cơ hội tăng trưởng mới

Ngoài việc tăng doanh số bán hàng ở các kênh hiện có, dữ liệu về lượng người ghé qua cửa hàng có thể giúp các công ty CPG mở rộng hoạt động phân phối sản phẩm sang các kênh và khu vực mới. Xu hướng di chuyển và mật độ giao thông có thể được kết hợp để xác định các khu vực có dân số và nhu cầu ngày càng tăng, từ đó hỗ trợ quyết định mở rộng các điểm bán hàng mới.

Các công ty CPG cũng có thể sử dụng dữ liệu vị trí để tìm kiếm đối tác trong các phân khúc mới. Ví dụ: các nhà cung cấp dịch vụ làm đẹp như thẩm mỹ viện, tiệm cắt tóc hoặc spa sẽ thu hút những du khách quan tâm đến sắc đẹp và chăm sóc cá nhân. Nếu công ty CPG của bạn cung cấp các sản phẩm liên quan cho phái đẹp, quan tâm tới các dịch vụ như trên, thì bạn có thể cân nhắc mở cửa hàng kinh doanh hoặc tìm đối tác phân phối tại khu vực đã được xác định đó.

5. Tăng cường nỗ lực tiếp thị

Dữ liệu thị trường dựa trên vị trí có thể được tận dụng để lên kế hoạch tiếp thị với căn cứ chính xác hơn.

Tăng cường nhận diện thương hiệu:

Các cửa hàng được đặt ở khu vực đông đúc, hay trong các trung tâm thương mại, nơi có lượng người qua lại lớn sẽ là phương án tối ưu nếu bạn muốn mở rộng nhận diện thương hiệu và tiếp cận tới nhiều các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau hơn.

Các công cụ phân tích vị trí sẽ trả lời chính xác cho bạn biết: khu vực nào đông đúc với đặc điểm nhân khẩu học phù hợp nhất với mặt hàng của bạn? Và trong khu vực đó, thì vị trí nào là “đắc địa” nhất để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu.

Tăng cường hiệu quả của quảng cáo ngoài trời

Với các hình thức quảng cáo ngoài trời, như OOH hay đặt biển quảng cáo thường đòi hỏi ngân sách khá lớn. Việc chọn vị trí lý tưởng để triển khai các hoạt động tiếp thị trên sẽ rất quan trọng.

Ví dụ, khi cân nhắc các khu vực để đặt biển quảng cáo Billboard, bạn có thể sử dụng công cụ phân tích vị trí để xác định khu vực nào có lượng người lưu thông lớn và nhiều phương tiện giao thông qua lại, liên tục từ sáng tới tối, khu vực nào tập trung đông đúc đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn… để chọn vị trí tốt nhất cho biển quảng cáo. Việc biết khách hàng của các thương hiệu CPG thường mua sắm chéo ở đâu cũng mang lại những khả năng hợp tác đối tác bán hàng cho các thương hiệu trong hành trình mua sắm của khách hàng.

OOH là gì? 4 lý do tại sao quảng cáo ngoài trời quan trọng trong marketing

Tăng cường hiệu quả của tiếp thị trực tuyến

Dữ liệu vị trí cũng được ứng dụng trong hoạt động quảng cáo trực tuyến. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng dữ liệu dân cư, nhân khẩu học để phục vụ nhắm mục tiêu trong các chiến dịch quảng cáo hoặc phân phối nội dung trên nền tảng trực tuyến tới đúng khách hàng hơn.

6. Cải thiện hoạt động và lập kế hoạch CPG

Dự báo nhu cầu thị trường là trọng tâm của ngành hàng tiêu dùng trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Thông qua dữ liệu vị trí, các nhà hoạch định chiến lược có thể biết lưu lượng & hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng ở cấp độ chuỗi, khu vực hoặc ngành. Thông qua các phân tích chi tiết về xu hướng vi mô cũng như các mô hình tiêu dùng & hành vi mua sắm, các công ty CPG có thể dự đoán nhu cầu thị trường để tăng thế chủ động trong hoạt động kinh doanh. Bao gồm, các hoạt động tiếp thị, phân phối chủ động, dự trữ tồn kho.

Phân tích vị trí cũng giúp các công ty CPG thay đổi dòng chảy hàng hóa và thực hiện các điều chỉnh nhanh chóng về hàng tồn kho và phân phối trong khu vực phù hợp với tình trạng dân số hiện tại, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động.

Khám phá Nền tảng Phân tích vị trí VGM - Dịch vụ bản đồ Phân tích dữ liệu thị trường

Nền tảng VGM.AI là một giải pháp tiếp thị địa lý, hỗ trợ phân tích vị trí để xác định tiềm năng kinh doanh tại một khu vực hoặc vị trí cụ thể, phục vụ các bài toán tối ưu kinh doanh & chuỗi phân phối hàng hóa cho các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng.

VGM.AI hiện đang cho phép người dùng tạo tài khoản miễn phí để trải nghiệm dịch vụ bản đồ phân tích dữ liệu thị trường cho ngành bán lẻ nhu siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, dược phẩm, mẹ & bé, petshop,...

Nguồn: vgm.ai