Nhiều thương hiệu vẫn mạnh tay chi tiền quảng cáo OOH dù rất khó đo lường hiệu quả

Thủ tục phức tạp, chi phí cao ngất ngưởng và rất khó đo lường hiệu quả, thế nhưng nhiều thương hiệu vẫn luôn ưu ái một phần ngân sách cho các hoạt động quảng cáo OOH bởi những lợi ích tiềm năng đằng sau đó.

Báo cáo về chi tiêu cho quảng cáo OOH
Nhiều thương hiệu vẫn sằn sàng chi tiền khủng để thực hiện quảng cáo OOH

1. Báo cáo chi tiêu cho quảng cáo OOH

Những tưởng sự phát triển của internet và truyền thông xã hội sẽ khiến cho quảng cáo ngoài trời (OOH) trở nên "lép vế", nhưng trái lại, hình thức này lại ngày càng phát triển, đổi mới và được nhiều nhãn hàng lớn ưu tiên lựa chọn.

Theo Hiệp hội Truyền thông Ngoài trời (OMA), ngành công nghiệp quảng cáo ngoài trời (OOH) đã tăng 11,9% doanh thu ròng trong quý 2 năm 2023. Dữ liệu đã ghi nhận doanh thu ròng là 283,2 triệu USD, tăng từ mức 253,1 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong quý 2, doanh thu DOOH chiếm 68,1% trên tổng doanh thu từ đầu năm đến nay, tăng từ 58,7% trong quý 2 năm 2022. Hạng mục Billboard, doanh thu cũng tăng gần như gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng tổng thể của OOH.

Tương tự quý 2, quý 1 năm 2023 cũng chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc 11,8% với doanh thu ròng ở mức 259,4 triệu USD. Trong đó DOOH chiếm hơn 31% doanh thu, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Bất chấp những khó khăn về tình hình kinh tế, 100 nhà quảng cáo hàng đầu vẫn tăng chi tiêu cho các chiến dịch OOH, trong đó, hơn một phần tư (26%) nhà quảng cáo tăng gấp đôi chi tiêu, phải kể đến Apple, McDonald's, American Express, Expedia, Verizon, Dunkin, JP Morgan, T-Mobile, Coca-Cola và IHG.

2. Sự thật là quảng cáo OOH rất khó đo lường hiệu quả

Việc đo lường sự thành công của chiến dịch OOH được xem là một thách thức, đặc biệt đối với quảng cáo tĩnh, thuần branding (chỉ có hình ảnh thương hiệu hiển thị cùng thông điệp). Bởi lẽ rất khó để cho thương hiệu đo lường xem bảng quảng cáo ấy tiếp cận được bao nhiêu người, bao nhiêu người thực hiện hành động sau khi nhìn thấy…

không thể phủ nhận tác dụng của quảng cáo OOH
Chi phí tốn kém và khó đo lường hiệu quả là những gì người ta nói về quảng cáo OOH

Và khi ngành công nghiệp OOH phát triển và đổi mới, thương hiệu có thể sử dụng nhiều hình thức đo lường gián tiếp như:

  • Quảng cáo OOH kỹ thuật số (DOOH) được kết hợp với màn hình kỹ thuật số cảm biến hoặc máy ảnh tích hợp để đếm lượng người di chuyển qua hoặc tương tác với quảng cáo.

  • Sử dụng slogan hoặc hashtag ấn tượng để kích thích họ tìm kiếm trên internet, mạng xã hội, sau đó đo lường lượt tìm kiếm này.

  • Tạo ra mã ưu đãi, giảm giá dành riêng cho chiến dịch OOH, đồng thời theo dõi lượt người tiếp cận, sử dụng.

3. Quảng cáo OOH vẫn đem lại nhiều lợi ích cho thương hiệu

Gia tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu của khách hàng (Brand Recall)

Quảng cáo ngoài trời là một dạng quảng cáo “mưa dầm thấm lâu”, dẫu nắng hay mưa, đêm hay ngày, biển quảng cáo ấy vẫn miệt mài đứng ở ngã tư đường, trên các tòa cao ốc của trung tâm thương mại… Dần dần, hình ảnh về thương hiệu, câu slogan ấy sẽ hằn sâu vào trong tâm trí của khách hàng thông qua nhiều lần xuất hiện, giúp khách hàng ghi nhớ một cách thụ động.

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Quảng cáo Ngoài trời của Hoa Kỳ và Morning Consult, 88% người tiêu dùng chú ý đến quảng cáo OOH trong khoảng thời gian 60 ngày, gần 8 trên 10 người đã hành động. Các hành động họ thực hiện bao gồm sử dụng tìm kiếm để tra cứu thông tin về thương hiệu (44%), xem chương trình TV (41%) và truy cập trang web hoặc trang mạng xã hội của nhà quảng cáo (29%).

sử dụng OOH sẽ giúp khách hàng tăng ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall)
Quảng cáo OOH giúp gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Như vậy việc sử dụng OOH sẽ giúp khách hàng tăng ghi nhớ thương hiệu (Brand Recall) - một thước đo định tính về khả năng ghi nhớ tên thương hiệu của người tiêu dùng, một thành phần của nhận diện về thương hiệu (Brand recognition). Đây là hình thức quảng cáo hiệu quả để xây dựng nhận thức và tăng cường nhận diện về thương hiệu.

Tác động đến sức khỏe thương hiệu (Brand Healthy)

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp mọc lên, các đối thủ cạnh tranh liên tục xuất hiện, buộc các thương hiệu phải giành lấy một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí người dùng.

Trong thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng quá tập trung vào màn hình máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh, nhiều đến mức, bộ não của họ đã học cách loại bỏ những quảng cáo liên tục xuất hiện trên các thiết bị này. Và kể từ sau giai đoạn dịch, sức khỏe thương hiệu ngày càng được chú trọng, bởi họ phải bóp chặt chi tiêu và có sự so sánh mạnh mẽ giữa các thương hiệu. Với khả năng tiếp cận trên diện rộng với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, quảng cáo OOH sẽ giúp thương hiệu tăng khả năng nhận diện thương hiệu - 1 trong 5 yếu tố phản ánh sức khỏe thương hiệu (Brand health).

Tác động đến sức khỏe thương hiệu (Brand Health)
Nguồn: Vũ Digital

Hiệp hội Quảng cáo ngoài trời của Hoa Kỳ (OAAA) cho biết, các chiến dịch OOH có thể nâng cao giá trị thương hiệu và danh tiếng lên 62%. Trên thực tế, 48% thương hiệu sử dụng hình thức OOH để nâng cao nhận thức về thương hiệu, giúp tăng mức độ tin cậy lên trung bình 24%.

48% thương hiệu sử dụng hình thức OOH để nâng cao nhận thức về thương hiệu
Quảng cáo OOH vẫn phát huy được lợi thế của mình

Nghiên cứu của OutSmart cũng cho thấy 83% người tiêu dùng đã nhớ lại hình ảnh quảng cáo trên OOH trong vòng 30 phút trước khi đến cửa hàng để mua sắm. Như vậy có thể thấy OOH chính là một điểm chạm quan trọng trong việc điều khiển quyết định cuối cùng của người tiêu dùng, gián tiếp thúc đẩy quyết định “ĐI” của khách hàng.

Dù rất khó để đo lường một cách chính xác hiệu quả của chiến dịch OOH, tuy nhiên không thể phủ nhận được khả năng duy trì brand recall và nâng cao sức khỏe thương hiệu mà hình thức quảng cáo này mang lại.