Báo cáo tình hình ngành FMCG Quý 2/2023: Tiêu dùng nhanh có dấu hiệu giảm nhiệt?

Báo cáo FMCG Monitor quý 2/2023 mới nhất của Kantar cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu cải thiện với tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn và chỉ số CPI thấp hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn thận trọng và bận tâm về tình hình tài chính, việc giảm giá giảm không đủ để củng cố niềm tin của họ.

1, Tình hình kinh tế Việt Nam trong 2 quý đầu năm 2023

Kinh tế Việt Nam trong quý 2/2023 có những dấu hiệu khả quan hơn so với quý 1, với tăng trưởng GDP 4.14% và chỉ số CPI bình quân tăng 2.41% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình lạm phát vẫn khiến người tiêu dùng lo ngại về tăng giá và chi tiêu.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân trong quý có xu hướng giảm dần, giảm xuống 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, là dấu hiệu tích cực cho thấy CPI bình quân năm 2023 đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%.

2, Quan điểm của người tiêu dùng

Bên cạnh những lo lắng về thu nhập và ổn định công việc, người tiêu dùng còn có mối bận tâm xung quanh vấn đề chi phí tiếp tục leo thang. Điều này khiến cho sức mua của người tiêu dùng giảm.

Hơn 1/4 số hộ gia đình đang đối mặt với khó khăn tài chính, và từ Quý 4/2019 đến Quý 2/2023, tỷ lệ này tăng từ 19% lên 28%. Mặc dù tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã giảm, nhưng tâm lý lo ngại về việc duy trì công việc và thu nhập vẫn đang gia tăng.

Dự báo cho thấy năm 2023, ăn uống và giải trí là những danh mục có nhiều khả năng bị ảnh hưởng, trong khi thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu lại dường như không bị chịu tác động bởi khó khăn của tình hình tài chính.

3, Thị trường FMCG

Tốc độ tăng trưởng giá trị hàng tiêu dùng (FMCG) quý 2/2023 đạt 8% ở thành thị và 10% ở nông thôn. Tuy nhiên, tăng trưởng này đang giảm do sự suy giảm trong mua sắm các ngành thực phẩm và đồ uống. Thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) dự kiến sẽ đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới.

4, Thị trường bán lẻ các ngành hàng.

Đối với thị trường bán lẻ, các siêu thị nhỏ và cửa hàng tiện lợi tiếp tục tăng trưởng mạnh, đóng góp đáng kể vào giá trị toàn ngành. Các cửa hàng chuyên doanh cũng ghi nhận tăng trưởng nhanh chóng, dẫn đầu trong kênh mua sắm truyền thống.

Các doanh nghiệp đang tập trung vào việc mở rộng sự hiện diện của họ trên đa kênh và đa nền tảng để khai thác tiềm năng của các kênh trực tuyến, cùng với đó là đáp ứng mong muốn của người tiêu dùng về trải nghiệm mua sắm thuận tiện và liền mạch.

Người mua sắm ngày càng có xu hướng mua sắm trực tuyến và các hình thức thương mại hiện đại nhờ vào sự tiện lợi và đa dạng sản phẩm từ các nhà cung cấp. Sự phát triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi cục diện của thị trường bán lẻ và định hình lại hành vi mua sắm. Giờ đây, mua sắm trực tuyến không còn chỉ dành cho người tiêu dùng trẻ tuổi và sống ở thành phố mà dành có tất cả mọi người và ở bất kỳ đâu.

Cùng với sự phát triển của các cửa hàng online, các cửa hàng tiện lợi cũng đang “thâu tóm” thị trường bán lẻ, liên tục gia tăng và đóng góp giá trị vào nền kinh tế với tốc độ ổn định ở mức hai con số. Specialty stores (Các cửa hàng chuyên dụng - Cửa hàng phục vụ cho một thị trường bán lẻ cụ thể, như cửa hàng kinh doanh dụng cụ thể thao, cửa hàng chăm sóc thú cưng…) cũng đang hoạt động hiệu quả và dẫn đầu sự mở rộng của thương mại tổng hợp.

5, Khuyến mãi và tác động

Do áp lực tăng giá, người tiêu dùng tự so sánh giá qua nhiều kênh, dẫn đến tăng trưởng 30% trong giá trị sản phẩm FMCG mua có khuyến mãi từ tháng 3-5/2023. Tuy nhiên, không tất cả ngành hàng đều hưởng lợi từ chương trình giảm giá. Thương hiệu và nhà sản xuất cần hiểu rõ tác động của khuyến mãi lên nhãn hàng và ngành hàng.

Về tổng thể, quý 2/2023 thể hiện sự cải thiện và thách thức song song trong ngành FMCG tại Việt Nam. Lạm phát và áp lực tài chính tiếp tục là điểm chú ý, trong khi tốc độ tăng trưởng FMCG và tình hình người tiêu dùng cũng có những biến đổi quan trọng.