Marketer Nguyễn Hữu Thiện
Nguyễn Hữu Thiện

Freelancer @ https://seodao.vn/

Topical Authority & Semantic Web là gì?

Thời gian gần đây, những công cụ tìm kiếm như Google đã dùng khả năng phân tích ngữ nghĩa (Semantic) để có thể hiểu sâu hơn về ngôn ngữ của con người. Đồng thời nó cung cấp cho người dùng những kết quả tìm kiếm phù hợp nhất.

Cũng vì lý do này mà cách tiếp cận một từ khóa hay một truy vấn đối với SEO đã không còn đủ để có thể đưa từ khóa đơn lẻ lên Top. Thay vào đó, ta cần dùng những chiến lược SEO ngữ nghĩa (Semantic) để xây dựng được tính thẩm quyền (Authority) cho trang web thông qua nội dung mà bạn đang SEO. Từ đó có thể dễ dàng vượt qua đối thủ cạnh tranh với các từ khóa chính trong thị trường ngách của mình. Vậy hãy cùng SEO dạo tìm hiểu cụ thể hơn về Topical Authority và Semantic Web trong bài viết này nhé!.

Topical Authority là gì?

Topical Authority là tính thẩm quyền, cho thấy tính chuyên môn, sự xác thực và mức độ đáng tin cậy của nội dung bài viết mà bạn đã xuất bản trên website.

Trong Semantic Web, những nguồn thông tin có mức độ phù hợp khác nhau cho các chủ đề riêng biệt sẽ được kết nối với nhau thông qua các thuộc tính chia sẻ liên kết có mức độ liên quan giữa những nội dung. Ngoài ra, toàn bộ các nguồn thông tin này cũng được kết nối theo cấp bậc khác nhau để phân loại cụm chủ đề Topic Cluster. Tóm lại, bạn cần xây dựng một chiến lược nội dung có chiều sâu rồi sau đó mới bắt đầu mở rộng ra.

Bạn cần phân loại và liên kết các nội dung với nhau trong một trật tự rõ ràng theo từng cấp bậc, có liên quan đến chủ đề và ở mỗi nội dung cần có những thông tin khác nhau của nội dung trụ cột (Pillar Content) đang được tối ưu. Đồng thời nó cũng phải đảm bảo trả về kết quả đúng với mục đích và nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Những nhóm nội dung phân loại này cần được liên kết bởi các Internal link và Anchor text hợp lý để điều hướng truy vấn người dùng đến những nội dung phù hợp có liên quan.

Semantic Web là gì?

Semantic Web chính là yếu tố giúp Google có thể đánh giá nội dung bài viết trên website của bạn có đủ “chiều sâu” hay không. Hiểu đơn giản, nó chính là công cụ xây dựng thêm các nội dung và chủ đề ý nghĩa, có chiều sâu trong lĩnh vực mà bạn đang cạnh tranh.

Nhờ vậy mà Google sẽ hiểu rõ hơn thông tin về các chủ đề và thành phần trong nội dung nó đang thu thập. Đặc biệt, Semantic Web còn thể hiện rằng nội dung của bạn có chứa ngôn ngữ tự nhiên và có bối cảnh rõ ràng. Việc xây dựng Semantic Web sẽ giúp bạn tăng lên đến 30% hiệu suất SEO.

Các bước xây dựng Semantic Web

Để có thể xây dựng một Semantic Web, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Phân loại các nhóm từ khóa, phân chia từ khóa chính và từ khóa phụ.
  • Bước 2: Dựa trên những chủ đề mà bạn đã nghiên cứu thêm về đối thủ cạnh tranh hoặc phân tích ngữ cảnh của sản phẩm dịch vụ.
  • Bước 3: Dùng Google Knowledge Graph để nhóm các thực thể liên quan trong bài hoặc nhóm chủ đề.

Cung cấp thông tin độc đáo và cố gắng có chứa “các thuật ngữ, thông tin liên quan, câu hỏi, nghiên cứu, người, địa điểm, sự kiện và đề xuất”.

Phương pháp xây dựng Internal link hiệu quả

Một lợi thế cạnh tranh mà Topical Authority và Semantic Web mang lại đó là hỗ trợ xây dựng dữ liệu có cấu trúc chặt chẽ và hoàn chỉnh. Từ đó, bạn có thể đi các Internal link theo một bối cảnh chung và mối liên kết với nhau.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của SEO Dạo về Topical Authority và Semantic Web, giúp bạn hiểu rõ hơn về hai yếu tố quan trọng này trong quá trình làm SEO. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về kiến thức SEO, vui lòng để lại comment, SEO Dạo sẽ hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhất có thể nhé!