Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Giá cả leo thang, người Việt đang ứng phó như thế nào?

Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn khó khăn. Tương tự với các nước khác, việc giá cả leo thang còn làm cho cuộc sống của người dân Việt Nam càng khó khăn hơn.

Trong khảo sát mới nhất của chúng tôi, 74% trong tổng số nhận thấy được giá cả đang tăng so với năm trước đó, trong đó bao gồm cả 27% những người đang cảm thấy giá cả đang leo thang một cách chóng mặt.

Top 3 ngành hàng người tiêu dùng cảm thấy đang tăng giá là thức ăn và nước uống, xăng, điện nước. Người tiêu dùng ở độ tuổi 20 cảm thấy giá của chi phí ăn ngoài tăng, trong khi người Việt ở độ tuổi 30 có xu hướng dành nhiều thời gian cho việc nhà hơn, cảm thấy rằng giá cả của thực phẩm và đồ uống cũng như điện nước đang tăng.

Ngành hàng nào người tiêu dùng đang nhắm đến để tiết kiệm? Ăn ngoài, thực phẩm & đồ uống và điện nước là ba ngành đang được lựa chọn nhiều nhất để tiết kiệm. Ăn ngoài và giải trí là hai ngành có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn.

Cách tiết kiệm nào được người Việt sử dụng? Phương pháp phổ biến nhất là “Mua vật dụng khi có khuyến mãi”, “hạn chế mua những thứ không cần thiết” và “hạn chế ăn/ uống bên ngoài”.

Khi nhìn vào cách tiết kiệm theo khu vực, hành vi giữa người sinh sống ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội khác nhau. Cụ thể, người dân thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng tìm kiếm các cách thay thế có giá cả chăng hơn, họ tìm vật dụng với các chương trình khuyến mãi đi kèm, hoặc tìm sản phẩm có giá thấp hơn. Mặt khác, người dân Hà Nội có xu hướng cắt giảm chi phí, giảm tần suất ăn ngoài và hạn chế ra ngoài.

Theo tổng cục thống kê, thị trường bán lẻ tăng nhanh, nhưng việc tăng trưởng này một phần đến từ việc tăng giá sản phẩm. Người Việt hiện nay có nhiều cách để kiểm soát chi tiêu một cách thông minh.