Bài toán của Startup Việt: lựa chọn chiến lược đứng trên vai người khổng lồ?

Các công ty khởi nghiệp thường đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển sản phẩm và thương hiệu của mình, bao gồm sự cạnh tranh trên thương trường, thiếu nguồn lực và kinh nghiệm...Việc áp dụng chiến lược đứng trên vai người khổng lồ giúp các công ty khởi nghiệp tránh mắc phải những sai lầm, tận dụng danh tiếng của họ để mở rộng cơ hội phát triển.

1. Toàn cảnh thị trường khởi nghiệp Việt Nam

Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mới, thể hiện qua nhiều số liệu tích cực. Việt Nam hiện xếp thứ 54 trong hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Ước tính cho thấy, cả nước hiện có khoảng 3.800 startup đang hoạt động.

Bên cạnh những chuyển mình tích cực, thực tế cho thấy số lượng startup Việt trụ lại đến năm thứ 3 vô cùng ít ỏi mà thường sẽ không thể duy trì hoạt động quá 2 năm. Một trong những nguyên do là bởi phần đông các startup vẫn chưa được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần có để phát triển một cách bền vững.

Việt Nam được kỳ vọng sẽ xuất hiện nhiều starup kì lân

Đặc biệt trong giai đoạn đầu tiên, với nguồn lực hạn chế và nhiều thách thức, chiến lược bắt tay với các doanh nghiệp lớn hơn dương như một chiếc “phao cứu sinh" giúp startup tận dụng nguồn lực sẵn có của những "gã khổng lồ". Trên thế giới các startup đã không còn xa lạ với khái niệm này, thậm chí, cộng đồng khởi nghiệp tại Trung Quốc đã rút ra được công thức rằng chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” là yếu tố không thể bỏ qua nếu startup có mục tiêu nhanh chóng trở thành "kỳ lân" công nghệ.

2. Tiềm năng từ chiến lược đứng trên vai người khổng lồ với các startup Việt

Một trong những lợi ích lớn nhất của chiến lược đứng trên vai người khổng lồ này là tăng tốc độ phát triển của startup. Thay vì phải tự mình xây dựng hạ tầng kinh doanh, đầu tư vào R&D và tìm kiếm thị trường, các công ty khởi nghiệp có thể sử dụng tài nguyên và kinh nghiệm sẵn có của các đối tác lớn để phát triển sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu thời gian tối thiểu và chi phí đầu tư ban đầu.

Không chỉ vậy, sự hợp tác với các công ty lớn còn giúp startup có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn hơn, truyền thông dễ dàng hơn và phát triển thị trường nhanh hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các startup mới thành lập đang cần tìm cách mở rộng tệp khách hàng để xây dựng danh tiếng trên thị trường.

Tuy nhiên, để thành công với chiến lược này, startup cần có một bản kế hoạch chi tiết và chiến lược dài hạn để tận dụng được tài nguyên và kinh nghiệm của các đối tác lớn. Đồng thời, các nhà khởi nghiệp trẻ cần quy trình rõ ràng, đảm bảo sự độc đáo và tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình, không bị đánh mất giá trị trong quá trình hợp tác.

Trên thực tế, chiến lược đứng trên vai người khổng lồ không phải là phương pháp phù hợp với tất cả các công ty khởi nghiệp. Điều này yêu cầu sự cân nhắc kỹ lưỡng về định hướng và mục tiêu cũng như tiềm lực của doanh nghiệp.

3. Điểm tên Startup Việt thành công với chiến lược này

Tại Việt Nam, nếu nhắc đến startup trẻ thành công với chiến lược này không thể không nhắc đến Velasboost - một thương hiệu phụ kiện dành cho smartphone và máy tính của Việt Nam được sáng lập bởi anh Lê Hải Vũ.

Ngay tại thời điểm Apple có quyết định bỏ phụ kiện đi kèm, anh và đội ngũ đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội để ra mắt sạc nhanh tiêu chuẩn MFi của Apple. Chứng chỉ MFi (viết tắt của cụm từ Made For iPhone/iPad/iPod) là chứng chỉ do Apple đưa ra để siết chặt quản lý chất lượng sản xuất của các nhà sản xuất đến từ bên thứ 3, từ đó tạo ra những sản phẩm phụ kiện tương thích đối với các sản phẩm của “nhà Táo”.

Cho tới nay, Velasboost là thương hiệu Việt đầu tiên và duy nhất vừa đạt được tiêu chuẩn khắt khe này của Apple cho sợi cáp sạc iphone. Chỉ trong tuần đầu tiên mở bán sản phẩm này, Velasboost đã cháy hàng trên tất cả các kênh, số lượng pre-order thậm chí lên tới hơn một nghìn sản phẩm. Đây là công sức gần một năm đầu tư chất xám, nghiên cứu phát triển sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ Apple của một startup có tuổi đời còn rất trẻ.

Founder, CEO Lê Hải Vũ của Velaboost cũng đã đến với Shark Tank mùa 5 và thành công thu hút lời mời đầu tư từ 3 vị “cá mập" trong chương trình. Với lợi thế có đầy đủ hệ sinh thái sản xuất, kho bãi, Shark Phú đã thuyết phục được Velasboost chấp nhận đề nghị đầu tư 6 tỷ đồng đổi lấy 50% cổ phần.

Lê Hải Vũ - CEO kiêm Founder của Velasboost

Các kênh bán hàng của Velasboost chủ yếu là các kênh online như Shopee, Tiktok, Facebook, Web...và dự kiến năm nay ra mắt thêm các sản phẩm mới, tiến tới xây dựng hệ sinh thái các sản phẩm phục vụ cuộc sống, các sản phẩm gia dụng thông minh. Với sự thành công khi áp dụng chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”, Doanh thu năm 2022 của Velasboost đã tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và vẫn đang trên đà phát triển vững mạnh.

Sử dụng chiến lược một thông minh và có sự đầu tư bài bản, Velasboost hoàn toàn có khả năng đứng lên vững vàng, trở thành “người khổng lồ" đáng tin cậy của cộng đồng startup Việt Nam trong tương lai không xa.

Theo dõi đầy đủ chia sẻ của anh Lê Hải Vũ, Founder và CEO của Velaboost tại Rising Vietnam.