Khi doanh nghiệp trở thành người hùng xanh và câu chuyện ''phủ xanh'' bền vững

Ngọc Yến - Account Executive - Dinosaur Vietnam

Trái Đất đang ngày càng nóng lên do những tác động từ con người. Trước bối cảnh này, các doanh nghiệp trong mọi ngành công nghiệp hoàn toàn có khả năng chung tay “phủ xanh” bền vững. Trong khuôn khổ bài viết này, Dinosaur chia sẻ góc nhìn và nhận định về hai ngành công nghiệp rất gần gũi với đời sống hàng ngày.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cảnh báo vào ngày 17/05/2023 rằng 5 năm tới gần như chắc chắn rằng toàn cầu sẽ hứng chịu thời tiết nóng kỷ lục do biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nino. Năm 2023 khởi đầu cho chuỗi nắng nóng này.

Hiệu ứng của nắng nóng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường, mà còn tác động sâu sắc đến các doanh nghiệp.

Câu hỏi được đặt ra là doanh nghiệp đang phải trực tiếp đối mặt với những thách thức gì? Lĩnh vực nào có nhiều khả năng để “phủ xanh” bền vững?

3 LÝ DO VÌ SAO DOANH NGHIỆP NÊN QUAN TÂM ĐẾN HIỆN TƯỢNG TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN

Đứng trước hiện tượng Trái Đất nóng lên kỷ lục, các doanh nghiệp nhận ra rằng họ không thể đứng ngoài cuộc đua bảo vệ môi trường nhằm hướng đến sự thay đổi, tiến gần hơn đến xu hướng “phủ xanh” bền vững. Đồng thời cần hiểu rõ những thách thức của biến đổi khí hậu tác động đến doanh nghiệp, từ đó nhanh chóng lên các kịch bản ứng phó linh hoạt.

#Nhu cầu tiêu dùng thay đổi

Người tiêu dùng thay đổi nhu cầu và hành vi mua sắm. Họ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có khả năng làm mát, bảo vệ khỏi nhiệt độ cao hoặc các dịch vụ mang đến sự thuận tiện, hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

#Quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm hạn chế

Nền nhiệt độ cao ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên và làm gia tăng nguy cơ bị kiệt sức. Hơn nữa, nắng nóng cũng gây ra khó khăn trong việc vận chuyển qua lại giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

#Liên tục đổi mới sản phẩm

Thời tiết nắng nóng có thể tạo ra những xu hướng mới và khám phá những công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Doanh nghiệp cần đổi mới và đa dạng hóa danh mục sản phẩm để nắm bắt xu hướng và tạo sự khác biệt trên thị trường.

2 LĨNH VỰC ĐIỂN HÌNH NỖ LỰC “PHỦ XANH” BỀN VỮNG

LĨNH VỰC Y TẾ

Là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới, lĩnh vực y tế có tác động mạnh mẽ đến môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên, tạo ra chất thải và góp phần gây ô nhiễm không khí.

#Ảnh hưởng sức khoẻ

Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu, có tác động đáng kể đến sức khoẻ con người.

→ Có trách nhiệm vận động bảo vệ môi trường để ngăn chặn các kết quả tiêu cực về sức khỏe.

#Rác thải y tế

Các cơ sở y tế sản sinh ra một lượng lớn rác thải y tế, bao gồm kim tiêm, băng gạc, thuốc trừ sâu và thuốc lá.

→ Cần tiên phong trong việc phát triển các phương pháp và quy trình an toàn để xử lý, tái chế hoặc loại bỏ các rác thải y tế một cách bền vững.

#Tiêu thụ tài nguyên

Y tế cần sử dụng một lượng lớn tài nguyên và năng lượng để duy trì hệ thống y tế.

→ Tìm kiếm các phương pháp, hình thức tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, điển hình là dịch vụ chăm sóc sức khỏe trực tuyến.
Lĩnh vực y tế toàn cầu đang tiên phong tích cực chuyển đổi kỹ thuật số nhằm giảm tải các tác động tiêu cực lên môi trường. Đến năm 2025, Google kỳ vọng lĩnh vực y tế trực tuyến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) lên tới 29% nhờ vào dịch vụ an sinh và sức khỏe trực tuyến tại Việt Nam.

Dưới những đợt nắng nóng kỷ lục, lĩnh vực y tế chủ trương “phủ xanh” toàn diện: thân (sức khỏe thể chất) và tâm (sức khỏe tinh thần). Để làm được việc đây, các doanh nghiệp cần tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dược phẩm trực tuyến

  • Sử dụng phương tiện xanh: Giúp giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm không khí.

  • Đóng gói hàng thông minh: Giảm thiểu sự lãng phí, tối ưu không gian, số lần vận chuyển và nguyên liệu đóng gói.

  • Tái chế và tái sử dụng: Giảm tối đa lượng chất thải y tế ra môi trường

  • Xây dựng cộng đồng: Một cộng đồng trực tuyến giúp chia sẻ thông tin về sức khoẻ và dược phẩm.

Nhân viên Lazada đang giao hàng trên xe máy điện.

Nguồn ảnh: Báo Thanh niên

Dịch vụ y tế trực tuyến

  • Tích hợp hệ thống y tế tại chỗ - trực tuyến: Bệnh viện lớn nỗ lực đến gần hơn với người dân bằng cách tích hợp hệ thống y tế từ xa thông qua các thiết bị công nghệ, điển hình là điện thoại thông minh.

  • Tối ưu nguồn tài nguyên và năng lượng: Y tế sẽ góp phần làm giảm khói thải từ giao thông vận chuyển ra môi trường nhờ chuyển đổi số, tối ưu tài nguyên y tế như giấy, năng lượng,... để vận hành cơ sở y tế.

Ứng dụng VOV Bacsi24 tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến thông qua Video được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Bộ Y tế triển khai.

Nguồn ảnh: Website VOV

Tâm lý trực tuyến

  • Chăm sóc tâm lý trực tuyến: Cung cấp dịch vụ theo dõi và đánh giá tâm lý qua nền tảng công nghệ nhằm duy trì tinh thần ổn định, khỏe mạnh của người dân. Từ đó mới có khả năng nhận thức cao hơn về tình hình môi trường và các vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra,

  • Tích hợp giáo dục và tư vấn trực tuyến: Cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn nâng cao sức khỏe tinh thần thông qua nền tảng tâm lý trực tuyến. Khuyến khích người bệnh quan tâm và hiểu rằng: “Thiên nhiên là liều thuốc tốt nhất để cải thiện tinh thần”.

Ứng dụng trị liệu tâm lý Talkspace giúp theo dõi và đánh giá diễn biến tâm lý người dùng, đồng thời người dùng được ghép với một nhà trị liệu được cấp phép và có chuyên môn phù hợp.

Nguồn ảnh: Website Vietcetera

LĨNH VỰC THỜI TRANG

Cùng với y tế, thời trang tiêu dùng nhanh cũng là lĩnh vực công nghiệp có tác động lớn lên môi trường. Mặc dù mô hình kinh doanh này mang đến sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, nhưng lại có những ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người.

Giá của một sản phẩm thời trang nhanh có thể rẻ nhưng hậu quả đem đến cho môi trường là rất đắt. Những con số dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ hơn bao giờ hết:

#2 Công nghiệp thời trang được xem là ngành gây ô nhiễm lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau ngành dầu mỏ.

#20.000 lít nước mới sản xuất được sản xuất 1 kilogram sợi bông cotton tương đương 1 cái áo phông và 1 chiếc quần bò

#10% lượng khí thải carbon toàn cầu đến từ năng lượng sử dụng trong sản xuất, chế tạo và vận chuyển thời trang

#60% rác thải trong các bãi rác là quần áo

Từ đây có thể thấy rằng giảm tải thời trang nhanh và tăng khả năng đầu tư vào các thời trang bền vững là một trong những động thái “cứu” mẹ Thiên Nhiên.

Hãy cùng Dinosaur tìm hiểu cách thương hiệu thời trang bền vững đang nỗ lực “phủ xanh” bền vững:

Uniqlo - Thương hiệu thời trang bền vững nổi tiếng toàn cầu

Uniqlo đã đạt được sự thành công trong việc “phủ xanh” bền vững nhờ vào chiến lược tập trung vào 3 sản phẩm đột phá: chống nắng, tái chế và đa năng.

  • Chống nắng: Với công nghệ AIRism được áp dụng vào sản phẩm, giúp người tiêu dùng không chỉ bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời mà còn mang lại sự thoải mái và phong cách.

  • Tái chế: Mục tiêu tăng cường việc sử dụng nguyên liệu tái chế trong quy trình sản xuất, Uniqlo sử dụng công nghệ và phương pháp tiên tiến để tái chế các vật liệu như polyester và cotton, từ đó giảm lượng rác thải và tiêu thụ tài nguyên tự nhiên.

  • Đa năng: Tập trung vào việc phát triển sản phẩm đa năng có thể sử dụng được trong nhiều tình huống và môi trường khác nhau. Những sản phẩm đa năng không chỉ tiết kiệm không gian và tiền bạc cho người tiêu dùng, mà còn thể hiện cam kết của công ty về sự tiện lợi và linh hoạt.

Khu vực giới thiệu về sức mạnh của Trang phục trong việc “phủ xanh” bền vững tại Uniqlo

Fashion4Freedom - Thương hiệu thời trang Việt ghi danh cuộc đua bền vững

Một dấu hiệu tích cực cho thấy người tiêu dùng đang dần nâng cao nhận thức về thời trang bền vững là không ngần ngại chi trả cho quần áo thủ công hoặc đặt làm riêng, giúp loại bỏ hình ảnh “sản xuất hàng loạt”, mang đến những mặt hàng “chỉ có một lần” và độc nhất trên thị trường.

Thương hiệu Fashion4Freedom (F4F - Thời trang vì tự do) ra đời vào năm 2010 một lần nữa chứng minh rằng thời trang bền vững đến từ các giá trị thủ công và truyền thống. Fashion4Freedom xứng đáng tự hào là thương hiệu thời trang Việt ghi danh cuộc đua bền vững bằng nhiều đóng góp.

  • Công bằng xã hội: Thương hiệu mang đến công bằng xã hội bằng việc đầu tư và tạo điều kiện để các nghệ nhân có thể sống và phát triển dài lâu bằng nghề truyền thống, giúp họ nâng cao tay nghề và chất lượng cuộc sống.

  • Sử dụng nguyên liệu hữu cơ và sản xuất tái chế: Thương hiệu tận dụng nguyên liệu gỗ được thu dùng từ các vườn cây tại địa phương, do vậy thương hiệu giới hạn sản xuất chỉ khoảng 2000 đôi/năm để tận dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.

Reincarnated Soles (tạm dịch theo nghĩa “tái sinh đế giày”) là dòng sản phẩm giày boot đế gỗ chạm trổ, được thực hiện bởi những nghệ nhân chạm khắc gỗ cho các đình chùa truyền thống ở Huế.

Nguồn ảnh: Fanpage Fashion4Freedom

  • Giáo dục và tạo động lực: Không chỉ là một nhãn hiệu thời trang, Fashion4Freedom còn giáo dục và tạo động lực cho người tiêu dùng về thời trang bền vững bằng các chương trình và sự kiện nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức cho cộng đồng bản địa.

Nhà sáng lập Lan Vy trong một chương trình đồng hành cùng nghệ nhân tại vùng sâu vùng xa

Nguồn ảnh: Fanpage Fashion4Freedom

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG ĐI ĐÔI VỚI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường không còn là một lựa chọn mà là một nhu cầu cấp thiết. Các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực được chia sẻ trong bài viết này trên thực tế đã thấu hiểu việc phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường không chỉ là một xu hướng mà là một trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Chúng ta cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp coi trọng việc phát triển bền vững như kim chỉ nam trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Nguồn Dinosaur tổng hợp, hãy theo dõi Dinosaur để cập nhật thêm nhiều góc nhìn mới, hoặc liên hệ với chúng tôi thông qua email [email protected] nếu bạn muốn phát triển ngay ý tưởng “phủ xanh” bền vững cho doanh nghiệp và thương hiệu.