Doanh nghiệp Start-up sản phẩm mới trên thị trường nên tập trung vào hoạt động Marketing nào ?

Một doanh nghiệp Start – up khi tiến vào thị trường với 1 sản phẩm mới có thể sẽ gặp nhiều trở ngại khi tiếp thị sản phẩm nếu không có chiến lược marketing phù hợp

Tập trung vào Performance Marketing hay Brand Building ?

Đã có nhiều cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề Start – up nên tập trung vào loại hình nào trong giai đoạn mới thành lập. Performance Marketing có thể đem lại cho doanh nghiệp những hiệu quả tức thì như doanh số thông qua nhiều hoạt động như: Google ads, Facebook ads, Affilate,..Nhưng chúng lại không mang tới quá nhiều giá trị về mặt thương hiệu. Ngược lại với Performance Marketing thì Branding tuy không đem lại nhiều doanh thu nhưng mang đến giá trị bền vững và cho doanh nghiệp sự nhận diện tốt hơn trên thị trường.

Thực chất, không thể so sánh hiệu quả của 2 chiến dịch này với nhau bởi chúng phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp khi làm Marketing. Để doanh nghiệp Start – up có thể lựa chọn phương án hiệu quả, chúng ta hãy nhìn khái quát lại tình hình chung của những đơn vị Start –up.

Có 3 yếu tố chính cần nhắc đến khi nói về điều này : độ nhận diện thương hiệu, sự tin tưởng với sản phẩm, chi phí bỏ ra cho hoạt động Marketing. Việc tiến vào thị trường với vị thế là 1 doanh nghiệp hoàn toàn mới cùng với đó là sản phẩm lạ lẫm có thể đem tới cho doanh nghiệp những bước tiến đột phá và chỗ đứng vững chãi.Tuy nhiên, điều này lại không hề đơn giản. Khó khăn lớn nhất của 1 doanh nghiệp mới có lẽ là phải cân bằng giữa doanh thu và chi phí phải bỏ ra. Vậy nên, giải pháp Marketing thường thấy ở các đơn vị này là Performance Marketing. Giờ chúng ta hãy phân tích :

Với 1 sản phẩm mới lạ trên thị trường, Content Strategy thường thấy đó chính là F-A-B ( Features – Advantages – Benefits ) nhằm giới thiệu và đưa ra những giá trị tốt nhất của sản phẩm. Và khi các đơn vị này sử dụng Performance Marketing vào giai đoạn đâu thì đây chính là hành động đánh giá mức độ chấp nhận của khách hàng với sản phẩm mới. Nếu test sản phẩm thành công thì không nói, nhưng nếu kết quả test không khả quan, có thể doanh nghiệp sẽ đưa ra những đánh giá chưa chính xác về sản phẩm. Việc này sẽ ảnh hưởng tương đối lớn với tài chính và tương lai của 1 Start-up. Tại sao lại như vậy ?

  • Ví dụ sản phẩm của doanh nghiệp là sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội và đối tượng khách hàng là những người có điều kiện kinh tế tốt. Sẽ thật là khó khăn khi tiếp cận và kích thích sự chuyển đổi của họ với 1 mặt hàng giá trị cao chỉ với 1 vài quảng cáo từ 1 công ty vô danh. Vậy vấn đề cho việc sản phẩm thất bại là do sản phẩm không tốt hay tại công ty không có thương hiệu ?
  • Có thể thấy, việc thất bại trong việc test sản phẩm cũng có thể do việc chúng ta chưa xây dựng 1 thương hiệu đủ tin cậy trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, nếu chọn Brand Building trong thời gian đầu thì doanh nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc xoay vòng vốn và gây ra rất nhiều khó khăn trong việc xúc tiến bán.

Trong thực tế, sự kết hợp của cả hai phương pháp có thể mang lại lợi ích tốt nhất. Start-up có thể bắt đầu bằng Performance Marketing để thu hút khách hàng và tăng trưởng doanh số, sau đó dùng một phần lợi nhuận để đầu tư vào Brand Building để xây dựng thương hiệu và lòng tin của khách hàng. Tuy nhiên nếu sản phẩm của doanh nghiệp đặc thù và cần xây dựng lòng tin thì mới tiêu thụ được, việc xây dựng thương hiệu cũng có thể được triển khai trước. Điều quan trọng ở trường hợp này là cần tìm ra 1 điểm “nổ” . Sẽ có những giai đoạn trong khoảng thời gian nhất định mà nhu cầu mua sắm tăng đột biến và nhiệm vụ của các Start-up này là xây dựng 1 kế hoạch thực sự phù hợp để nắm bắt được chúng. Có thể 3 tháng và cũng có thể là 6 tháng,.. Việc này đòi hỏi sự chính xác và kiên nhẫn đến từ phía doanh nghiệp.

Kết luận

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, Performance Marketing hay Brand Building đều có thể đem lại hiệu quả trong việc tiếp thị. Các Start-up nên dựa vào những kết quả nghiên cứu xác thực để tìm ra phương án Marketing tốt nhất.

Xin cảm ơn !