Tái cấu trúc thành công: Bách hoá XANH là thương hiệu đột phá nhất tháng 4/2023

Bảng Xếp Hạng Thương Hiệu Đột Phá - Vietnam’s Biggest Brand Mover là báo cáo hàng tháng được thực hiện bởi Decision Lab, nhằm giúp nhãn hàng có cái nhìn tổng quát về sức khoẻ thương hiệu, cũng như hiệu quả của các hoạt động và chiến lược branding của họ.

Báo cáo nêu bật mười thương hiệu đã cải thiện mạnh mẽ chỉ số nhận thức của người tiêu dùng. Các chỉ số này phân thành ba nhóm Quảng cáo và Truyền thông (Media and Communication), Nhận thức Thương hiệu (Brand Perception), và Kênh Mua hàng (Purchase Funnel).

Dữ liệu được lấy từ YouGov BrandIndex, một công cụ theo dõi và đo lường sức khoẻ thương hiệu liên tục thu thập dữ liệu từ hơn 400 thương hiệu tại Việt Nam hàng ngày.

Bách Hoá XANH (BHX) là thương hiệu đột phá nhất tháng 4 năm 2023.

Chuỗi bán lẻ của Tập đoàn Thế Giới Di Động (MWG) tăng mạnh 10 trên 13 chỉ số đo lường, nằm trong nhóm Quảng cáo và Truyền thông (Buzz), Nhận thức Thương hiệu (Impression, Value, Reputation, Satisfaction, Recommendation, và Quality), và Kênh Mua hàng (Consideration, Purchase Intent, and Current Customer).

Đầu tháng tư, Bách hoá XANH có tổng giám đốc mới, ông Phạm Văn Trọng. Việc bổ nhiệm giám đốc mới cũng chấm dứt thời gian ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị của MWG, trực tiếp điều hành chuỗi bán lẻ.

Dưới thời của ông Tài, Bách hoá XANH đã trải qua đợt tái cấu trúc toàn diện, gồm thay đổi cách thức bố trí và sắp xếp cửa hàng, rà soát và xử lý hàng không hiệu quả, tái định vị thương hiệu từ cửa hàng hiện đại thành siêu thị mini.

Vị trí đầu bảng xếp hạng Biggest Brand Mover cho thấy chiến lược tái cấu trúc của Bách Hóa Xanh đến nay đã thành công. Sau đợt tái cấu trúc, số lượng cửa hàng giảm gần 20%, xuống còn 1728 vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, doanh thu vào quý I 2023 lại tăng 5%. Ông Tài cho biết BHX sẽ đẩy mạnh kênh trực tuyến để thu hút nhóm khách hàng trẻ và bận rộn. Kênh online của BHX tăng trưởng 19%, đóng góp 3% doanh thu toàn chuỗi.

Những thương hiệu nào khác lọt vào Top 10 Thương hiệu cải thiện nhiều nhất tại Việt Nam tháng 4/2023? Tải báo cáo đầy đủ để tìm hiểu.

Kotex đứng vị trí thứ hai. Thương hiệu chăm sóc cá nhân tăng tám chỉ số trên các danh mục Phương tiện và Truyền thông, Nhận thức về Thương hiệu và Kênh Mua hàng. Nguyễn Kim đứng ở vị trí thứ ba, với chuỗi bán lẻ có sự cải thiện ở sáu chỉ số trên cả ba hạng mục.

Phương pháp nghiên cứu

Bảng Xếp hạng Thương hiệu Đột phá tháng 4 năm 2023 xếp hạng các thương hiệu theo số lượng các chỉ số có sự tăng trưởng đáng kể mà thương hiệu đạt được trên các chỉ số YouGov BrandIndex sau đây, trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023. Tất cả nhãn hàng phải có số lượng mẫu tối thiểu là 500. Các chỉ số được sử dụng là:

Chỉ số truyền thông và quảng cáo (Media and Communication):

  • Nhận thức về thương hiệu (Awareness) – Người tiêu dùng đã từng nghe nói về thương hiệu hay chưa;
  • Nhận thức về quảng cáo (Ad Awareness) – Liệu người tiêu dùng đã xem hoặc nghe quảng cáo của một thương hiệu trong hai tuần qua hay chưa;
  • Truyền miệng (Word of Mouth) – Liệu người tiêu dùng có nói về một thương hiệu với gia đình hoặc bạn bè trong hai tuần qua hay không;
  • Buzz – Liệu người tiêu dùng đã nghe bất cứ điều gì tích cực hay tiêu cực về một thương hiệu trong hai tuần qua (Net);

Chỉ số nhận thức thương hiệu (Brand Perspective)

  • Ấn tượng chung (Impression) – Liệu người tiêu dùng có ấn tượng tích cực hay tiêu cực về một thương hiệu;
  • Sự hài lòng của khách hàng (Satisfaction) – Liệu người tiêu dùng đang là khách hàng của một thương hiệu có đang hài hài lòng hoặc không hài lòng với một thương hiệu đó;
  • Chất lượng (Quality) – Liệu người tiêu dùng xem một thương hiệu đó có chất lượng tốt hay kém;
  • Giá trị (Value) – Liệu người tiêu dùng xem một thương hiệu có xứng đáng với giá trị đồng tiền hay không;
  • Đề xuất (Recommendation) – Liệu người tiêu dùng có giới thiệu thương hiệu cho bạn bè hoặc đồng nghiệp hay không;
  • Danh tiếng doanh nghiệp (Reputation) – Liệu người tiêu dùng sẽ tự hào hay xấu hổ khi làm việc cho một thương hiệu cụ thể;

Kênh mua hàng (Purchase Funnel)

  • Cân nhắc (Consideration) – Liệu người tiêu dùng có cân nhắc thương hiệu hay không trong lần tới khi họ đi mua sắm;
  • Ý định mua hàng (Purchase Intent) – Liệu người tiêu dùng có nhiều khả năng hay không có khả năng mua một sản phẩm cụ thể;
  • Khách hàng hiện tại (Current Customer) – Liệu người tiêu dùng đã mua một sản phẩm nhất định hay không trong một khoảng thời gian nhất định;