Cách thức tham gia Thương hiệu Quốc gia

Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ Việt Nam nhằm tôn vinh những thương hiệu Việt có chất lượng sản phẩm vượt trội, có danh tiếng cũng như sự ảnh hưởng lớn trong nước, từ đó quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia, gia tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam.

Đạt được chứng nhận Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam là mục tiêu mà đa số doanh nghiệp hướng tới trong việc phát triển bền vững. Việc được công nhận là doanh nghiệp đạt THQG khẳng định giá trị, vị thế của thương hiệu với khách hàng trong nước và quốc tế.

“Sau gần 20 năm triển khai thực hiện, Chương trình THQG đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành bệ phóng vững chắc cho các Doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới, kiến tạo những giá trị sức mạnh cho đất nước. Thông qua Chương trình, nhiều tập đoàn, Doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu như là “chìa khóa” để giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị Doanh nghiệp, để từ đó thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp tại thị trường trong nước và quốc tế”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trao giải cho các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2022

I. Điều kiện tham gia chương trình THQG

Để tham dự Chương trình THQG, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí dưới đây:

a. Đối với doanh nghiệp:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của doanh nghiệp đó.
  • Là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ của sản phẩm đăng ký xét chọn;
  • Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 02 năm liên tiếp trước năm xét chọn;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh, bảo vệ môi trường, lao động, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ về tài chính, thuế và các nghĩa vụ khác đối với ngân sách nhà nước.

b. Đối với sản phẩm

  • Là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam theo quy định của pháp luật;
  • Sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

II. Tiêu chí xét chọn của chương trình Thương hiệu Quốc gia

Là chương trình xúc tiến thương mại dài hạn và duy nhất của Chính phủ, chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam có những tiêu chí xét chọn rõ ràng theo quy định gắn với ba tiêu chí “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong”.

Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được thực hiện theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 1.000. Tổng điểm quy định để một sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là từ 650 điểm trở lên và điểm mỗi tiêu chí đạt từ 60% trở lên.

III. Lợi ích khi tham dự chương trình Thương hiệu Quốc gia

Tham gia và đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Đầu tiên, danh hiệu này tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng và tăng giá trị sản phẩm/ dịch vụ, giúp doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường. Thứ hai, mở rộng cơ hội thâm nhập thị trường quốc tế, giúp tạo cơ hội xuất khẩu rộng lớn và tiếp cận khách hàng toàn cầu. Thứ ba, danh hiệu này mang theo danh tiếng và uy tín của quốc gia, làm cho doanh nghiệp gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng và đối tác quốc tế.

Hơn nữa, việc tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư và đối tác quốc tế, tạo cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh. Đồng thời, cũng đóng góp vào hình ảnh và phát triển bền vững của quốc gia, đóng vai trò xã hội trách nhiệm.

Một lợi ích quan trọng khác là danh hiệu Thương hiệu Quốc gia tạo niềm tự hào cho nhân viên và động viên họ làm việc chăm chỉ hơn để duy trì và nâng cao danh hiệu thương hiệu quốc gia. Cuối cùng, để duy trì danh hiệu này, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình, góp phần thúc đẩy sáng tạo và phát triển bền vững.

“Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu và là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới (tăng 74% giai đoạn 2019-2022). Nền kinh tế Việt Nam đã phải đối diện với một khởi đầu khó khăn nửa đầu năm 2023 khi xuất khẩu suy giảm và lãi suất toàn cầu tăng. Cũng theo Brand Finance, năm 2023 Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 498.130 tỷ USD, chỉ số sức mạnh thương hiệu đạt 55 và xếp hạng A. Đây là minh chứng rõ ràng cho khả năng phục hồi trước những thách thức kinh tế của các Thương hiệu Việt. Hơn hết, sự đóng góp của các Thương hiệu giúp phần gia tăng giá trị của thương hiệu quốc gia.” Ông Lại Tiến Mạnh – Giám đốc Công ty tư vấn Thương hiệu Mibrand, Đại diện tại Việt Nam của Brand Finance đơn vị định giá hàng đầu thế giới.

Ông Lại Tiến Mạnh phát biểu trong buổi talkshow của Thương hiệu Quốc gia về môi trường làm việc của các Doanh nghiệp Thương hiệu Quốc gia

Mibrand Việt Nam là chuyên gia về tư vấn chiến lược thương hiệu dựa trên nền tảng dữ liệu nghiên cứu thị trường. Với các chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Branding, Mibrand hiểu rõ những vấn đề gặp phải trong quá trình tìm hiểu cũng như những khó khăn trong việc nắm bắt những điểm mạnh của mình để tham gia giải thưởng. Thấu hiểu được khó khăn này của doanh nghiệp, Mibrand mang đến cho bạn 1 giải pháp: Tư vấn chiến lược thương hiệu phù hợp với tiêu chí của chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Mibrand sẽ giúp doanh nghiệp:

  • Tư vấn/ đánh giá tiền khả thi của doanh nghiệp trong việc tham gia xét duyệt chương Trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
  • Tư vấn chiến lược thương hiệu hoàn thiện phù hợp 03 tiêu chí tham gia xét duyệt giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cho doanh nghiệp
  • Đồng hành tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu để giúp doanh nghiệp đạt chuẩn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong phát triển dài hạn

Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam