Marketer Kurokawa Kengo
Kurokawa Kengo

Founder / CEO @ Asia Plus Inc.

Ngành bán lẻ Việt Nam thay đổi như thế nào trong năm 2023?

Ngành bán lẻ Việt Nam chuyển biến với tốc độ ổn định, đặc biệt là sau dịch COVID-19. Mặc dù mua sắm trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết đối với tất cả các ngành hàng, nhưng vẫn có những khoản đầu tư lớn vào các cửa hàng truyền thống. Hãy cùng chúng tôi xem xu hướng bán lẻ mới nhất tại Việt Nam từ xu hướng số lượng các cửa hàng.

Winmart+ trở mình phát triển trong khi Bách Hóa Xanh đang tái cơ cấu hệ thống

Bán lẻ thực phẩm luôn là ngành hàng hot. Trong khi số lượng siêu thị luôn ổn định trong nhiều năm, thì số lượng siêu thị mini đã tăng gấp đôi sau 5 năm, nhờ hai công ty bán lẻ nội địa là Bách Hóa Xanh và Winmart+.

Winmart+ tiếp tục tái cơ cấu khi chuỗi này được Masan Group tiếp quản từ Vingroup. Sau khi đóng cửa một số cửa hàng kinh doanh thua lỗ, Winmart+ đã mở gần 500 cửa hàng vào năm 2022. Mặt khác, Bách Hóa Xanh thuộc Tập đoàn Thế Giới Di Động phải định hình lại chiến lược nên đã đóng gần 20% số lượng cửa hàng.

Các chuỗi dược phẩm bành trướng mãnh liệt

Nếu nhìn vào các xu hướng theo ngành, dược phẩm là ngành nóng nhất trong hoạt động mở rộng chuỗi cửa hàng. Số lượng các chuỗi nhà thuốc đã tăng gấp hơn 2 lần trong 2 năm qua. Mặc dù cửa hàng thuốc truyền thống chiếm ưu thế nhưng cục diện đã bắt đầu thay đổi đặc biệt ở khu vực thành thị và ngoại thành. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại các chuỗi cửa hàng mỹ phẩm nơi Hasaki ráo riết mở các cửa hàng mới.

Tập đoàn Thế Giới Di Động quản lý Bách Hóa Xanh, Điện Máy Xanh, Thế Giới Di Động, An Khang thay đổi cơ cấu cửa hàng, tăng gấp đôi số lượng chuỗi nhà thuốc đồng thời đóng cửa một số cửa hàng Bách Hóa Xanh.

Các cửa hàng trà sữa và cửa hàng mini có xu hướng chững lại

Mặc dù có những ngành có số lượng cửa hàng tăng lên, nhưng chúng tôi nhận thấy một số ngành hàng nhất định gần đây đã tăng trưởng chậm lại.

Điển hình là các cửa hàng trà sữa. Trong khi trà sữa từng rất phổ biến, xu hướng phát triển của nó gần đây dường như đã chậm lại. Số lượng quán trà sữa giảm trong khi số lượng chuỗi cafe tăng mạnh. Các chuỗi cafe lớn như Highlands, Phúc Long đã mở rộng menu để đón đầu nhu cầu về trà sữa.

Xu hướng còn lại là cửa hàng Mini. Miniso, Mumuso, Minigood là ba thương hiệu bán đa dạng các loại mặt hàng lấy cảm hứng từ phong cách sống với giá cả phải chăng. Các chuỗi cửa hàng này đã phải đóng nhiều cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng ở những tỉnh không thuộc TP.HCM và Hà Nội.

Hiện tại, nhiều nhà bán lẻ đang chú ý quan sát các cơ hội để giành lấy thị trường đang phát triển nhanh này tại Việt Nam khi mà xu hướng tăng giảm số lượng cửa hàng diễn ra khá nhanh. Việc thiết lập điểm tiếp xúc khách hàng hiệu quả trở nên khó khăn hơn khi bối cảnh bán lẻ Việt Nam trở nên phức tạp hơn do sự gia tăng của các cửa hàng tại chỗ và trực tuyến.

Để có được nội dung đầy đủ của cuộc khảo sát, vui lòng xem toàn bộ báo cáo tại đây. Mọi thắc mắc về yêu cầu nghiên cứu thị trường, vui lòng liên hệ [email protected].