Chiến dịch Marketing truyền miệng (WOM) thành công của Coca-Cola, Katinat và Haidilao

tiếp thị truyền miệng

Bên cạnh việc tập trung xây dựng nội dung trên các nền tảng xã hội thì còn phải đảm bảo marketing truyền miệng của khách hàng nhằm tăng doanh số của công ty.

Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vừa hay khởi nghiệp có xu hướng chỉ nghĩ đến việc xây dựng nội dung, PR, chạy quảng bá thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội thì sẽ đem lại nhiều danh tiếng và lợi nhuận cho công ty. Một công ty có sản phẩm tốt thôi là chưa đủ, mà còn cần có một cách thức marketing phù hợp để thúc đẩy người dùng đến với sản phẩm.

Những lời khuyên từ người thân, bạn bè giới thiệu lại có tiềm năng thúc đẩy hành vi mua hàng mạnh mẽ và nhanh hơn. Đó chính là sức mạnh của việc marketing truyền miệng hay còn được gọi là WOM. Bài viết dưới đây sẽ bao gồm một số thông tin về tính quảng bá truyền miệng cho mọi người hiểu rõ hơn về sức mạnh của nó nhé.

Khái Niệm Về Marketing Truyền Miệng

Word Of Mouth Marketing là nghĩa tiếng anh của marketing truyền miệng, còn được viết tắt WOM.

Marketing truyền miệng được hiểu là sự quan tâm của người tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty được đánh giá trong các lời đối thoại hàng ngày của họ với bạn bè và người thân. Đây chính là quảng cáo miễn phí đối với sản phẩm của công ty, được tạo ra và truyền đi dựa trên sự trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.

Vì thế trong các chiến lược quảng cáo, các công ty nên khuyến khích marketing truyền miệng thông qua các hoạt động công khai, tạo ra các sân chơi trên các nền tảng mạng xã hội nhằm khuyến khích sự tương tác, giao tiếp giữa những người tiêu dùng hoặc giữa người tiêu dùng với thị trường. Đặc biệt tại ngành F&B, nếu như các công ty biết cách sử dụng WOM thì có thể có được nhiều khách trung thành quay lại với sản phẩm nhiều hơn.

Ưu Điểm Của Việc Sử Dụng Marketing Truyền Miệng

Như đã đề cập, khi các doanh nghiệp biết đến sức mạnh của WOM và biết cách sử dụng nó thì chắc chắn sẽ đem lại cho doanh nghiệp những con số doanh thu ngoài mong đợi, dưới đây sẽ là một số ưu điểm mà các nhà marketing có thể tham khảo:

  • Xây dựng danh tiếng và uy tín: những đánh giá mang tính chất tích cực thông qua các lời nói giao tiếp hằng ngày của người tiêu dùng dựa trên sự trải nghiệm của họ sẽ phần nào giúp xây dựng sự uy tín và sự tín nhiệm cho thương hiệu của bạn đối với khách hàng đang có nhu cầu sử dụng sản phẩm tại công ty của bạn.
  • Hình thức quảng bá Marketing truyền miệng có phí là không đồng : khác xa với những hình thức quảng bá hàng tỷ đồng cho các chiến dịch thì với hình thức này công ty của bạn không cần phải đầu tư tiền bạc vào việc đưa hình ảnh doanh nghiệp của mình đi lên.
  • Tăng giá trị doanh số bán hàng : sau khi nhận được đánh giá và nhận xét tích cực mà người thân của người tiêu dùng để lại rất có khả năng thuyết phục cao họ sẽ chốt mua sản phẩm của bạn, bên cạnh đó họ sẽ dần tin tưởng vào thương hiệu của bạn và tạo ra thói quen tiêu dùng.

Một Số Phương Pháp Marketing Truyền Miệng Được Phổ Biến Nhất

Marketing truyền miệng bao gồm viral marketing, buzz marketing, brand blogging và community marketing.

Viral Marketing : được xem là một hình thức quảng cáo dựa vào khán giả để lan truyền thông điệp của chiến dịch liên quan đến một sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Một chiến dịch marketing được xem là “viral” và thành công khi chiến dịch đó được chia sẻ lan rộng bởi đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn bởi các công chúng.

Một ví dụ điển hình tại Việt Nam khi nhắc đến nước ngọt, mọi người sẽ có hình ảnh thương hiệu ấy trong đầu ngay, đó chính là tập đoàn nước giải khát Coca Cola ở ngành hàng F&B với chiến dịch “Shake a coke”. Một chiến dịch đem lại khá nhiều dư luận bởi quảng cáo độc lạ chưa ai sử dụng tên tiếng việt được in trên từng bao bì của chai nước ngọt, mang lại cảm giác tò mò cho khán giả mục tiêu. Đây thật sự là một chiến dịch táo bạo và thành công rực rỡ cho Coca Cola vì được công chúng chia sẻ lan truyền trên không chỉ trên mạng xã hội mà còn qua các cuộc nói chuyện giao tiếp.

Buzz Marketing : Tiếp thị buzz là tất cả chiến lược quảng cáo về việc tạo ra những yếu tố kích hoạt. Những tin tức, câu nói, hình ảnh hoặc video dễ lan truyền, dễ tạo thảo luận, tranh cãi đều có thể trở thành buzz. Công chúng càng nói nhiều về những yếu tố này, chiến dịch buzz marketing càng lan truyền nhanh hơn.

Một ví dụ khá nổi tiếng tại về ngành hàng cafe Việt Nam, khi mạng xã hội được truyền tay nhau hàng loạt những tấm hình về chiếc ly nước hologram của thương hiệu Katinat, dư luận ngày càng được thu hút đông đảo giới trẻ đến cửa hàng để mua nước uống sẽ được tặng kèm một ly hologram màu sắc rực rỡ. Đây chính là hiệu ứng buzz trong tiếp thị khi được mọi người bàn tán, tranh luận với nhau trên mạng xã hội, tăng uy tín thương hiệu và lợi nhuận cho Doanh nghiệp.

Brand Blogging : đây là hình thức quảng bá thương hiệu trên trang cá nhân của mình nhằm tạo sự tin tưởng cho các nhà tiêu dùng đối với doanh nghiệp.

Ví dụ : đây là cách mà chuỗi nhà hàng Haidilao đã thực hiện rất tốt việc marketing truyền miệng. Múa mì là chương trình mà chỉ Haidilao mới có ở tại Việt Nam. Việc múa mì tại nhà hàng khiến các khách hàng thích thú, họ đã ghi hình lại và đăng trên các diễn đàn, truyền tay nhau. Chính vì thế Haidilao luôn được lòng các khách tại Việt Nam.

Community Marketing : quảng cáo hướng tới cộng đồng là chiến lược thu hút người tiêu dùng tham gia một cách chủ động trong các hoạt động kết nối giữa nhãn hàng và các đối tượng tiềm năng.

Ví dụ về quảng cáo cộng đồng mà được khá nhiều người biết đến như một nhóm cộng đồng Ăn vặt Sài Gòn trên nền tảng Facebook, họ đã chủ yếu đăng những nội dung về các món ăn với phong cách gần gũi. Các bạn trẻ truyền thông tin cho nhau và giờ đây nhóm đã mang lại rất nhiều lượt theo dõi nhóm.

Sức mạnh lan truyền của các cộng đồng online đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận và triển khai quảng cáo được hình ảnh sản phẩm thương hiệu của mình.

Nhược Điểm Của Việc Sử Dụng Marketing Truyền Miệng Sai Cách

Như đã đề cập và một số ví dụ điển hình đã cho thấy sức mạnh của WOM và đây cũng chính là con dao hai lưỡi nếu như doanh nghiệp của bạn không tính toán kỹ lưỡng mà lại công khai cho công chúng. Vì thế nhược điểm của WOM là khó có thể kiểm soát về thời gian và cách thức xảy ra. Khách hàng có thể tự do lựa chọn và liệu họ có luôn luôn chia sẻ với bạn bè và gia đình về trải nghiệm của họ hay không.

Không phải marketing truyền miệng nào cũng mang đến một kết quả tích cực. Những khách hàng có trải nghiệm xấu sẽ có thể lan truyền cảm xúc tiêu cực của họ về sản phẩm và người thân, bạn bè của bạn cũng sẽ có xu hướng tránh xa sản phẩm của bạn.

Hoặc ví dụ điển hình ví dụ về quảng cáo của hãng hàng không VietJet, họ có thành công nhưng cũng có những người thấy đó là PR bẩn và liệu họ có còn có thiện cảm đối với hãng hàng không này hay không, thói quen của khách hàng rất quan trọng, một khi bạn tự loại bỏ công ty của bạn ra khỏi sự chọn lựa của khách hàng thì khó để khách hàng suy nghĩ chọn sản phẩm của bạn một lần nữa.

Tóm lại trên đây là một số thông tin về marketing truyền miệng cũng như đã giải đáp được những công dụng của WOM là gì dành cho các nhà marketing t đang tìm hiểu về công việc này nhằm để phục vụ các nhu cầu của mình. Hy vọng bài viết về marketing truyền miệng trên mong các nhà quảng cáo sẽ giải đáp được những thắc mắc của mình. Từ đó các bạn sẽ chọn lựa được đúng phương pháp WOM để áp dụng cho công ty của mình.

Nguồn: Ori Marketing Agency