Marketer Le Vu
Le Vu

Managing Partner @ FB Academy

Thách thức của kinh doanh F&B tại Việt Nam

THÁCH THỨC KHI KINH DOANH ẨM THỰC TẠI VIỆT NAM LÀ GÌ?

Dự báo quy mô thị trường ngành F&B tại Việt Nam sẽ đạt 678 triệu USD, với tổng số người tiêu dùng đạt 17,1 triệu người vào năm 2025 và thị trường bán lẻ sẽ đạt 82,7 tỷ USD trong giai đoạn 2022 - 2026. Đặc biệt, ngành F&B đang nỗ lực hợp tác, phát triển và mở rộng quy mô ra các nước trong khu vực. Theo công ty nghiên cứu thị trường BMI, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào GDP quốc gia. Chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng, khoảng 35% tổng chi tiêu dùng. Thế nhưng trong giai đoạn 2023 này ngành F&B tại Việt Nam đang gặp rất nhiều thách thức vì bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế và một số nguyên nhân cốt lõi sau:

1. NHÂN LỰC

Bất chấp làn sóng sa thải nhân sự trước đây do đại dịch COVID-19 và cơ cấu doanh nghiệp do khủng khoảng kinh tế, thì tốc độ mở nhà hàng tại Việt Nam hiện nay vẫn rất cao khiến nguồn nhân lực ngành trở nên khan hiếm do rất nhiều nhân lực đã bỏ việc hoặc chuyển sang các ngành nghề khác. Trước đây các doanh nghiệp thường yêu cầu nhiều tiêu chuẩn, kiểm tra nhiều thông tin. Tuy nhiên, theo một số doanh nghiệp, hiện nay họ chỉ cần tuyển đủ số lượng lao động.
Tuyển dụng sai người không chỉ khiến làm giảm bớt tiền lương hàng năm của nhân viên mà còn khiến công ty phải trả thêm các chi phí liên quan đến việc tuyển dụng


2. KHẨU VỊ
Đa số người Việt Nam vẫn chưa thực sự đón nhận xu hướng ẩm thực mới bởi văn hóa ẩm thực Á Đông và nhiều yếu tố lịch sử đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta, rất nhiều người không rõ chuỗi Cafe lớn nhất thế giới đang kinh doanh cái gì ở Việt Nam? bán cafe hay bán mô hình kinh doanh? Sản phẩm phù hợp với thị hiếu, khẩu vị của khách hàng vẫn là yếu tố cốt lõi, là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của một thương hiệu ẩm thực.
Vì vậy, vấn đề khẩu vị là mối quan tâm hàng đầu. Các thương hiệu F&B mới mặc dù mang đến những sản phẩm bắt mắt, mới lạ nhưng có nhiều đặc trưng của ẩm thực phương Tây sẽ gặp nhiều thách thức.


3. TÀI CHÍNH
Một thương hiệu muốn phát triển phải huy động thêm vốn, nhưng để làm được như vậy, thương hiệu đó cần mở rộng số lượng nhà hàng nhanh chóng và hình thức được lựa chọn thường là nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, có thể thấy rõ thách thức của nhượng quyền thương mại, đó là phải đồng nhất với chất lượng món ăn và dịch vụ cung cấp. Ở Việt Nam, người ta thường thấy những trải nghiệm khác nhau khi đi cùng một thương hiệu nhưng khác địa điểm và điều này dẫn đến vấn đề doanh nghiệp luôn khát vốn để phát triển thành một thương hiệu mạnh.
Bên cạnh đó, 90% doanh nghiệp chỉ dự trù kinh phí để hoàn thành nhà hàng mà chưa tính thêm chi phí duy trì hoạt động trong những ngày đầu khởi nghiệp. Khoảng 3 đến 6 tháng đầu sau khi khai trương là lỗi dự đoán sai khi thời gian này chủ nhà hàng chưa thể quay vòng vốn.


Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: giá thuê mặt bằng hiện vẫn còn cao là bài toán chưa giải đáp được, người lao động hiếm khi xem phục vụ là một nghề nghiêm túc, người tiêu dùng Việt Nam rất hào hứng trải nghiệm những mô hình mới nhưng sẽ nhanh chóng chán...
Tóm lại, để tồn tại doanh nghiệp F&B phải thật linh hoạt trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ, cần có chiến lược rõ ràng đủ dài và hiệu quả đối với ngành ít rào cản gia nhập nhưng tốc độ đào thải rất nhanh như ngành F&B tại Việt Nam.